2.1. Phƣơng pháp luận
Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Phƣơng pháp duy vật biện chứng là phƣơng pháp cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin đƣợc sử dụng đối với nhiều môn khoa học. Trong kinh tế chính trị, phƣơng pháp duy vật biện chứng đòi hỏi: khi xem xét các hiện tƣợng và quá trình kinh tế phải đặt trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, thƣờng xuyên vận động, phát triển không ngừng, chứ không phải là bất biến. Quá trình phát triển là quá trình tích lũy những biến đổi về lƣợng dẫn đến những biến đổi về chất.
Phƣơng pháp duy vật lịch sử nghiên cứu toàn bộ xã hội với tất cả các mặt, các quan hệ xã hội, các quá trình có liên hệ nội tại và tác động lẫn nhau của xã hội; nghiên cứu những quy luật chung nhất phổ biến nhất của sự phát triển xã hội.
Phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu việc xây dựng NTM trƣớc hết phải kế thừa đƣợc những kết quả nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc. Vì vậy, luận văn đã nghiên cƣ́u tìm hiểu những tài liệu viết về việc xây dựng NTM và trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, luận văn tiếp tục hoàn thiện khung lý luận để phân tích các vấn đề.
Phƣơng pháp luận đòi hỏi phải xây dựng khung khổ lý thuyết để nghiên cứu nhƣng khung khổ đó cần đƣợc kiểm nghiệm bằng thực tiễn. Do đó, luận văn đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong thực hiện xây dựng NTM để kiểm nghiệm khung khổ lý thuyết đã đƣợc xây dựng. Đồng thời, việc nghiên cứu sự gắn kết đó phải đặt trong các mối quan hệ qua lại không chỉ giữa kinh tế, mà còn với các quan hệ chính trị, xã hội, an ninh; quan hệ giữa Quảng Bình với cả nƣớc... Các quan hệ đó luôn đƣợc xem xét
trong sự vận động, biến đổi. Sử dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn đã xuất phát từ việc nghiên cứu phạm trù cơ bản của đề tài là xây dựng NTM. Trên cơ sở đó, luận văn tập trung nghiên cứu, làm rõ nội dung, nguyên tắc xây dựng NTM.
Phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu việc xây dựng NTM không đƣợc xuất phát từ tình cảm, nguyện vọng của tác giả, mà phải xuất từ những điều kiện khách quan và chủ quan, do các quy luật khách quan chi phối. Tác giả cố gắng nghiên cứu một cách toàn diện nhƣng trong đó hết sức quan tâm đến nhân tố bên trong vì nhân tố này giữ vai trò quyết định.
2.2. Các phƣơng pháp cụ thể đƣợc sử dụng để thực hiện luận văn
2.2.1. Phân tích và tổng hợp
Đề tài sử dụng phƣơng pháp phân tích và tổng hợp là phƣơng pháp chủ yếu để nghiên cứu. Phân tích trƣớc hết là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.
Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ, quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tƣợng nghiên cứu bộ phận ấy. Trong tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết
các kết quả cụ thể từ sự phân tích, khả năng trừu tƣợng, khái quát nắm bắt đƣợc mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh khác nhau.
Do đó, đề tài sử dụng phƣơng pháp phân tích và tổng hợp để thực hiện các nội dung sau:
Phân tích quy mô, xu hƣớng, hiệu quả tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các ngành của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2013; Phân tích thực trạng xây dựng NTM tại tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2013 để đánh giá đƣợc xu hƣớng chung từng nội dung, từ đó tổng hợp, đánh giá khái quát những kết quả đạt đƣợc, những mặt hạn chế trong quá trình xây dựng NTM tại tỉnh Quảng Bình.
- Từ các bài viết của các nhà nghiên cứu, các loại sách báo, các trang web trong nƣớc nghiên cứu, phân tích, đánh giá nhƣ thế nào về xây dựng NTM để từ đó rút ra cách tiếp cận của luận văn làm cho đề tài xây dựng NTM đƣợc tiếp cận một cách liên ngành và cụ thể.
Các văn kiện hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, X, XI, các báo cáo kinh tế xã hội của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình năm 2013 phƣơng hƣớng năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2014; các báo cáo của Ban chỉ đạo Chƣơng trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Quảng Bình... có tƣ liệu liên quan đến công trình nghiên cứu nhằm phân tích đánh giá sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền tỉnh, quá trình triển khai về cơ sở thời gian qua để từ đó rút ra đƣợc bài học kinh nghiệm, định hƣớng và đề xuất giải pháp cho quá trình xây dựng NTM ở Quảng Bình.
Trong quá trình sử dụng phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, đề tài có sử dụng các số liệu thống kê đã qua xử lý... của nội dung, vấn đề nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp gắn liền lôgic và lịch sử
Phƣơng pháp lịch sử đòi hỏi phải nghiên cứu các hiện tƣợng và quá trình kinh tế qua các giai đoạn trong một không gian và thời gian xác định.
Phƣơng pháp logic là quan hệ có tính tất nhiên, nhất định xảy ra khi có tiền đề. Việc nghiên cứu lịch sử sẽ giúp cho việc tìm ra logic nội tại của đối tƣợng và sự nhận thức về cơ cấu nội tại của xã hội lại làm cho nhận thức về lịch sử trở nên khoa học.
Từ những nội dung, yêu cầu và kết quả của việc sử dụng phƣơng pháp gắn liền logic với lịch sử, đề tài sử dụng phƣơng pháp này nhằm đạt đƣợc các mục đích nghiên cứu sau:
- Xác định đƣợc một giai đoạn nghiên cứu hợp lý (giai đoạn từ năm 2011-2013, từ khi bắt đầu triển khai Chƣơng trình MTQG về xây dựng NTM tại xã), vừa là giai đoạn đầu thực hiện Chƣơng trình MTQG về xây dựng NTM tại Quảng Bình.
- Sử dụng phƣơng pháp gắn liền logic và lịch sử yêu cầu phải đảm bảo tính liên tục về thời gian, làm rõ điều kiện và đặc điểm phát sinh, phát triển từ thấp đến cao, làm sáng tỏ các mối liên hệ đa dạng trong quá trình xây dựng NTM với các vấn đề khác có liên quan. Bằng phƣơng pháp này có thể cho ta bức tranh khoa học của quá trình xây dựng NTM ở địa bàn tỉnh Quảng Bình. Khi trình bày các sự việc luận văn đã chú ý đến sự vận động "logic" của quá trình xây dựng NTM, chỉ ra xu hƣớng vận động có tính chất quy luật của chúng, loại bỏ các chi tiết không cơ bản. Phƣơng pháp logich sử dụng các luận điểm khoa học trong tƣ duy nhằm lý giải, đánh giá và rút ra những kết luận từ lịch sử về quá trình xây dựng NTM ở Quảng Bình.
- Tìm ra đƣợc tính logic của thực trạng xây dựng NTM nói chung cũng nhƣ quá trình triển khai thực hiện Chƣơng trình MTQG về xây dựng NTM tại Quảng Bình nói riêng.
- Xác định những nhân tố ảnh hƣởng hay những tiền đề dẫn đến tiến trình xây dựng NTM giai đoạn nghiên cứu và của thời gian tới.
2.2.3. Trừu tượng hóa khoa học
Trừu tƣợng hóa khoa học là phƣơng pháp gạt bỏ những cái đơn giản, ngẩu nhiên, tạm thời hoặc tạm gác lại một số nhân tố tác động nào đó nhằm tách ra những cái điển hình, ổn định, vững chắc để từ đó tìm ra bản chất các hiện tƣợng và quá trình kinh tế. Phƣơng pháp này dùng để nghiên cứu các hiện tƣợng và quá trình kinh tế mà ở đó không sử dụng đƣợc các kỹ nhƣ các môn khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Mặt khác, bản thân các hiện tƣợng và quá trình kinh tế cũng phức tạp, có nhiều nhân tố tác động đến chúng, cho nên sử dụng phƣơng pháp trựu tƣợng hóa khoa học làm cho việc nghiên cứu trở nên đơn giản hơn, nhanh chóng đi đến kết quả hơn.
Đề tài “Xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Quảng Bình” sử dụng phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học để gạt bỏ những nội dung chƣa phải là cơ bản, tập trung vào nội dung xây dựng NTM là 19 tiêu chí. Trong mỗi tiêu chí chứa đựng rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết song với phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học cho phép gạt bỏ những cái đơn giản, ngẩu nhiên, tạm thời để tập trung vào những vấn đề cốt lõi.
Ngoài ra, đề tài sử dụng phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học trong việc lựa chọn để phân tích các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình xây dựng NTM tại tỉnh Quảng Bình.
2.3. Nguồn số liệu thực hiện luận văn
Luận văn sử dụng hai loại dữ liệu là dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp: - Dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các nguồn bên trong và bên ngoài bao gồm:
Nguồn dữ liệu bên trong để thực hiện luận văn: Luận văn tham khảo trong các Báo cáo của các văn kiện đại hội Đảng, một số tƣ liệu có liên quan thu thập từ các cá nhân, đơn vị trong nƣớc, các Báo cáo của Ban chỉ đạo Chƣơng trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Quảng Bình…
Nguồn dữ liệu bên ngoài để thực hiện luận văn: Luận văn sử dụng các thông tin thu thập đƣợc từ các sách, báo và các trang web chính thống có tƣ liệu liên quan đến công trình nghiên cứu.
- Dữ liệu sơ cấp đƣợc sử dụng phƣơng pháp định tính để thu thập: Thông qua trao đổi trực tiếp các thông tin với các công chức thực hiện công tác soạn thảo các văn kiện phục vụ cho các đồng chí lãnh đạo ở tỉnh, các báo cáo kinh tế xã hội năm 2013, sáu tháng đầu năm 2014; các báo cáo của Ban chỉ đạo Chƣơng trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Quảng Bình.
Chƣơng 3:THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NTM TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH 3.1. Những nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến quá trình xây dựng NTM tại tỉnh Quảng Bình
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Quảng Bình nằm ven biển Bắc Trung Bộ , Việt Nam với diện tích tự nhiên 8.037,6 km2. Tọa độ địa lý ở phần đất liền là:
- Điểm cực Bắc: 18005,12,, vĩ độ Bắc. - Điểm cực Nam: 17005,02,, vĩ độ Bắc.
- Điểm cực Đông: 106059,37,, kinh độ Đông. - Điểm cực Tây: 105036,55,, kinh độ Đông.
Tỉnh có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đông và có chung biên giới với Lào 201,87 km ở phía Tây, phía Bắc tiếp giáp tỉnh Hà Tĩnh với chiều dài địa giới 136,5 km, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị với địa giới 78,8km.
Trên địa bàn Quảng Bình có Quốc lộ I A và đƣờng Hồ Chí Minh, đƣờng sắt Bắc Nam, quốc lộ 12 và tỉnh lộ 20, 16 chạy từ Đông sang Tây qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác nối liền với Nƣớc CHDCND Lào.
Quảng Bình có 7 đơn vị hành cính cấp huyện, bao gồm: thành phố Đồng Hới và 6 huyện là Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy (4 huyện giáp biển); Tuyên Hóa, Minh Hóa (hai huyện miền núi); 159 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 10 phƣờng, 08 thị trấn và 141 xã.
Toàn tỉnh có 4 trục dọc là đƣờng sắt, Quốc lộ 1A; 2 nhánh Đông và Tây đƣờng Hồ Chí Minh và các đƣờng nhánh theo hƣớng Đông- Tây nối liền các xã phía Đông và phía Tây của tỉnh. Các tuyến trục giao thông ngang, dọc nối liền cảng Gianh, Nhật Lệ và Hòn La với khu kinh tế Hòn La, thành phố
Đồng Hới, các huyện, các thị trấn, thị tứ và Khu Kinh tế cửa khẩu Cha Lo; trong đó có Quốc lộ 12A nối vùng trọng điểm cửa tỉnh với nƣớc bạn Lào, vùng Đông Bắc Thái Lan, Mianma. Có sân bay Đồng Hới đƣợc đƣa vào khai thác từ năm 2008 và phát huy hiệu quả tốt.
3.1.1.2. Địa hình
Đặc điểm chung của địa hình Quảng Bình là hẹp, nơi hẹp nhất (vĩ độ tại Đồng Hới) theo chiều Đông - Tây chỉ xấp xỉ 50 km, dốc dần không đều từ phía Tây sang phía Đông nhƣng sự phân bậc Tây - Đông không mang tính giảm dần. Vùng đồng bằng, vùng cửa sông có khi chỉ cao hơn mặt nƣớc biển 2 - 3m, trong khi đó dải cồn cát ven biển lại cao hơn, thậm chí cao tới 40 - 50m.
Quảng Bình nằm phía Đông Trƣờng Sơn có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh, hẹp bề ngang và dốc, nghiêng từ Tây sang Đông. Sƣờn phía Đông có độ dốc ra biển lớn, càng về phía nam đất càng bị thu hẹp bởi dãy núi Trƣờng Sơn hƣớng ra biển. Dọc theo lãnh thổ đều có núi, trung du, đồng bằng ven biển và cuối cùng là bãi cát ven biển. Đại bộ phận lãnh thổ là vùng đồi núi (chiếm trên 85% diện tích tự nhiên), đồng bằng nhỏ hẹp, đất lúa ít, đất nông lâm xen kẽ và bị chia cắt bởi nhiều sông suối dốc và chảy nên gây lũ bất ngờ.
Địa hình của tỉnh Quảng Bình có sự khác biệt giữa các tiểu vùng: (1)Vùng núi cao nằm dọc sƣờn Đông Trƣờng Sơn; (2)Vùng gò đồi và trung du tập trung chủ yếu ở các huyện Bố Trạch, Quảng Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới; (3)Vùng đồng bằng ven biển và vùng cát ven biển ở các huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy, Quảng Trạch, Bố Trạch, thành phố Đồng Hới.
Sự phong phú và đa dạng về địa hình là điều kiện để tỉnh Quảng Bình phát triển nền kinh tế theo hƣớng kết hợp giữa biển và đất liền, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp, nhƣ: Vƣờn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng với hệ thống hang động đẹp và kỳ ảo, có động Phong Nha đƣợc coi là “Đệ nhất động”, động Sơn
Đoòng là hang động lớn nhất thế giới, Đá Nhảy, Nhật Lệ - Bảo Ninh, khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến, suối Bang, cảng Hòn La…. Có tiềm năng lớn về phát triển du lịch, khu vực Hòn La có điều kiện và thiết lập cảng nƣớc sâu. Mặt khác, sự xuất hiện của địa hình cồn cát là yếu tố bất lợi, đồng thời đặt ra vấn đề môi trƣờng trong xây dựng NTM cần có biện pháp giải quyết.
3.1.1.3. Khí hậu
Quảng Bình nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hƣớng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, với đặc trƣng của khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam và có mùa Đông tƣơng đối lạnh ở miền Bắc. Khí hậu Quảng Bình chia làm hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mƣa. Mùa mƣa tập trung từ tháng 9 đến tháng 11, chiếm 80% tổng lƣợng mƣa của cả năm nên thƣờng gây lũ lụt trên diện rộng, lƣợng mƣa trung bình hàng năm là 2.100 - 2.200mm, số ngày mƣa trung bình là 152 ngày/năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau, trùng với mùa khô hanh nắng gắt gắn với gió Tây Nam khô nóng, lƣợng bốc hơi lớn nên thƣờng xuyên gây hạn hán, cát bay, cát chảy lấp đồng ruộng và dân cƣ. Có nhiệt độ trung bình toàn tỉnh là 24 - 250
C tang dần từ Bắc vào Nam, giảm dần từ Đông sang Tây. Tổng tích ôn hàng năm khoảng 8.600 - 8.7000C, số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.700 -