Thực trạng quản lý hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc ở Việt Nam . (Trang 51 - 54)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng quản lý hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam

Nƣớc ta bắt đầu thu hút FDI từ đầu 1988, từ đó đến tháng 4/1989 Bộ Kinh tế đối ngoại (nay là Bộ Công thƣơng) cấp giấy phép và quản lý nhà nƣớc đối với FDI. Tháng 5/1989 Ủy ban nhà nƣớc về Hợp tác và Đầu tƣ - SCCI đƣợc thành lập có chức năng quản lý nhà nƣớc đối với FDI, việc cấp phép đầu tƣ và quản lý đƣợc chuyển giao cho SCCI. Năm 1993 - 1995 mặc dù một vài thành phố kiến nghị về việc phân cấp cho chính quyền địa phƣơng nhƣng Chính phủ chủ trƣơng thống nhất quản lý nhà nƣớc đối với FDI vào SCCI.

Cuối 1995 SCCI và Ủy ban Kế hoạch Nhà nƣớc hợp nhất thành Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ - MPI. Chủ trƣơng phân cấp quản lý đƣợc thực hiện.

Từ 1996 đến quý III/2006, Chính phủ phân cấp cho chính quyền tỉnh, thành phố thẩm định và cấp giấy phép các dự án FDI đƣợc giới hạn bởi quy mô vốn và lĩnh vực đầu tƣ. Trừ một số dự án FDI về dầu khí, bảo hiểm, ngân hàng, kiểm toán do các bộ cấp phép, UBND TP Hà Nội và TPHCM đƣợc cấp phép các dự án FDI có vốn đăng ký đến 10 triệu USD, các địa phƣơng khác đến 5 triệu USD, Ban quản lý KKT, KCN, KCX và KCNC (gọi tắt là Ban quản lý) đƣợc cấp phép các dự án FDI có vốn đăng ký đến 30 triệu USD. Một nghịch lý khi thực hiện là UBND tỉnh, thành phố đƣợc cấp phép những dự án không quá 5-10 triệu USD, trong khi các Ban quản lý trực thuộc UBND tỉnh, thành phố thì đƣợc cấp phép dự án đến 30 triệu USD. Các thành phố lớn còn có dự án dịch vụ, khách sạn, văn phòng cho thuê do UBND cấp phép. Các tỉnh chủ yếu là dự án công nghiệp nằm trong các KCN nên phần lớn việc cấp phép dự án FDI do Ban quản lý thực hiện12.

Sau khi Luật Đầu tƣ chung ban hành 2005 và có hiệu lực từ quý IV/2006 đến nay, trừ một số dự án chuyên ngành vẫn quy định nhƣ cũ, Chính phủ đã giao cho chính quyền địa phƣơng và Ban quản lý cấp phép các dự án FDI, đối với các dự án có tầm quan trọng quốc gia thì phải đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ chấp thuận trên cơ sở ý kiến của các bộ liên quan.

Biểu 3.4: Sơ đồ quản lý cấp phép dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

Sở KHĐT Dự án nằm ngoài KCN,KCX Dự án nằm trong KCN,KCX UBND tỉnh Chính phủ Bộ KHĐT Bộ Công thương Bộ Tài chính Dự án BOT Dự án dầu khí Dự án bảo hiểm Ngân hàng nước ngoài NHNN BQL KCN, KCX địa phương Dự án phát triển hạ tầng KCN,KCX

Chủ trƣơng phân cấp quản lý nhà nƣớc đối với FDI nhằm mục đích phát huy tính sáng tạo, ý tƣởng mới của lãnh đạo tỉnh, thành phố khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của từng địa phƣơng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, kể cả thu hút FDI.

3.2.1 Một số vƣớng mắc tồn tại trong công tác quản lý đầu tƣ nƣớc ngoài

- Hoàn thiện pháp luật liên quan đến lĩnh vực FDI còn chậm so với đòi hỏi thực tiễn quá trình phát triển và hội nhập; còn có sự thiếu đồng bộ, thậm chí có mâu thuẫn giữa các Luật liên quan trong lĩnh vực Doanh nghiệp, Đầu tƣ với pháp luật chuyên ngành... do các văn bản này đƣợc ban hành tại nhiều thời điểm khác nhau và do các Bộ, ngành khác nhau soạn thảo. Việc phân cấp triệt để công tác cấp phép, quản lý đầu tƣ cho các địa phƣơng trong bối cảnh công tác quy hoạch lãnh thổ, ngành, lĩnh vực còn thiếu và đang trong quá trình xây dựng hoàn thiện dẫn đến tình trạng mất cân đối chung trong thu hút FDI; sự thiếu đồng bộ, chƣa rõ ràng về phạm vi, đối tƣợng, trình tự thủ tục, hồ sơ, thẩm quyền giải quyết, trách nhiệm xử lý trong một số thủ tục đầu tƣ gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và cơ quan QLNN, dẫn đến việc thực hiện chƣa thống nhất do nhận thức và cách áp dụng thực hiện quy định pháp luật (ví dụ: việc xác định khái niệm về đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, doanh nghiệp có vốn ĐTNN; việc thực hiện thủ tục góp vốn mua cổ phần của Nhà đầu tư nước ngoài tại DN Việt Nam…).

- Thiếu quy chế phối hợp thực hiện cụ thể giữa các cơ quan Bộ, ngành Trung ƣơng với địa phƣơng trong thực hiện công tác thu hút đầu tƣ; thực hiện thủ tục cấp/điều chỉnh/thu hồi GCNĐT; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát sau khi cấp GCNĐT đối với các doanh nghiệp FDI.

- Thực tiễn công tác QLNN đối với hoạt động đầu tƣ cũng đã bộc lộ một số mặt hạn chế; sự quá thông thoáng trong pháp luật về doanh nghiệp, đầu tƣ đã tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà đầu tƣ trong thủ tục cấp đăng ký chứng nhận đầu tƣ ban đầu dẫn đến số lƣợng dự án đƣợc cấp phép trên địa bàn ngày càng gia tăng. Tuy nhiên dự án FDI nhìn chung còn có quy mô nhỏ (tính trung bình đạt đạt 9,7 triệu USD/1 dự án, tuy nhiên số lượng các dự án dịch vụ có quy mô nhỏ dưới 1 triệu USD ngày càng gia tăng, chiếm tỷ lệ cao khoảng 35,1% trên tổng số dự án đăng ký) các dự án quy mô lớn trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn,

có giá trị gia tăng cao còn hạn chế; và việc thiếu chế tài ràng buộc trách nhiệm của nhà đầu tƣ trong việc thực hiện dự án cũng nhƣ cơ chế xử lý vi phạm là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng một số dự án đã đƣợc cấp GCNĐT nhƣng không đƣợc triển khai theo đúng tiến độ, gây lãng phí nguồn lực đất đai, tài nguyên, ảnh hƣởng môi trƣờng đầu tƣ và suy giảm lòng tin của xã hội về tính hiệu quả trong hoạt động thu hút ĐTNN. Bên cạnh đó, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan QLNN trong công tác kiểm tra, giám sát đối với các dự án đã đƣợc cấp chƣa đƣợc hoàn thiện kịp thời trong bối cảnh thực hiện chế độ phân cấp toàn diện cho các địa phƣơng cũng gây nhiều khó khăn trong hoạt động quản lý đầu tƣ.

- Ý thức chấp hành nghĩa vụ báo cáo định kỳ của các doanh nghiệp FDI vẫn chƣa cao, tỷ lệ thực hiện đạt thấp (khoảng 25-30%). Do vậy, việc nắm bắt thông tin giám sát quản lý sau đầu tƣ của cơ quan QLNN rất khó khăn trong điều kiện các quy định, và chế tài xử lý vi phạm của doanh nghiệp còn thấp, chƣa mang tính chất răn đe; chƣa có quy định pháp luật cụ thể về quy trình, điều kiện, thủ tục xử lý thu hồi GCNĐT đối với những DN có vi phạm pháp luật (không có ở trụ sở đăng ký, bỏ trốn mất tích, không thực hiện nghĩa vụ báo cáo thống kê, không thực hiện đúng nội dung đầu tƣ…) dẫn đến khó khăn trong việc phối hợp quản lý và xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc ở Việt Nam . (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)