Các chính sách phát triển ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngành công nghệp điện tử việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 45 - 52)

Chƣơng 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

2.1. Tổng quan ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam giai đoạn 2003-2009

2.1.2. Các chính sách phát triển ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam

2.1.2.1. Giai đoạn trước khi gia nhập WTO (2003-2006)

Trong giai đoạn này, cùng với việc thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN theo CEPT/AFTA, theo đó các mặt hàng điện tử, điện lạnh dân dụng (tivi, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa...) nhập khẩu nguyên chiếc, kể cả linh kiện và phụ tùng sẽ có mức cắt giảm mạnh từ 50% trong một thời gian dài trước đó xuống 20% vào tháng 7/2003 và chỉ còn 5% ngay từ 1/1/2006, Việt Nam đã áp dụng nhiều chính sách ưu đãi để thúc đẩy phát triển ngành CNĐT.

* Chính sách ưu đãi thuế: Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong lĩnh vực điện tử đã được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu phụ tùng, linh kiện ở mức 0-30% và trang thiết bị sản xuất 0%. Ngay cả thuế thu nhập doanh nghiệp cũng được hưởng mức ưu đãi 0- 15% thay vì 28% như các doanh nghiệp khác.

Tuy nhiên, chính sách ưu đãi thuế đối với phụ tùng, linh kiện nhập khẩu vào Việt Nam còn chưa rõ ràng và thiếu linh hoạt do có quá nhiều hạng mục linh kiện điện tử. Hơn nữa, thủ tục thông quan hàng nhập khẩu đối với phụ tùng, linh kiện còn gây nhiều khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, do việc xác định trị giá tính thuế đối với từng hạng mục quá phức tạp, thời gian thông quan kéo dài. Điều đó đã làm tăng chi phí và giảm cơ hội của các doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử trong nước.

2 Theo http://www.eetasia.com/ART_8800581605_480300_NT_8b3e1c95.HTM

47

* Chính sách khuyến khích nội địa hóa: Để bảo hộ thị trường nội địa, Việt Nam đã duy trì áp dụng mức thuế quan cao đối với một số loại linh kiện, bộ phận điện tử nhập khẩu nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa. Mặc dù từ năm 2006, thuế suất đánh trên các loại linh kiện, bộ phận nhập khẩu từ các nước ASEAN giảm xuống còn 5% theo CEPT/AFTA, nhưng các công ty lắp ráp tại Việt Nam vẫn phải tiếp tục nhập khẩu nhiều loại linh kiện, bộ phận từ Nhật Bản và các nước khác ngoài ASEAN với thuế suất cao hơn nhiều. Lý do là vì các linh kiện, chi tiết này trong nước không thể sản xuất được, hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng những yêu cầu về thông số kỹ thuật cũng như độ chính xác, hơn nữa ASEAN cũng chưa thể cung cấp toàn bộ các loại linh kiện, bộ phận với phẩm chất và giá thành tương đương các nước khác. Ví dụ: tivi nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN với thuế suất chỉ có 5%, trong khi thuế suất nhập khẩu nhiều loại linh kiện để lắp ráp tivi trong nước từ các nước ngoài ASEAN vẫn rất cao như cuộn biến áp (28%), cầu chì (29%), phím nguồn, phím điều khiển (18%), các chi tiết nhựa (18%)... Tương tự, linh phụ kiện để lắp ráp, sản xuất màn hình máy tính có thuế suất thuế nhập khẩu ở mức 8%, trong khi thuế nhập khẩu màn hình nguyên chiếc từ ASEAN chỉ có 5%. Chính điều đó đã làm tăng giá thành sản phẩm lắp ráp trong nước vì CNHT chưa phát triển, các doanh nghiệp phải nhập khẩu phần lớn linh kiện, bộ phận từ nước ngoài với chi phí cao vì thuế quan cao, dẫn đến giảm năng lực cạnh tranh của các mặt hàng điện tử Việt Nam với các sản phẩm nguyên chiếc giá rẻ nhập khẩu từ ASEAN mà chủ yếu là Thái Lan.

Chính sách vừa giữ mức thuế quan cao đối với linh kiện, bộ phận nhập khẩu, vừa cho tự do nhập khẩu sản phẩm nguyên chiếc trong khuôn khổ CEPT/AFTA trong giai đoạn này, đặt ngành CNĐT của Việt Nam trước một thách thức rất lớn là không thể cạnh tranh được với hàng nhập từ ASEAN và Trung Quốc ngay chính trên thị trường nội địa chứ chưa nói tới thị trường thế giới. Nhiều công ty đa và xuyên quốc gia (MNCs/TNCs) có thể sẽ phải đóng cửa nhà máy tại Việt Nam, chuyển năng lực sản xuất sang các nước khác trong khu vực như Thái Lan, nơi có qui mô sản xuất lớn với các ngành CNHT đã phát triển (phần lớn những công ty đang sản xuất đồ điện tử, điện gia dụng, xe hơi... tại Việt Nam cũng là những công ty sản xuất qui mô lớn tại Thái Lan).

* Chính sách khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài:

Ngành CNĐT là một ngành công nghiệp đặc thù, sản phẩm chứa đựng hàm lượng công nghệ, chất xám cao, giá trị tạo ra trên một đơn vị sản phẩm là rất lớn, cần phải được

48

đầu tư lớn cả về vốn, công nghệ máy móc và trình độ kỹ thuật tiên tiến, trong khi chu kỳ sản phẩm trên thị trường có xu hướng ngày càng rút ngắn... Vì vậy, với thực trạng của công nghiệp điện tử Việt Nam thời kỳ này, việc tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài là một trong những trọng tâm được ưu tiên hàng đầu và là một quyết sách đúng đắn trong chiến lược phát triển ngành. Đây là con đường nhanh nhất để Việt Nam có thể đi vào các lĩnh vực công nghệ hiện đại, thiết kế, chế tạo sản phẩm chất lượng cao, là cơ hội tốt để đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật...

Để khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài phát triển ngành CNĐT, môi trường đầu tư ở Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, với việc cải cách thủ tục hành chính, đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, tạo thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các liên doanh với nước ngoài trong lĩnh vực CNĐT vào hoạt động. Bên cạnh đó là việc dành những ưu đãi miễn/giảm thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn/giảm tiền thuê, sử dụng đất cho các doanh nghiệp này. Những quy định trong Luật đầu tư số 59/2005/QH11 được Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực từ ngày 01/07/2006 (áp dụng đối với nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, thay thế Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài năm 2000 và Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998) đã thể hiện rõ những chính sách ưu đãi đó, đặc biệt đối với các lĩnh vực ưu đãi đầu tư như sử dụng kỹ thuật hiện đại, công nghệ cao, công nghệ thông tin, đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, trong đó có lĩnh vực CNĐT.

* Các chính sách ưu đãi khác: Ngoài ưu đãi thuế, các doanh nghiệp điện tử còn được hưởng các khoản vay tín dụng ưu đãi và trợ cấp xuất khẩu, trợ cấp thay thế nhập khẩu, nhất là với các sản phẩm điện tử được chọn là sản phẩm công nghiệp trọng điểm như máy tính, tivi màu...

Nhìn chung, bên cạnh những tác động tích cực khuyến khích và tạo điều kiện phát triển ngành CNĐT trong nước (điển hình là tốc độ tăng trưởng vượt bậc của kim ngạch xuất khẩu năm 2004 so với 2003 tới 59,9% và năm 2005 là 32,7%), các chính sách ưu đãi cho ngành CNĐT nói trên cũng đã dẫn đến những hiệu quả tiêu cực.

- Mặc dù thoả mãn nhu cầu thị trường nội địa về các sản phẩm điện tử tiêu dùng thông dụng, song chính vì các doanh nghiệp chỉ tập trung vào các sản phẩm, dự án được

49

hưởng ưu đãi mà không coi trọng khâu nghiên cứu, thiết kế, phát triển sản phẩm mới, nên cơ cấu sản phẩm đã bị mất cân đối nghiêm trọng khi tới 80% là các sản phẩm điện tử tiêu dùng lắp ráp trong nước. Đó là chưa kể đến sự ỉ lại, thụ động, trông chờ vào sự trợ cấp và những ưu đãi từ phía Nhà nước của các doanh nghiệp điện tử trong nước.

- Đối tượng được hưởng nhiều ưu đãi nhất lại không phải là các doanh nghiệp nội 100% mà chiếm tới 70% là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, các hãng nước ngoài lại chỉ đầu tư vào lắp ráp sản phẩm tiêu thụ ở thị trường trong nước với số vốn không lớn (chỉ cần từ vài triệu đến vài chục triệu USD) và thời gian cũng không dài (từ 10 đến 15 năm), với hình thức liên doanh để hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư của Nhà nước như thuế, đất đai, tận dụng nhân công rẻ, trẻ để kiếm lời. Hơn nữa, các doanh nghiệp FDI chỉ sử dụng đất đai và lao động, còn các nguyên vật liệu tại chỗ được sử dụng rất ít mà chủ yếu vẫn nhập khẩu và chỉ gia công tại Việt Nam. Trong thời gian ở Việt Nam, các doanh nghiệp FDI hầu như không đào tạo đội ngũ thiết kế, chỉ đào tạo công nhân lắp ráp, quản đốc... để tiếp thu công nghệ nước ngoài sản xuất cho họ, hay đơn thuần chỉ đào tạo lao động trong từng bộ phận của dây chuyền sản xuất, lắp ráp và sửa chữa, bảo hành. Điều này đã dẫn tới hầu như không có doanh nghiệp có vốn nước ngoài nào đầu tư thực sự cho công nghệ cao hoặc thực hiện chuyển giao công nghệ, nên phía Việt Nam chỉ thu được một số kinh nghiệm về tổ chức sản xuất, lắp ráp, quản lý chất lượng và đến nay Việt Nam vẫn chưa có sản phẩm nào thực sự thuần Việt và chưa có bước đột phá nào về CNĐT.

Trên thực tế, để phát triển ngành CNĐT Việt Nam một cách bền vững, chúng ta không thể chỉ trông chờ vào các doanh nghiệp FDI do tính chất “toàn cầu“ của ngành công nghiệp này. Trong công nghiệp điện tử, luôn có sự dịch chuyển trên qui mô toàn cầu, một khi những lợi thế như nhân công giá rẻ, bảo hộ mậu dịch... không còn nữa thì sự ra đi của các doanh nghiệp FDI là không thể tránh khỏi. Vì vậy, trong định hướng xây dựng và phát triển CNĐT Việt Nam thời gian tới, chúng ta phải khẳng định yếu tố nội lực vẫn rất cần được chú trọng. Bên cạnh sự hỗ trợ của vốn đầu tư nước ngoài, các công ty điện tử Việt Nam có vai trò quyết định đối với sự phát triển của ngành về lâu dài.

2.1.2.2. Giai đoạn sau khi gia nhập WTO (2007- nay)

Từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO ngày 11/1/2007, bên cạnh việc cắt giảm hơn nữa thuế quan, thì các chính sách hỗ trợ của Nhà nước (chương trình khuyến khích nội địa hóa, các biện pháp khuyến khích đầu tư liên quan đến thương

50

mại...) và các ưu đãi, trợ cấp kể trên đối với ngành CNĐT đều bị bãi bỏ theo các cam kết gia nhập WTO.

* Về chính sách thuế: Thiết bị điện, điện tử là một trong số các nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất trong Biểu cam kết về thuế quan của Việt Nam trong khuôn khổ WTO.

Bảng 2.4. Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu trong WTO đối với sản phẩm điện tử

Stt Chỉ tiêu Thuế suất MFN trƣớc gia nhập 2006 (%)

Thuế suất cam kết trong WTO Khi gia

nhập (%)

Cuối

cùng (%) hiện (kể từ khi Thời hạn thực gia nhập)

1 Thuế suất bình quân cả Biểu

thuế 17,4 17,2 13,4 5-7 năm

2 Thuế suất bình quân sản phẩm công nghiệp

16,7 16,2 12,4 5-7 năm

3 Máy móc, thiết bị điện, điện tử 12,4 13,9 9,5 5-7 năm 4 Mức thuế suất cắt giảm một số

sản phẩm điện tử

- Tivi 50 40 25 5 năm

- Điều hòa 50 40 25 3 năm

- Máy giặt 40 38 25 4 năm

- Tủ lạnh 40 40 25 4 năm

- Quạt các loại 50 40 30 3 năm

Nguồn: Báo cáo “Đánh giá tác động ba năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đối với lĩnh vực công nghiệp và thương mại”, Bộ Công Thương, 2010

Ngoài ra, Việt Nam còn phải thực hiện các cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu theo một số Hiệp định thương mại đa phương, khu vực với ASEAN, ASEAN - Trung Quốc, Hàn Quốc và lộ trình giảm thuế theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA). So với cam kết cắt giảm thuế theo WTO, cam kết giảm thuế đối với sản phẩm điện tử theo các Hiệp định này có mức cắt giảm cao hơn (mức độ bảo hộ thấp hơn), cụ thể xem Bảng dưới đây.

Bảng 2.5. Lộ trình cắt giảm thuế trong một số Hiệp định thương mại đa phương và khu vực đối với nhóm ngành công nghiệp điện tử

Stt Cam kết (%) CEPT/AFTA ACFTA AKFTA Ngành/năm 2007 2015 2018 2007 2015 2018 2007 2015 2018

1 Thuế suất bình quân cả Biểu thuế

4,5 0,9 0,6 14,4 3,9 2,3 17,0 6,2 4,1 2 Máy móc, thiết bị

điện, điện tử 2,5 0 0 11,1 1,8 0,8 13,2 7,5 2,3

51 3 Mức thuế suất cắt giảm một số sản phẩm điện tử - Tivi 5 0 40 10 - Điều hòa 5 0 45 5 - Máy giặt 5 0 45 15

Nguồn: Báo cáo “Đánh giá tác động ba năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đối với lĩnh vực công nghiệp và thương mại”, Bộ Công Thương, 2010

Bên cạnh việc cắt giảm chung, thuế suất đối với các sản phẩm điện tử còn bị ảnh hưởng đáng kể bởi việc tham gia Hiệp định công nghệ thông tin (ITA), một trong năm Hiệp định ngành của WTO mà Việt Nam cam kết tham gia đầy đủ. Cụ thể: Việt Nam tham gia ITA với 330 dòng thuế, trong đó quy định mức thuế suất bình quân đối với các sản phẩm công nghệ thông tin thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định ITA tại thời điểm gia nhập WTO là 5,2% sẽ từng bước được dỡ bỏ, tiến tới mức thuế suất cam kết cuối cùng là 0%. Từ 1/1/2008, Việt Nam bắt đầu giảm thuế cho các sản phẩm IT và đến năm 2012 thuế nhập khẩu các mặt hàng này sẽ là 0%. Riêng với mặt hàng máy tính và Laptop, màn hình, bàn phím, ổ cứng..., từ 1/1/2008 thuế nhập khẩu sẽ giảm từ 10% xuống còn 8%; đến năm 2009 còn 6%; năm 2010 là 4%; 2011 còn 2% và đến 1/1/2012 sẽ là 0%.

Thêm vào đó, theo lộ trình cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), từ năm 2009, Việt Nam cho phép thương nhân và công ty nước ngoài thực hiện chức năng nhập khẩu và lập hệ thống phân phối riêng. Sony và các công ty điện tử của Nhật Bản và các nước khác muốn tận dụng chính sách này để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của mình tại Việt Nam, bằng việc sử dụng sản phẩm được sản xuất ở các nhà máy khác của Sony toàn cầu để cung cấp cho thị trường này. Chính điều này cộng với việc cắt giảm thuế nhập khẩu lớn như hiện nay chắc chắn sẽ đưa ngành điện tử Việt Nam đến cuộc cạnh tranh khốc liệt với hàng điện tử nhập khẩu từ các nước trong khu vực. Trên thực tế, việc thực hiện các cam kết giảm thuế trong khuôn khổ các Hiệp định CEPT/AFTA, ACFTA, AKFTA và VJEPA (với mức thuế cắt giảm cao hơn mức cam kết trong WTO nhiều, thậm chí xuống 0%) đã bắt đầu gây ra một số tác động bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong cả hai lĩnh vực sản xuất và phân phối. Việc các doanh nghiệp có vốn nước ngoài hoặc là ngừng sản xuất để chuyển sang nhập khẩu, phân phối, hoặc giảm sản lượng, sản xuất cầm chừng... sẽ làm xáo trộn rất lớn tới ngành CNĐT của Việt Nam. Đó là sự thay đổi năng lực sản xuất và cạnh tranh trong phân phối sản phẩm công nghiệp điện tử tại thị trường Việt Nam sẽ trở nên vô cùng khốc liệt, nhiều nguy cơ thách thức đè nặng lên các doanh nghiệp điện tử nội địa. Ví dụ như năm 2008, một thương hiệu điện tử

52

toàn cầu là Sony đã tuyên bố đóng cửa nhà máy sản xuất ở Việt Nam dù phải tới năm 2010 mới hết thời hạn chấm dứt hoạt động; Công ty JVC Việt Nam tiếp tục gia hạn hoạt động thêm 2 năm đến tháng 12/2010 cũng vừa sản xuất vừa phải theo dõi tình hình để có biện pháp điều chỉnh thích hợp khi các đại gia bán lẻ trên thế giới thật sự vào cuộc; Công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngành công nghệp điện tử việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 45 - 52)