Kinh nghiệm thực tiễn của một số địa phương trong xây dựng NTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới tại tỉnh quảng bình (Trang 33 - 41)

1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng NT Mở Việt Nam

1.2.2. Kinh nghiệm thực tiễn của một số địa phương trong xây dựng NTM

- Xây dựng NTM tại Thái Bình:

Thái Bình là tỉnh nông nghiệp, có 86% số dân sống ở nông thôn và hơn 70% lao động làm nông nghiệp. Vì vậy, việc xây dựng NTM đang đƣợc thực hiện tích cực. Từ cuối năm 2008, ở cả ba cấp tỉnh, huyện, xã của Thái Bình đều thành lập Ban chỉ đạo xây dựng thí điểm NTM, do đồng chí bí thƣ cấp ủy làm trƣởng ban. Kế hoạch đƣợc thực hiện từ quý 4-2008 và các năm tiếp theo, tùy theo tính chất, quy mô của từng dự án. Nhƣng trƣớc hết là tập trung vào các nội dung nhƣ: quy hoạch vùng sản xuất, vùng dân cƣ, quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội theo hƣớng hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi trong sinh hoạt, phát triển văn hóa, giữ gìn môi trƣờng và phát triển các làng nghề ở mỗi địa phƣơng.

Trong triển khai xây dựng NTM, mặc dù điểm xuất phát của các xã trong tỉnh Thái Bình không giống nhau, nhƣng các địa phƣơng đều phải đạt

năm mục tiêu: Sản xuất phát triển, cuộc sống sung túc, diện mạo sáng sủa, thôn xóm văn minh và quản lý dân chủ. Tỉnh đã tiến hành xây dựng mô hình NTM tại 8 xã điểm: Thanh Tân (Kiến Xƣơng), Vũ Phúc (TP Thái Bình), Thụy Trình (Thái Thụy), An Ninh (Tiền Hải), Nguyên Xá (Vũ Thƣ), Trọng Quan (Đông Hƣng), Hồng Minh (Hƣng Hà) và Quỳnh Minh (Quỳnh Phụ). Đây là những điểm sáng đầu tiên ở những vùng nông thôn khác nhau trong tỉnh, từ đó sẽ tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để nhân điển hình ra diện rộng.

Trong 8 hình mẫu về NTM của tỉnh thì Thanh Tân là điểm đƣợc xây dựng đầu tiên. Đến nay, xã đã xây xong quy hoạch chi tiết vùng sản xuất hàng hóa và vùng dân cƣ ở địa phƣơng, đồng thời chuẩn bị tiếp nhận nguồn vốn của Ngân hàng thế giới (WB) xây dựng hệ thống cấp nƣớc sạch. Mỗi vùng sản xuất hàng hóa đƣợc bố trí từ 30 đến 100 ha trở lên, trên đó đƣờng bờ vùng thiết kế từ 3,5 đến 4 m, bảo đảm cho xe cơ giới đi lại thuận tiện. Hệ thống mƣơng máng, sông ngòi, cống đập, trạm bơm đáp ứng đầy đủ nhu cầu phục vụ sản xuất trong vùng, phù hợp sản xuất bằng cơ giới hiện đại.

Cùng với sự phát triển kinh tế, Thái Bình còn chú trọng đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục, xây dựng các thiết chế văn hóa ở nông thôn gắn với nâng cao dân chủ cơ sở, bảo đảm 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 100% số trƣờng học ở tất cả các cấp học đƣợc xây dựng kiên cố. Tất cả các thôn, làng trong tỉnh đều có nhà văn hóa, thƣ viện và khu vui chơi giải trí; đồng thời tích cực thực hiện xóa đói, giảm nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội nhằm không ngừng nâng cao đời sống nhân dân.

Nhìn chung, bƣớc đầu thực hiện chƣơng trình xây dựng NTM tại Thái Bình đã đạt đƣợc một số kết quả khá quan trọng, nhất là 8 xã điểm, làm tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM những năm tiếp theo. Các địa phƣơng đã chủ động quy hoạch, quy vùng sản xuất, đẩy mạnh cơ giới hóa và tăng cƣờng áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; tích cực mở

rộng diện tích cây vụ đông, tăng hệ số sử dụng đất; mở rộng chăn nuôi theo hƣớng trang trại, gia trại… Huy động tổng hợp các nguồn lực để đầu tƣ xây dựng NTM. Việc cơ giới hóa, dồn điền, đổi thửa đất đai đƣợc chỉ đạo và thực hiện khá mạnh mẽ (171/267 xã đăng ký dồn điền, đổi thửa; 116 xã xây dựng xong phƣơng án; 16 xã - kể cả 8 xã điểm, đã thực hiện dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp gắn với chỉnh trang đồng ruộng). Điều thay đổi nhận thấy rõ nhất là trên những cánh đồng ở Thái Bình giờ đây nhiều ngƣời dân đã đƣợc sản xuất ở những thửa ruộng to hơn, với bờ vùng bờ thửa đƣợc quy hoạch rộng rãi, khang trang. Đó chính là kết quả của công tác dồn điền đổi thửa, một nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình xây dựng NTM ở Thái Bình hiện nay. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở 8 xã điểm có bƣớc phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đƣợc nâng lên, bộ mặt thôn xóm và diện mạo đồng ruộng có bƣớc đổi thay rõ nét. So với bộ tiêu chí quốc gia, nhìn chung các xã đạt từ 9-12 tiêu chí, tăng 4-5 tiêu chí so với trƣớc khi thực hiện Đề án NTM.

- Xây dựng NTM tại Đăk Lăk:

Thực hiện Chƣơng trình xây dựng NTM , UBND tỉnh, Ban chỉ đạo cấp tỉnh đã thƣờng xuyên chỉ đạo các đơn vị liên quan , các huyện, thành phố tập trung công tác lãnh đa ̣o , chỉ đạo để chƣơng trình đƣợc thực hiện đúng tiến độ và hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc bƣớc đầu, trên thực tế, việc triển khai thực hiện Chƣơng trình xây dựng NTM còn gặp phải rất nhiều khó khăn đòi hỏi phải có sự nỗ lực và phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành và sự tham gia tích cực của ngƣời dân. Theo đánh giá của Ban chỉ đạo thì tiến độ xây dựng NTM chậm so với kế hoạch. Đầu tiên phải kể đến là việc lập đồ án quy hoạch. Đến nay, đối với 22 xã điểm thì mới có 3 xã Đăk Mar, Hà Mòn (huyện Đăk Hà), Đoàn Kết (thành phố Kon Tum) đã phê duyệt quy hoạch xây dựng xã NTM, còn 19 xã cũng chỉ dừng lại ở phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch và đang hoàn chỉnh hồ sơ đồ án quy hoạch để phê duyệt. Hiện

nay, toàn tỉnh chƣa có xã nào hoàn thành việc lập đề án xây dựng NTM cấp xã theo quy trình. Trong tổng số 81 xã xây dựng NTM, hiện tại, chỉ một số xã cơ bản hoàn thành Đề án đang trình xin ý kiến, thẩm định phê duyệt nhƣ: xã Hà Mòn, Đăk Mar, Đăk La (huyện Đăk Hà); Đăk Kroong, Đăk Môn (huyện Đăk Glei); Sa Sơn, Sa Nghĩa (huyện Sa Thầy); Măng Cành, Pờ Ê (huyện Kon Plông); Đăk Rơ Ông, Ngọc Lây (huyện Tu Mơ Rông). Các xã còn lại, mới có 02 xã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch và đang hoàn chỉnh hồ sơ đồ án quy hoạch để phê duyệt; một số xã đang tập trung lập đồ án quy hoạch; còn một số xã còn chƣa triển khai thực hiện lập đề án, thậm chí có xã còn giao hết cho đơn vị tƣ vấn tự điều tra, khảo sát... Nguyên nhân dẫn đến tiến độ xây dựng NTM chậm ngay từ khâu đầu tiên là do nhận thức của ngƣời dân chƣa đúng với tinh thần của chƣơng trình xây dựng NTM; một số xã còn trông chờ, ỷ lại; đội ngũ cán bộ xã yếu cả về trình độ và năng lực chuyên môn. Công tác tuyên truyền chƣa thực sự sâu rộng, trách nhiệm của ban quản lý xây dựng NTM của xã và Đảng ủy, UBND các xã chƣa cao, chƣa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của xây dựng NTM. Công tác phối hợp thực hiện giữa các ngành, các cấp chƣa chặt chẽ; việc kiểm tra, giám sát chƣa kịp thời và thƣờng xuyên...

Vấn đề quan trọng nhất hiện nay trong quá trình xây dựng NTM tại Đăk Lăk chính là ngƣời dân phải nhận thức đƣợc vai trò, trách nhiệm của mình. Đây là yếu tố mang tính quyết định vì mục đích của chƣơng trình xây dựng NTM chính là phát huy nội lực, huy động sự tham gia của ngƣời dân và kết hợp với sự hỗ trợ đầu tƣ của Nhà nƣớc. Tuy nhiên, trên thực tế, ngƣời dân vẫn chƣa thực sự quan tâm.

- Xây dựng NTM tại Hà Tĩnh:

Ngay từ lúc khởi động Chƣơng trình MTQG xây dựng NTM, Hà Tĩnh xác định, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt cả quá trình. Song song với việc hoàn thành đề án quy

hoạch xây dựng NTM, 235/235 xã trên địa bàn đã xây dựng đề án sản xuất, nâng cao thu nhập cho cƣ dân nông thôn. Để định hƣớng cho các địa phƣơng trong quá trình thực hiện, Hà Tĩnh đã phê duyệt các chƣơng trình, quy hoạch, đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng phát triển sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực, đẩy mạnh công nghiệp chế biến. Từng bƣớc nâng cao hàm lƣợng khoa học công nghệ trong sản phẩm, tăng nhanh sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp có lợi thế của tỉnh, nâng cao vai trò doanh nghiệp theo hƣớng : doanh nghiê ̣p hóa , liên kết hóa và xã hội hóa đầu tƣ vào nông nghiệp - nông thôn.

Sau 03 năm thực hiện Chƣơng trình MTQG xây dựng NTM, Hà Tĩnh đã giành đƣợc kết quả toàn diện, rõ nét. Đến nay, Hà Tĩnh có 7 xã đạt chuẩn NTM Tùng Ảnh (Đức Thọ), Thiên Lộc (Can Lộc), Thuận Lộc (Thị xã Hồng Lĩnh), Thạch Hạ (thành phố Hà Tĩnh), Cẩm Bình (Cẩm Xuyên), Thạch Châu (Lộc Hà), Kỳ Tân (Kỳ Anh); 13 xã đạt 13-17 tiêu chí; 73 xã đạt 9-12 tiêu chí; 118 xã đạt 5-8 tiêu chí; 20 xã đạt dƣới 5 tiêu chí. Dự kiến năm 2014 sẽ có 20 xã đạt chuẩn. Kết cấu hạ tầng tiếp tục đƣợc củng cố, nâng cấp, nhất là giao thông nông thôn, nhà văn hóa thôn, hình thức xã hội hóa ngày càng tăng; chỉnh trang, nâng cấp nhà ở cho các đối tƣợng chính sách, hộ nghèo đƣợc quan tâm, đặc biệt là ở các xã phấn đấu về đích năm 2013 đã tập trung hoàn thành chỉ tiêu này. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa tiếp tục đƣợc triển khai một cách đồng bộ, rộng khắp, đóng góp vào thành công của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cƣ gắn với xây dựng nông thôn mới”. Trong 3 năm đã nhựa hóa và bê tông hóa 5.351,7 km đƣờng giao thông nông thôn; kiên cố hoá đƣợc 693,5 km kênh mƣơng do xã quản lý; xây dựng 906,4 km đƣờng điện, nâng cấp, sửa chữa 184 trƣờng học các cấp đạt chuẩn. Đến nay, có 22 xã đạt tiêu chí giao thông, 42 xã đạt tiêu chí thuỷ lợi, 193 xã đạt tiêu chí điện, 95 xã đạt tiêu chí trƣờng

học, 18 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hoá, 34 xã đạt tiêu chí chợ, 208 xã đạt tiêu chí bƣu điện và 85 xã đạt tiêu chí nhà ở dân cƣ.

Cùng với việc xây dựng hệ thống chính sách khuyến khích , thúc đẩy doanh nghiê ̣p, cá nhân, tổ chức đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, Hà Tĩnh đã xây dựng danh mục các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực, Đề án “Quản lý chuỗi sản xuất, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm đảm bảo chất lƣợng, ATVSTP, bảo vệ lợi ích ngƣời tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”, Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp” theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với liên kết vùng sản xuất theo 3 vùng sinh thái: miền núi, đồng bằng và ven biển… Động lực từ những chính sách mới đã làm thay đổi cơ bản bộ mặt nền sản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp không ngừng tăng. Nhiều mô hình, loại hình tổ chức SXKD hiệu quả, bền vững ra đời có tính lan tỏa cao. Trong 3 năm xây dựng NTM, Hà Tĩnh đã xây dựng gần 2.300 mô hình SXKD có doanh thu trên 100 triệu đồng/mô hình.

Phải khẳng định rằng, Hà Tĩnh sau 03 xây dựng NTM đã có kết quả mới, “tăng về điểm, rộng về diện”, góp phần đƣa tốc độ tăng trƣởng cao, tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo; hình thành tƣ duy sản xuất hàng hóa trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm; xuất hiện nhiều mô hình liên doanh, liên kết hiệu quả giữa nhà nông với nhà doanh nghiệp, nhà khoa học. Một điểm thành công nữa đó là đã huy động đƣợc nguồn lực rất lớn từ các doanh nghiệp, ngƣời dân với số tiền, ngày công, hiến đất trị giá hàng trăm tỷ đồng. Bộ mặt nông thôn Hà Tĩnh đang khởi sắc từng ngày.

1.2.3. Bài học kinh nghiệm

Một là, Công tác tƣ tƣởng, công tác tuyên truyền vận động phải đi trƣớc

một bƣớc để mọi ngƣời dân thấy đƣợc việc xây dựng NTM là nhiệm vụ của chính họ phải làm và cũng chính họ đƣợc hƣởng lợi từ những thành quả đó.

Trƣớc tiên phải làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cƣ về nội dung, phƣơng pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Nhà nƣớc về xây dựng NTM... để cả hệ thống chính trị ở cơ sở và ngƣời dân hiểu rõ: (1) Đây là chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội tổng thể, toàn diện, lâu dài trong nông thôn, không phải là một dự án đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng; (2) Xây dựng NTM phải do cộng đồng dân cƣ làm chủ, ngƣời dân phải là chủ, làm chủ; huy động nội lực là chính với sự hỗ trợ một phần của Nhà nƣớc thì công cuộc xây dựng NTM mới thành công và bền vững.

Hai là, Phải coi trọng công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt ở các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở.

Có thể nói, đội ngũ cán bộ có vai trò rất quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng NTM tại các địa phƣơng. Giai đoạn đầu bƣớc vào thực hiện nhiệm vụ, đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến xã đều lúng túng vì chƣa đƣợc trang bị kiến thức về xây dựng NTM. Do đó, trong quá trình xây dựng NTM cần tập huấn, bồi dƣỡng thật kỹ những nội dung nhƣ: trình tự các bƣớc tiến hành, vai trò chủ thể và cách thức để ngƣời dân thực sự đóng vai trò chủ thể; phƣơng pháp xây dựng và quản lý quy hoạch; cơ chế động viên nguồn lực, quản lý tài chính, quản lý xây dựng cơ bản trên địa bàn xã; thủ tục thanh quyết toán... cho đội ngũ cán bộ vận hành chƣơng trình từ tỉnh đến huyện, nhất là cán bộ cơ sở.

Ba là, Xây dựng NTM cấp xã phải có cách làm chủ động, sáng tạo, phù

hợp với điều kiện và đặc điểm của xã, tránh rập khuôn, máy móc.

Xây dựng NTM phải dựa theo Bộ tiêu chí Quốc gia để định hƣớng hành động và là thƣớc đo để đánh giá kết quả. Tuy nhiên, trong xây dựng đề án và chỉ đạo thực hiện, mỗi địa phƣơng phải căn cứ vào đặc điểm, lợi thế và nhu cầu thiết thực của ngƣời dân để lựa chọn nội dung nào làm trƣớc, nội dung nào làm sau, mức độ đến đâu cho phù hợp. Phải tạo điều kiện để mỗi địa

phƣơng tự chủ trong xác định nhu cầu thiết thực và việc phân bổ nguồn lực cũng tập trung ƣu tiên hơn cho các nhu cầu thiết thực này.

Bốn là, Đa dạng hoá việc huy động nguồn lực để xây dựng NTM. Theo

phƣơng châm "Huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc là cần thiết". Việc sử dụng nguồn lực vào các công trình công cộng phải đƣợc ngƣời dân bàn bạc dân chủ và thống nhất, có giám sát cộng đồng, đảm bảo công khai, minh bạch. Việc huy động nguồn lực trong dân theo nhiều hình thức: Đóng góp trực tiếp bằng công sức, tiền của vào các công trình cộng đồng, cải tạo nâng cấp nơi ở, công trình vệ sinh, cải tạo vƣờn, ao, sửa sang cổng ngõ.

Kinh nghiệm thực tế ở các địa phƣơng cho thấy, nguồn kinh phí để xây dựng NTM là rất lớn, nếu chúng ta biết cách tranh thủ các nguồn vốn từ bên ngoài và tập trung khai thác mọi nguồn vốn vào ngân sách xã, đặc biệt là làm tốt việc “đổi đất lấy hạ tầng” thì chắc chắn nguồn kinh phí dù khó đến đâu cũng sẽ đƣợc giải quyết.

Xây dựng NTM, mục đích cuối cùng là đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân, vì vậy khi lãnh đạo và tổ chức thực hiện phải làm sao để chính nhân dân trong xã tự giác tham gia, góp công góp của xây dựng các công trình của địa phƣơng.

Năm là, Để xây dựng NTM, cần có sự tập trung chỉ đạo cụ thể, liên tục,

đồng bộ và huy động đƣợc sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Ban Chỉ đạo xây dựng NTM các cấp từ T.Ƣ, tỉnh, huyện, xã đều phải xây dựng chƣơng trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới tại tỉnh quảng bình (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)