Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hải dương (Trang 87 - 90)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

3.3. Đánh giá chất lƣợng hoạt động tín dụng cá nhân tại AgriBank Ch

3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại

3.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Biến động về môi trường vĩ mô:

Trong những năm qua môi trường kinh tế trong nước và quốc tế liên tục thay đổi khiến cho thị trường trở nên khó lường đòi hỏi các ngân hàng phải thích nghi nhanh với mọi biến đổi.

- Nguyên nhân từ phía khách hàng:

Tâm lý ngại đi vay, chờ đủ tiền mới thực hiện kế hoạch của bản thân hoặc huy động vốn từ người thân nếu không đủ mới tìm đến ngân hàng là hạn chế lớn nhất trong việc phát triển tín dụng cá nhân. Mặt khác, khách hàng khó chứng minh được thu nhập và khả năng trả nợ của bản thân. Đối tượng khách hàng là cán bộ công nhân viên hưởng lương là dễ chứng minh nhất nhưng đa số khách hàng cũng chỉ chứng minh được nguồn thu nhập từ lương mà không thể chứng minh được các thu nhập khác do đó hạn mức cấp tín dụng cho khách hàng không cao.

Ngoài ra, các cá nhân, hộ gia đình đôi khi còn khá lúng túng trong lựa chọn hướng đầu tư, dự án thiếu khả thi và không đủ điều kiện về mức vốn tự có để

tham gia. Các hộ gia đình có nhu cầu vay vốn rất cao nhưng họ lại không đủ điều kiện vay vốn như không có dự án khả thi, không đủ tài sản thế chấp

Đôi khi có những khách hàng cung cấp thiếu, không chính xác thông tin cho ngân hàng khiến cho cán bộ tín dụng gặp khó khăn trong khâu thẩm định dự án cho vay.

3.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng

- Chưa có sự chuyên môn hóa trong công việc:

Tính đến nay các cán bộ tín dụng ở chi nhánh vẫn phải thực hiện đầy đủ các công đoạn từ khâu tìm kiếm khách hàng, thu thập hồ sơ, thẩm định, giải ngân, thu nợ. Rõ ràng có sự mâu thuẫn lợi ích trong công việc của cán bộ tín dụng bởi vì xét về phương diện chỉ tiêu đạt được thì một cán bộ tín dụng cần đạt càng nhiều dư nợ càng tốt do đó cán bộ tín dụng này không thể làm tốt công việc của một nhân viên thẩm định được. Như vậy, hiệu quả hoạt động kinh doanh không cao do cán bộ tín dụng phải thực hiện khối lượng công việc lớn mặt khác lại tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng.

- Công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm chưa hiệu quả:

Công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm chưa đi sâu vào thực tế phát sinh, việc quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng còn nhiều hạn chế, chưa thu hút được nhu cầu của khách hàng, tính đa dạng cảu sản phẩm chưa cao. Khách hàng đến vay tại ngân hàng chủ yếu là khách hàng truyền thống hoặc qua sự giới thiệu của người thân, bạn bè. Như vậy, một lượng lớn khách hàng tiềm năng của ngân hàng chưa tiếp cận được.

- Hệ thống công nghệ chưa được chú trọng đầu tư:

Hệ thống ATM đã cũ kỹ và lạc hậu trong khi các ngân hàng khác đã triển khai các hệ thống ATM mới hiện đại với nhiều chức năng tương tác với khách hàng. Hệ thống máy tính trong ngân hàng để nhân viên làm việc chưa được

nâng cấp toàn diện, còn nhiều máy cũ với tốc độ xử lý chậm dẫn đến hiệu quả làm việc của nhân viên chưa cao.

- Công tác tiếp thị khách hàng chưa hiệu quả:

Ngân hàng vẫn chưa có một quy trình chuẩn nào hướng dẫn cụ thể thực hiện các hoạt động marketing nên trong quá trình thực hiện một số chức năng của các phòng ban còn chồng chéo. Băng rôn quảng cáo chủ yếu được treo tại các điểm, các phòng giao dịch, cán bộ phụ trách bán hàng chưa được đào tạo bài bản về kĩ năng marketing, thuyết phục khách hàng, thiếu chủ động trong việc bán chéo sản phẩm.

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hải dương (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)