Giải pháp về cơ chế cho vay đối với hộ gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách Nghệ An cho các huyện thuộc chương trình 30A tỉnh Nghệ An (Trang 81 - 85)

3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý tín dụng hộ nghèo tạ

3.2.3. Giải pháp về cơ chế cho vay đối với hộ gia đình

3.2.3.1. Mở rộng hình thức cho vay

Tại các huyện 30A của tỉnh Nghệ An trong những năm qua đối tƣợng sử dụng vốn của NHCSXH còn đơn điệu; trong đó, chăn nuôi trâu, bò là chính, các ngành nghề và dịch vụ chƣa nhiều do đó, hiệu quả kinh tế đối với vốn vay NHCSXH còn hạn chế.

Đối với hộ nghèo việc đầu tƣ vào ngành nghề mới là rất khó khăn, vì điều kiện tiếp cận thị trƣờng hạn chế; tâm lý sợ rủi ro. Để đồng vốn sử dụng

có hiệu quả cao thì phải đầu tƣ vào nhiều lĩnh vực khác nhau, nhất là các ngành nghề mới nhƣ: Dự án chăn nuôi lợn siêu nạc, dự án trồng rau sạch, dựán nuôi cá... Muốn đa dạng hoá các ngành nghề đầu tƣ, thì một mặt hộ nghèo phải chủ động tìm đối tƣợng đầu tƣ phù hợp; mặt khác, đòi hỏi phải có sự giúp đỡ định hƣớng của các cấp, các ngành ở TW và địa phƣơng; mở nhiều nhà máy tiêu thụ sản phẩm; nhiều lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho ngƣời dân

3.2.3.2. Nâng cao chất lượng việc huy động tiền gửi tiết kiệm qua các tổ Tiết kiệm và vay vốn

Hầu hết những ngƣời tham gia gửi tiền tiết kiệm qua tổ TK&VV đều đang có dƣ nợ vay vốn ở Ngân hàng CSXH. Vì vậy, mục tiêu chủ yếu khi họ tham gia gửi tiền tiết kiệm hàng tháng đó là gom góp để trả dần số tiền nợ gốc, giảm gánh nặng thanh toán cuối kỳ. Ngoài ra, với số tiền tiết kiệm qua tổ, ngƣời gửi cũng có thể thanh toán tiền lãi hàng tháng khi cần để đảm bảo đúng hạn và đúng lịch thu lãi của ngân hàng. Một số hộ khi cần có thể rút tiền để phục vụ nhu cầu cuộc sống.

Nhƣ vậy, dẫu quy mô còn nhỏ nhƣng ngƣời nghèo đã đƣợc làm quen và hƣởng lợi ích từ sản phẩm tiền gửi tiết kiệm của mình. Mang lợi ích thiết thực đến với ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách - mục tiêu mà chƣơng trình huy động tiền gửi qua tổ TK&VV hƣớng đến đang đƣợc khẳng định bằng những kết quả thực tiễn. Tiếp tục chỉ đạo phát triển việc huy động tiết kiệm qua tổ TK&VV về cả chiều rộng và chiều sâu, thời gian tới, Ngân hàng CSXH phải phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hội, đoàn thể và ban giảm nghèo các địa phƣơng làm tốt công tác tuyên truyền, vận động; tiếp tục củng cố, chấn chỉnh, nâng cao chất lƣợng hoạt động của các tổ TK&VV để đảm bảo tất cả các tổ TK&VV đều thực hiện đƣợc nhiệm vụ huy động tiền gửi tiết kiệm của tổ viên một cách hiệu quả; tăng cƣờng công tác quản lý, giám sát

của ngân hàng và phát huy sự tham gia giám sát của các thành viên để đảm bảo đồng vốn huy động phát triển an toàn, mang lại nhiều lợi ích cho ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách.

3.2.3.3. Mức cho vay, thời hạn cho vay linh hoạt theo dự án và đối tượng vay vốn ở từng vùng

Để công cuộc XĐGN thực hiện nhanh và bền vững, trong cho vay hộ nghèo nên chuyển hình thức đầu tƣ cho vay nhỏ lẽ nhƣ hiện nay, sang cho vay theo dự án vùng và tiểu vùng (dự án chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà..., trồng sắn, chè, trồng rừng).

Lập dự án vùng theo quy mô toàn xã, có từ 150- 200 hộ chia thành nhiều tổ, mỗi tổ khoảng 40 ngƣời; với dƣ nợ 3- 4 tỷ đồng/dự án. Dự án tiểu vùng lập theo thôn bản hoặc 02- 03 thôn bản liền kề, quy mô từ 80- 100 hộ, dƣ nợ 1,6- 2 tỷ đồng/dự án; thời gian cho vay căn cứ vào chu kỳ sản SXKD của đối tƣợng vay để xác định. Thực hiện phân kỳ trả nợ gốc theo từng năm, lãi trả hàng tháng.

Về vốn đáp ứng tối đa nhu cầu xin vay của hộ.

Định kỳ hàng năm phải có sơ kết, hết thời gian thực hiện dự án có tổng kết hiệu quả dự án mang, rút ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.

3.2.3.4. Củng cố, hoàn thiện tổ Tiết kiệm & vay vốn

Tăng cƣờng hơn nữa về năng lực và tinh thần trách nhiệm của BQL Tổ TK&VV:

- Bên cạnh tập huấn thƣờng xuyên và tập huấn bổ sung về nghiệp vụ ủy thác, BQL tổ cần phải đƣợc trang bị thêm về kiến thức quản lý và kỹ năng làm việc: Ghi chép sổ sách, điều hành các cuộc họp tổ, giao tiếp với ngân hàng...

- BQL tổ cũng cần tăng cƣờng theo dõi, quản lý chặt địa bàn để biết rõ hoàn cảnh của từng hộ vay; tổ chức sinh hoạt tổ thƣờng xuyên nhƣ đã qui

định tại biên bản họp thành lập tổ. Thông qua các buổi sinh hoạt tổ giúp thành viên chia sẻ kinh nghiệm để sử dụng vốn tốt hơn, đồng thời giúp cho BQL tổ thu lãi dễ dàng hơn, tăng cƣờng sự gắn bó giữa các tổ viên với tổ viên, với BQL Tổ TK&VV.

- Nâng cao chất lƣợng của việc bình xét cho vay: Bình xét chính xác hộ vay vừa đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu chính sách tín dụng ƣu đãi của chính phủ đồng thời bảo toàn đƣợc nguồn vốn, tránh đƣợc hiện tƣợng sử dụng vốn sai mục đích. Vì vậy nâng cao chất lƣợng bình xét cho vay là vấn đề mà BQL Tổ TK&VV và các Hội đoàn thể nhận ủy thác cần hết sức chú trọng.

- Phối hợp tốt và chịu sự quản lý của Trƣởng thôn: Trƣởng thôn là ngƣời có tiếng nói trong thôn và đã đƣợc NHCSXH ủy thác việc tuyên truyền phổ biến các chính sách tín dụng ƣu đãi, giám sát việc bình xét cho vay và sử dụng vốn vay, xử lý nợ bị rủi ro trên địa bàn thôn... Vì vậy BQL Tổ TK&VV cần phải phối hợp tốt với trƣởng thôn và phải chịu sự quản lý của trƣởng thôn trong quá trình thực hiện các hoạt động ủy nhiệm của tổ mình quản lý.

- Kiên trì giải thích, hƣớng dẫn hộ vay, không làm thay làm hộ hộ vay: Bài học ở một số địa phƣơng cho thấy khi Tổ trƣởng điền hộ vào đơn xin vay vốn và phƣơng án sử dụng vốn vay (Mẫu 01/TD) dẫn đến các hộ vay không nhớ rõ số tiền vay và thời điểm trả nợ nên bị động, lúng túng khi đến hạn trả. Vì vậy, BQL Tổ TK&VV tuyệt đối không đƣợc làm hộ, làm thay hộ vay mà phải kiên trì giải thích hƣớng dẫn hộ vay hoàn tất thủ tục xin vay vốn.

- Làm rõ trách nhiệm của hộ vay ngay từ khi kết nạp vào tổ (khi vay lần đầu): Thực tế cho thấy nhiều hộ vay vốn (đặc biệt là các hộ nghèo) có suy nghĩ rằng đây là nguồn vốn của Nhà nƣớc giúp ngƣời nghèo nên chƣa nhận thức rõ trách nhiệm phải hoàn trả vốn vay. Vì vây, BQL tổ và các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác cần tuyên truyền, phổ biến rõ trách nhiệm trả lãi và nợ

gốc tiền vay đối với hộ vay ngay từ ban đầu khi kết nạp vào tổ và khi bình xét cho vay món vay đầu tiên.

3.2.3.5. Tăng cường kiểm soát việc sử dụng vốn vay

Công tác kiểm tra, giám sát có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động tín dụng, nó là một trong những điều kiện để đảm bảo hiệu quả tín dụng, hiệu quả sử dụng vốn của hộ nghèo. Nó giúp ngân hàng ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót trong hoạt động tín dụng; nâng cao chất lƣợng và hiệu quả tín dụng; hạn chế nợ quá hạn. Đối với NHCSXH hiện nay cơ chế giải ngân tín dụng thực hiện ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn; việc bình xét hộ vay, mức vay, thời hạn vay đƣợc thực hiện tại tổ vay vốn; có sự kiểm tra của tổ chức hội và phê duyệt của UBND cấp xã; hộ nhận tiền vay, trả nợ (gốc, lãi)... tại điểm giao dịch của NHCSXH tại xã. Do đó, việc kiểm tra giám sát có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động của NHCSXH. Phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của Ban đại diện HĐQT các cấp, tổ chức chính trị xã hội nhận uỷ thác và ngƣời dân.

Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của ngƣời vay theo hình thức đối chiếu công khai (mẩu số 06/TD) và thông báo kịp thời cho ngân hàng cho vay về các đối tƣợng sử dụng vốn sai mục đích, vay ké, bỏ trốn, chết, mất tích, bị rủi ro do nguyên nhân khách quan, để có biện pháp xử lý kịp thời. Kết hợp với tổ tiết kiệm vay vốn và chính quyền địa phƣơng xử lý các trƣờng hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn, hƣớng dẫn ngƣời vay lập hồ sơđề nghị xử lý nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan (nếu có).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách Nghệ An cho các huyện thuộc chương trình 30A tỉnh Nghệ An (Trang 81 - 85)