Đặc điểm của FDI Trung Quốc tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc ở Việt Nam . (Trang 67)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.6. Đánh giá đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam

3.6.3. Đặc điểm của FDI Trung Quốc tại Việt Nam

Về quy mô dự án và vốn đầu tư

Các dự án đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc thƣờng có quy mô bé và đa phần từ các công ty nhỏ lẻ tại các địa phƣơng có vị trí địa lý gần Việt Nam. Các nhà đầu tƣ nằm trong Top 10 nhà đầu tƣ lớn nhất tại Việt Nam đều có những dự án lớn xấp xỉ 300-400 triệu USD cho đến 1-2 tỷ USD, cá biệt có dự án gần 10 tỷ USD, trong khi dự án lớn nhất từ Trung Quốc là Công ty TNHH thép Fuco tại tỉnh Bà rịa-Vũng Tàu với tổng vốn đầu tƣ là 180 triệu. Hơn nữa, chƣa có sự xuất hiện của các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia của Trung Quốc tại Việt Nam. So với FDI của hai nƣớc Đông Bắc Á là Nhật Bản và Hàn Quốc thì quy mô bình quân vốn của dự án FDI Trung Quốc chỉ bằng 1/3; chƣa có dự án quy mô lớn, công nghệ cao tác động đến tăng trƣởng, thu ngân sách, xuất khẩu, nhƣ Samsung, LG của Hàn Quốc, hay Canon, Toyota, Honda của Nhật Bản.

Về lĩnh vực đầu tư

Lĩnh vực đầu tƣ trực tiếp của các đối tác lớn tại Việt Nam nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hong Kong... đa dạng trên nhiều lĩnh vực nhƣ sản xuất chế biến, xây dựng, kinh doanh, nông nghiệp, bất động sản...Đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam lại chủ yếu là sản xuất, chế biến và khai khoáng. Các lĩnh vực mà nhà đầu tƣ Trung Quốc có lợi thế nhƣ nông nghiệp, dịch vụ, cơ sở hạ tầng...thì rất ít hoặc không có.

3.6.4. Tác động tích cực và tồn tại của đầu tư Trung Quốc tại Viê ̣t Nam

3.6.4.1. Tác động tích cực :

Bổ sung nguồn vốn, góp phần phát triển KT-XH

Việt Nam đã trở thành nƣớc có thu nhập trung bình, điều này khiến cho các nguồn vốn viện trợ, vốn vay ƣu đãi và các khoản vay tín dụng quốc tế khác sẽ

không còn nhiều sự ƣu đãi. Trong khi nhu cầu về vốn để phát triển, đặc biệt là phát triển bền vững các ngành kinh tế xã hội vô cùng quan trọng. Trong vài năm gần đây, đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc gia tăng nhanh cả về dự án lẫn vốn đầu tƣ, đây là nguồn vốn quan trọng đóng góp chung vào vai trò của vốn FDI trong việc phát triển kinh tế, xã hội đất nƣớc.

Tăng kim ngạch xuất khẩu, mở rộng thị trường quốc tế

Xuất khẩu hàng hóa từ các dự án đầu tƣ của Trung Quốc là cần thiết với giai đoạn đầu tiên khi Việt Nam mở cửa hội nhập quốc tế. Không chỉ giúp hàng hóa Việt Nam có mặt tại thị trƣờng thế giới mà còn bƣớc đầu tiếp cận các thị trƣờng châu Á cũng nhƣ chính bản thân thị trƣờng nội địa đầy tiềm năng của Trung Quốc.

Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa

Các dự án đầu tƣ của Trung Quốc trong 10 năm trở lại đây đã chuyển hƣớng từ công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng sang các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ, nông nghiệp…Ngoài ra, việc đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc đã có 56/63 tỉnh thành đã góp phần đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa, hiện đại hóa các địa phƣơng nghèo, thu hẹp chênh lệch phát triển giữa các tỉnh khó khắn phía Bắc với các vùng khác của Việt Nam.

Đóng góp vào ngân sách nhà nước

Cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp nƣớc ngoài tại Việt Nam, các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tƣ, kinh doanh tại Việt Nam có sự đóng góp nhất định vào ngân sách nhà nƣớc, sự đóng góp này cũng tăng nhanh theo số lƣợng các dự án của Trung Quốc tại Việt Nam.

Cải thiện cán cân thương mại và cán cân thanh toán

Khi nguồn vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam ngày một tăng thì tác động của doanh nghiệp FDI của Trung Quốc đối với cán cân thanh toán Việt Nam là hoàn toàn tích cực. Tuy nhiên, tác động tích cực chỉ xảy ra khi : Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp này tăng (nhƣng không tăng về kim ngạch nhập khẩu) ; FDI của Trung Quốc tập trung vào những ngành mà Việt Nam có lợi thế so sánh,

những ngành có hƣớng xuất khẩu chứ không phải vào những ngành thay thế nhập khẩu hoặc đƣợc bảo hộ.

Giải quyết thất nghiệp, tăng năng suất lao động và cải thiện nguồn nhân lực

Các dự án đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc cũng đã góp phần nhất định vào tạo việc làm, nâng cao mức sống của ngƣời lao động. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề FDI Trung Quốc tăng năng suất lao động và cải thiện nguồn nhân lực đến mức độ nào thì phụ thuộc vào một số yếu tố sau :kĩ năng và kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, kĩ thuật và công nghệ của sản phẩm đầu ra và mức độ chuyển giao công nghệ. Mà các yếu tố trên thƣờng là các vấn đề đang còn thiếu của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam hiện nay.

3.6.4.2. Một số vấn đề tồn tại

Cùng với việc đi sâu hội nhập kinh tế quốc tế , mở cƣ̉a thi ̣ trƣờng , Viê ̣t Nam ngày càng hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài . Đối với Trung Quốc khi đầu tƣ vào Việt Nam có những điều kiện thuâ ̣n lợi mà không phải bất kỳ nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nào cũng có . Tuy nhiên, do có nhiều nhân tố , cả khách quan lẫn chủ quan , cả bên ngoài và bên trong tác đô ̣ng , dẫn tới qui mô đầu tƣ còn hạn chế của Trung Quốc tại Việt Nam trong thời gian qua. Có thể nhận thấy , FDI của Trung Quốc vào Viê ̣t Nam thời gian qua thực sự chưa tương xứng với tiềm năng và điều kiê ̣n hiê ̣n có , vẫn ở quy mô nhỏ , chủ yếu trong các lĩnh vƣ̣c sản xuất thông thƣờng . Cho đến nay theo bảng xếp ha ̣ng , FDI của Trung Quốc tại Việt Nam mới đứng thứ 9/101 nƣớc và vùng lãnh thổ có đầu tƣ ta ̣i Viê ̣t Nam , với 1.092 dƣ̣ án còn hiê ̣u lƣ̣c , tổng vốn đăng ký 7,9 tỷ USD14

. Bên cạnh các mặt tích cực nói trên, đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam cũng còn một số vấn đề tồn tại, cụ thể nhƣ sau :

Dòng FDI chưa phù hợp với định hướng phát triển các ngành kinh tế

FDI của Trung Quốc chủ yếu tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo, bất động sản, dịch vụ và may mặc đều là những lĩnh vực sử dụng nhiều lao động và rất ít trong lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp là những lĩnh vực Việt Nam đang khuyến khích,

ƣu đãi đầu tƣ. Số lƣợng dự án khai khoáng cũng không ít, đây là lĩnh vực đầu tƣ mà Việt Nam không khuyến khích vì ít có tác động lan tỏa để phát triển KTXH.

Yếu kém trong chuyển giao công nghệ

Mục tiêu của Trung Quốc là dịch chuyển các cơ sở sản xuất sử dụng nhiều lao động, mức lƣơng rẻ và công nghệ không cao ra nƣớc ngoài. Những công nghệ mà các doanh nghiệp Trung Quốc chuyển vào Việt Nam thƣờng là không hiện đại, hiệu quả sản xuất thấp và ảnh hƣởng đến môi trƣờng. Đây chính là hạn chế lớn nhất của các doanh nghiệp FDI Trung Quốc tại Việt Nam.

Thiếu kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp

Các doanh nghiệp FDI Trung Quốc thƣờng mang những cách quản trị, điều hành doanh nghiệp tƣơng tự với công ty mẹ tại Trung Quốc để quản lý các doanh nghiệp đầu tƣ ở nƣớc ngoài. Điều này ít nhiều ảnh hƣởng đến chất lƣợng và hiệu quả điều quản lý đối với các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam. Rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam đã để xảy ra tình trạng bãi công, đình công của hàng loạt công nhân do những bức xúc, mâu thuẫn từ cách thức quản trị, điều hành doanh nghiệp của chủ doanh nghiệp.

Vấn đề việc làm của lao động trong nước

Các dự án đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc thƣờng sử dụng nhiều lao động Trung Quốc cho các vị trí, nhiều dự án còn sử dụng (bất hợp pháp) lao động phổ thông từ Trung Quốc sang (theo đƣờng du lịch) hoặc làm giả các chứng nhận tay nghề, trình độ của chuyên gia, thợ kĩ thuật (đƣợc phép sử dụng) cho các lao động phổ thông để làm việc tại Việt Nam. Việc này đã có những hệ lụy nhƣ xảy ra hiện tƣợng vi phạm pháp luật, gây mất trật tự an ninh địa phƣơng…

Tuy nhiên, ảnh hƣởng lớn nhất ở đây là những dự án này đã không giải quyết đƣợc việc làm cho các lao động tại địa phƣơng có dự án.

Cạnh tranh thị trường với doanh nghiệp nội địa

Việc có đƣợc nguồn nguyên liệu dồi dào, công nghệ sẵn có cộng với giá thành sản xuất (điện, nƣớc, lao động…) rẻ hơn so với Trung Quốc, một số doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam đã cung cấp và chiếm lĩnh thị trƣờng đối với một

số mặt hàng. Ngoài ra, các ƣu đãi (thuế, giá thuê đất…) khi đầu tƣ, kinh doanh tại một số địa bàn đã tạo cho các doanh nghiệp Trung Quốc có những lợi thế nhất định so với doanh nghiệp nội địa Việt Nam. Tình trạng này lâu dài sẽ không chỉ ảnh hƣởng tới thị trƣờng nội địa của các doanh nghiệp trong nƣớc mà còn là thị trƣờng xuất khẩu các mặt hàng trên ra nƣớc ngoài.

Vi phạm pháp luật về môi trường, chuyển giá

Do sử dụng các dây truyền, máy móc cũ, sử dụng nhiên liệu và phát thải ô nhiễm trên tiêu chuẩn cho phép nên một số doanh nghiệp Trung Quốc đã bị các cơ quan chức năng của Việt Nam phát hiện và xử lý. Gần đây, việc chuyển giá của một số doanh nghiệp FDI Trung Quốc đã gây ra tình trạng lỗ giả, lãi thật. Mặc dù đây là vấn đề xảy ra với hầu nhƣ doanh nghiệp của các nƣớc tại Việt Nam, tuy nhiên so với tỉ lệ số dự án đầu tƣ và số vụ việc bị phát hiện, xử lý thì doanh nghiệp FDI Trung Quốc là khá cao.

CHƢƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ KHUYẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM TĂNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP TỪ

TRUNG QUỐC TẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

4.1. Quan điểm về đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc ở Việt Nam

4.1.1. Những cơ hội mới

Chiến lược đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc sẽ được tăng cường với tốc độ cao trong những năm tới

Trong thời gian tới, Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tƣ ra nƣớc ngoài với mục đích sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, xuất khẩu, tăng cƣờng chuyển giao công nghệ. Ngoài ra, việc đồng nhân dân tệ (NDT) tăng giá so với đồng USD đã thúc đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc phải tìm kiếm những thị trƣờng sản xuất có lợi thế cạnh tranh hơn nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

Tiềm lực kinh tế của Trung Quốc đã lớn mạnh

Sau nhiều năm tăng trƣởng liên tục cùng với các chính sách mở cửa kinh tế, nền kinh tế Trung Quốc đã lớn mạnh và đứng thứ hai thế giới. Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng lớn mạnh vƣợt bậc về mọi mặt: vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý-kinh doanh. Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng phát triển đa dạng về hình thức, xuất hiện nhiều công ty, tập đoàn đa quốc gia. Những công ty này đã tích lũy khá đủ vốn và kinh nghiệm để có thể vƣơn ra thị trƣờng nƣớc ngoài để cạnh tranh trên một không gian rộng hơn.

Chính phủ cũng như doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng quan tâm nhiều đến thị trường Việt Nam

Trong thời gian gần đây, chính phủ cũng nhƣ các doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng quan tâm đến thị trƣờng Việt Nam. Nguyên nhân chính nhƣ sau:

Thứ nhất, giữa hai nƣớc có sự gần gũi về địa lý, cùng là châu Á nên có nhiều tƣơng đồng về văn hóa, lịch sử cũng nhƣ một số tập quán.

Thứ hai, Việt Nam với vị trí cửa ngõ của Đông Nam Á, thị trƣờng sôi động với hơn 500 triệu dân nhiều tiềm năng cho phát triển đầu tƣ, thƣơng mại và du lịch.

Thứ ba, trình độ và công nghệ của Trung Quốc phù hợp với điều kiện sản xuất của Việt Nam.

Khu vực châu Á, nhất là Đông Nam Á, đang phục hồi khá nhanh sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và vẫn là điểm hấp dẫn của FDI

Đầu tƣ quốc tế thế giới trong những năm tới sẽ tiếp tục ảm đạm và khó khăn mặc dù đã có một số xu hƣớng tích cực. Tuy nhiên, các nƣớc mới nổi và đặc biệt là các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam sẽ vẫn là những điểm sáng trong bức tranh đầu tƣ toàn cầu.

Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức và cơ hội lớn

Việt Nam đƣợc đánh giá là quốc gia dễ tổn thƣơng nhất trong các nền kinh tế châu Á trƣớc sự biến động của kinh tế thế giới vì tình trạng lạm phát và doanh nghiệp nội địa chƣa đủ mạnh, hệ thống ngân hàng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong những năm tới, nên kinh tế Việt Nam vừa phải khắc phục hậu quả của những năm trƣớc, vừa phải bắt đầu tái cơ cấu theo mô hình kinh tế tăng trƣởng mới. Tuy nhiên, với việc Việt Nam sắp hoàn tất đàm phán các Hiệp định thƣơng mại tự do với Hàn Quốc, EU...cũng nhƣ TPP sẽ tạo ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài. Bở i vâ ̣y nhiều nhà đầu tƣ Trung Quốc đã tới Viê ̣t Nam xây dƣ̣ng nhà máy sản xuất nguyên vâ ̣t liê ̣u nhằm tâ ̣n du ̣ng cơ hô ̣i tƣ̀ các hiê ̣p đi ̣nh dành cho Viê ̣t Nam.

4.1.2. Những thách thức

Quan hệ kinh tế nói chung và đầu tư nói riêng chịu ảnh hưởng từ quan hệ chính trị giữa hai nước

Quan hệ đầu tƣ giữa hai nƣớc sẽ tăng, giảm rồi trồi sụt tùy theo quan hệ chính trị tốt đẹp hay căng thẳng giữa hai nƣớc. Sự kiện HD981 của năm 2014 đã ảnh hƣởng trực tiếp đến một số doanh nghiệp Trung Quốc đầu tƣ tại Việt Nam cũng nhƣ gây e ngại cho các doanh nghiệp có kế hoạch đầu tƣ tại Việt Nam.

Cạnh tranh đầu tư trong khu vực rất lớn

Nhận thức đƣợc vai trò và tầm quan trọng của FDI, Việt Nam đã chuyển đổi và ban hành nhiều chính sách FDI, môi trƣờng đầu tƣ mặc dù đã đƣợc cải thiện, nhƣng so với nhiều nƣớc trong khu vực và đặc biệt là Trung Quôc thì chƣa đủ hấp

dẫn các nhà đầu tƣ lớn. Đối với Việt Nam, cuộc cạnh tranh thu hút đầu tƣ trong khu vực ASEAN không chỉ với Indonexia, Philipine mà còn với cả Myanmar, một quốc gia nhiều tiềm năng mới thực hiện chính sách mở cửa vài năm nay.

Môi trường và chính sách thu hút đầu tư kém cạnh tranh

So với các nƣớc đang phát triển, hệ thống luật pháp Việt Nam còn tồn tại một số bất cập, bên cạnh tình trạng thiếu tính ổn định, hay chồng chéo là tính minh bạch và khả thi của luật pháp. Khi áp dụng quản lý lại thiếu sự quyết liệt, chƣa đủ sức răn đe đối với các doanh nghiệp Trung Quốc vi phạm.

d.Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, quy định về đầu tư cho doanh nghiệp Trung Quốc đã, đang và sẽ đầu tư vào Việt Nam còn yếu

Quản lý nhà nƣớc về xúc tiến đầu tƣ (XTĐT) với các doanh nghiệp nƣớc ngoài, đặc biệt doanh nghiệp Trung Quốc còn hạn chế. Chƣa có cơ quan quản lý, điều phối, tổ chức hoạt động XTĐT, tuyên truyền về chính sách, quy định về đầu tƣ, kinh doanh tại Việt Nam đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tƣ Trung Quốc. Ngoài ra, việc kêu gọi, thu hút đầu tƣ từ Trung Quốc vào một số ngành, lĩnh vực mà ta có nhu cầu nhƣ giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, công nghệ cao... lại chƣa đƣợc quan tâm. Hình thức XTĐT, tuyên truyền tại chỗ (công tác hỗ trợ nhà đầu tƣ Trung Quốc đang hoạt động tại Việt Nam) chƣa phát huy đƣợc hiệu quả tối đa mà chỉ dừng ở việc kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc ở Việt Nam . (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)