Chống gianlận trịgiá hảiquan qua hoạt động kiểm tra sau thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chống gian lận về trị giá hải quan sau thông quan tại cục hải quan thành phố hà nội (Trang 32 - 46)

1.1 .Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về chống gianlận trịgiá hảiquan qua hoạt động

1.2.2 Chống gianlận trịgiá hảiquan qua hoạt động kiểm tra sau thông

quan của ngành hải quan

1.2.2.1 Khái niệm, đối tượng và phạm vi của kiểm tra sau thông quanvề trị giá hải quan

Khái niệmKTSTQ về TGHQ

KTSTQ về TGHQ là việc rà soát quá trình và kết quả xác định trị giá hải quan nhằm bảo đảm tính chính xác, trung thực của trị giá hải quan .

Việc kiểm tra có thể đối chiếu, so sánh giữa nội dung, số liệu của các tài liệu, chứng từ trong hồ sơ hải quan.Đồng thời cũng cần đối chiếu giữa số liệu, tài liệu trong hồ sơ hải quan với cơ sở dữ liệu giá của cơ quan hải quan, đối chiếu với số liệu, tài liệu trong sổ kế toán, chứng từ kế toán của doanh nghiệp và các thông tin từ các ngành có liên quan để nhằm bảo đảm tính chính xác, trung thực của trị giá hải quan. Bảo đảm cho cơ quan hải quanáp dụng hiệu

quả các chính sách quản lý, cũng như thu đúng, thu đủ thuế cho Ngân sách. Bởi vì trong chính sách bảo hộ nền kinh tế, bảo hộ bằng các mức thuế suất sẽ đạt hiệu quả nếu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xác định trị giá hải quan một cách chính xác.Ngược lại, trị giá hải quan khi có gian lận sẽ làm vô hiệu hóa chính sách bảo hộ bằng thuế suất của Nhà nước.Cơ quan hải quan là người có trách nhiệm hàng đầu trong nhiệm vụ quản lý này. Chính vì vậy trong đề tài luận văn này sẽ đề cập đến việc kiểm tra trị giá sau khi đã được thông quan hàng hóa và do cơ quan hải quan thực hiện.

Đặc biệt là ngày càng gia tăng tình trạng gian lận qua TGHQ, cho dù trị giá hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xác định theo bất cứ phương pháp nào. Do tất cả mọi chi phí hoạt động thực tế có liên quan đến giao dịch thương mại quốc tế đều phải được phản ánh đầy đủ vào TGHQ của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nên mục đích của việc KTSTQ về TGHQ là phải tìm được tất cả các chi phí có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đã xảy ra trong thực tế, làm căn cứ để kiểm tra mức độ chính xác, trung thực của TGHQ đã khai báo. Một yêu cầu đặt ra là mọi chi tiết được đưa ra trong quá trình KTSTQ về TGHQ đều phải có bằng chứng, chứng cứ rõ ràng, cụ thể và hợp pháp.

Từ những nhận xét nêu trên chúng ta có thể định nghĩa KTSTQ về TGHQ đối với hàng hóa nhập khẩu như sau: “KTSTQ về TGHQ đối với hàng hóa nhập khẩu là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan nhằm thẩm định lại tính chính xác và mức độ trung thực về trị giá trong nội dung các chứng từ mà người khai hải quan đó khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu đó được thông quan”.

Đối tƣợng KTSTQ về TGHQ

-Thứ nhất là các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, các dữ liệu thương mại và các chứng từ khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

-Thứ hai là chủ hàng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa (có thể là tổ chức, có thể là cá nhân) có liên quan trực tiếp khi mở tờ khai hải quan. Chủ thể liên quan gián tiếp không phân biệt thành phần kinh tế và hình thức cũng như nguồn vốn sở hữu, bao gồm: các đại lý làm thủ tục hải quan, các đơn vị nhập khẩu ủy thác, các hãng vận tải xuất nhập khẩu,các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính, tín dụng...

Phạm vi KTSTQ về TGHQ

Phạm vi của KTSTQ về TGHQ sẽ tùy thuộc vào cách thức xác định đối tượng kiểm tra, đó là kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra chọn mẫu và kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm.

Đối với trường hợp kiểm tra theo kế hoạch để đánh giá sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, phạm vi kiểm tra rộng hơn và toàn diện hoạt động xuất, nhập khẩu trong một giai đoạn. Đối với trường hợp kiểm tra chọn mẫu, theo dấu hiệu vi phạm, phạm vi kiểm tra thường hẹp hơn và tập trung vào những dấu hiệu vi phạm, trong đó dấu hiệu vi phạm khai sai trị giá gây thất thu thuế là dấu hiệu chủ yếu nhất.

Tùy theo yêu cầu đặt ra cho mỗi cuộc kiểm tra sau thông quan mà xác định phạm vi kiểm tra về trị giá hải quan toàn diện hoặc chuyên sâu vào nội dung trị giá của một hoặc nhiều mặt hàng nhập khẩu.

1.2.2.2. Quy trình và biện pháp nghiệp vụ chống gian lận về trị giá hải quan qua hoạt động kiểm tra sau thông quan

Quy trình KTSTQ về TGHQ là trình tự các bước công việc mà công chức hải quan phải thực hiện để thực hiện nghiệp vụ KTSTQ về TGHQtheo quy định của pháp luật hải quan. Hay nói một cách khác, quy trình KTSTQ về TGHQ là trình tự các thao tác nghiệp vụ mà công chức hải quan phải thực hiện để tiến hành KTSTQ về TGHQ theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bước 1: Nghiên cứu và lựa chọn đối tượng kiểm tra

Việc nguyên cứu và xác định đối tượng kiểm tra, phạm vi kiểm tra thực hiện theo nguyên tắc quản lý rủi ro.Căn cứ vào kết quả thu thập xử lý thông tin, kế hoạch đã được xác định, dấu hiệu vi phạm, tình hình nổi cộm theo chỉ đạo của cấp trên (tương ứng với các trường hợp kiểm tra sau thông quan là kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm, kiểm tra theo quản lý rủi ro).

Bước 2: Thu thập, phân tích thông tin về đối tượng kiểm tra

Thu thập, phân tích xử lý thông tin là hoạt động thường xuyên của nghiệp vụ KTSTQ về TGHQ, dựa trên việc áp dụng quản lý rủi ro và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động kiểm tra sau thông quan. Mục đích của thu thập, phân tích xử lý thông tin là đảm bảo thống nhất trong việc thực hiện TTXLTT phục vụ hoạt động KTSTQ về TGHQ nhằm phân loại hồ sơ, doanh nghiệp xuất nhập khẩu để lập kế hoạch, xác định được đối tượng KTSTQ về TGHQ hoặc phân loại doanh nghiệp vào diện theo dõi, chưa kiểm tra.

Công chức hải quan phải thực hiện thu thập, khai thác thông tin làm cơ sở cho việc phân tích, xác định dấu hiệu rủi ro trên cơ sở các thông tin, hồ sơ từ trong và ngoài ngành Hải quan như từ hệ thống xử lý dữ liệu điện tử , thông tin từ các khâu nghiệp vụ hải quan và từ kết quả của các cuộc kiểm tra sau thông quan; từ phía các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị như Thuế, Công an, Kho bạc, Ngân hàng, các hiệp hội ngành nghề; từ các doanh nghiệp cung cấpv.v... để phân loại hồ sơ theo ba mức: hồ sơ có rủi ro cao; hồ sơ cần theo dõi để tiếp tục đánh giá rủi ro và hồ sơ chưa có thông tin. Công chức hải quan cũng phải tiến hành các phân tích thông tin trong hồ sơ để đưa vào đối tượng KTSTQ về TGHQ bằng việc so sánh, đối chiếu các thông tin, dữ liệu liên quan đến mức giá, các chi phí phát sinh, các khả năng phát sinh các khoản phải cộng vào mà doanh nghiệp khai báo, tập trung vào các trường hợp nghi ngờ chưa được đánh dấu, nghi ngờ thực hiện kiểm tra, tham vấn giá trong thông quan..

Bước 3: Tổ chức, thực hiện kiểm tra

- Thành lập đoàn kiểm tra tại trụ sở hải quan hoặc trụ sở doanh nghiệp. - Công bố quyết định kiểm tra (trưởng đoàn kiểm tra công bố ngay phiên làm việc đầu tiên của đoàn kiểm tra với doanh nghiệp), nói rõ lý do, mục đích của cuộc kiểm tra; giải thích những vấn đề doanh nghiệp chưa rõ, những công việc doanh nghiệp cần thực hiện; những chứng từ tài liệu, dữ liệu điện tử... doanh nghiệp cần chuẩn bị; quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; yêu cầu doanh nghiệp cử lãnh đạo, kế toán và những người khác trực tiếp làm việc với đoàn kiểm tra...

- Việc kiểm tra thực hiện theo kế hoạch và chỉ đạo, điều hành của trưởng đoàn.

- Lập biên bản làm việc hàng ngày trong thời gian kiểm tra.

- Trong quá trình kiểm ra nếu phát hiện có tình tiết mới cần phải xác minh thì trưởng đoàn cử thành viên của đoàn đi xác minh; nếu có vấn đề doanh nghiệp cần giải trình bằng văn bản hoặc doanh nghiệp đề nghị được giải trình bằng văn bản thì yêu cầu hoặc đồng ý cho doanh nghiệp giải trình bằng văn bản. Nếu phát hiện các chứng từ, tài liệu phản ánh hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp thì yêu cầu doanh nghiệp sao y bản chính và ký xác nhận vào bản sao y để làm chứng cứ xử lý vi phạm sau này.

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra phải ký bản kết luận kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp. Nội dung cơ bản của bản kết luận kiểm tra phải thể hiện rõ được các nhiệm vụ kiểm tra theo quyết định kiểm tra; những công việc đã làm, kết quả, kết luận cụ thể về từng nội dung; những nội dung doanh nghiệp đã thực hiện đúng, không sai phạm; những nội dung doanh nghiệp thực hiện chưa đúng hoặc sai phạm, vi phạm quy định nào của pháp luật; trách nhiệm của doanh

nghiệp và các tổ chức cá nhân liên quan; những nội dung chưa thực hiện được, chưa hoàn thành, nguyên nhân; tinh thần, thái độ của doanh nghiệp trong quá trình kiểm tra; kiến nghị.

- Trình tự ban hành bản kết luận:

+ Dự thảo kết luận kiểm tra: chậm nhất 1 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra phải gửi cho doanh nghiệp dự thảo kết luận kiểm tra để doanh nghiệp có ý kiến về dự thảo.

+ Ban hành bản kết luận kiểm tra: chậm nhất hai ngày làm việc kể từ ngày hết hạn góp ý của doanh nghiệp. Trưởng đoàn ký Bản kết luận kiểm tra sau thông quan và gửi cho doanh nghiệp một bản.

+ Căn cứ vào quy định của pháp luật, bản kết luận kiểm tra sau thông quan trưởng đoàn kiểm tra hoặc công chức đề xuất xử lý về thuế (ấn định thuế, hoàn thuế).

Bước 4: Lập biên bản và ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính (nếu có)

Việc lập biên bản và ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định, hướng dẫn của Luật xử lý vi phạm hành chính. Biên bản vi phạm hành chính được lập sau khi đã ban hành bản kết luận kiểm tra sau thông quan, trừ trường hợp phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn và trường hợp doanh nghiệp cố tình ngăn cản hoặc không hợp tác với đoàn kiểm tra cần phải lập biên bản vi phạm hành chính ngay.

Bước 5: Cập nhật thông tin và lưu trữ hồ sơ.

Cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu liên quan các quyết định hành chính và toàn bộ thông tin thu thập được trong quá trình kiểm tra sau thông quan. Tổ chức lưu trữ hồ sơ theo quy định.

Việc ban hành Quy trình KTSTQ nói chung và KTSTQ về TGHQ nói riêng là quy định những công việc phải làm và trình tự trước sau của những

công việc ấy, nhằm đảm bảo tính đầy đủ, lôgic, chặt chẽ của hoạt động KTSTQ về TGHQ.

Các biện pháp nghiệp vụ được sử dụng trong KTSTQ về TGHQ

Một là, kỹ thuật phân tích, xử lý thông tin

Kỹ thuật phân tích, xử lý thông tin là một kỹ thuật nghiệp vụ quan trọng của KTSTQ về TGHQ.Áp dụng phổ biến trong KTSTQ về TGHQ là so sánh, đối chiếu giữa một thông tin được coi là chuẩn với thông tin khác hoặc giữa các thông tin với nhau. Thông tin được coi là chuẩn trong ngành hải quan là các thông tin từ: danh mục dữ liệu quản lý rủi ro về giá, từ kết quả phân tích phân loại hàng hóa…để đánh giá khả năng sai sót, gian lận hay vi phạm bằng cách:

- So sánh, đối chiếu mức giá do doanh nghiệp khai báo với mức giá hàng hóa giống hệt, tương tự trong cơ sở dữ liệu thông tin quản lý dữ liệu giá tính thuế của Tổng cục hải quan (bao gồm thông tin về giá khai báo của doanh nghiệp và các thông tin về giá điều chỉnh của các cơ quan hải quan đối với trường hợp đã tham vấn giá và bác bỏ trị giá khai báo); tập trung vào các trường hợp nghi ngờ chưa được đánh dấu nghi ngờ thực hiện kiểm tra, tham vấn giá trong thông quan.

- So sánh, đối chiếu giữa giá doanh nghiệp khai báo với giá bán hàng hóa giống hệt, tương tự do các doanh nghiệp khác khai báo, đã được cơ quan hải quan chấp nhận (loại trừ các trường hợp thuộc diện đã đánh dấu nghi ngờ để thực hiện tham vấn); hoặc với giá bán giống hệt, tương tự trên thị trường nội địa, sau khi đã trừ các chi phí phát sinh sau nhập khẩu.

- So sánh, đối chiếu giữa giá doanh nghiệp khai báo trên tờ khai hải quan với giá ghi trên chứng từ khác.

- So sánh mức giá nhập khẩu thu thập được từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cung cấp hoặc mức giá chào bán trên internet (giá invoice dealer) trừ đi chi phí đàm phán và các khoản thuế tại nước xuất khẩu.

Hai là,kỹ thuật lựa chọn đối tượng kiểm tra

Việc lựa chọn đối tượng KTSTQ về TGHQ, có thể thực hiện trong các trường hợp như: chọn đối tượng theo mẫu, chọn đối tượng theo dấu hiệu vi phạm, chọn đối tượng kiểm tra theo kế hoạch. Khi xác định đối tượng KTSTQ về TGHQ phải áp dụng QLRR, và đối tượng được xác định để KTSTQ về TGHQ luôn được coi là đối tượng rủi ro cao nhất. Một cuộc KTSTQ về TGHQ được đánh giá là thành công khi kết thúc kiểm tra, công chức Hải quan phải kết luận được đối tượng KTSTQ về TGHQ đã được xác định thực sự nằm trong vùng rủi ro cao.

Ba là,kỹ thuật khảo sát trước khi kiểm tra

Khảo sát trước khi kiểm tra là việc kiểm tra sơ bộ về hồ sơ, dữ liệu và thông tin có liên quan đến giao dịch xuất nhập khẩu của đối tượng KTSTQ về TGHQ. Có thể nói đây là kỹ thuật nghiệp vụ quan trọng của công chức hải quan và chủ yếu được thực hiện tại trụ sở cơ quan hải quan.

Thực hiện kỹ thuật khảo sát trước khi kiểm tra, công chức hải quan phải phân tích dữ liệu và xem xét các dấu hiệu vi phạm để xác định phạm vi của KTSTQ về TGHQ tại trụ sở doanh nghiệp. Trong đó, kỹ thuật phân tích dữ liệu được dựa trên hồ sơ về đối tượng kiểm tra và hồ sơ giao dịch, việc xem xét các dấu hiệu vi phạm được thực hiện bằng việc phân tích hồ sơ hải quan.

Bốn là,kỹ thuật kiểm tra chứng từ, sổ kế toán

Kiểm tra chứng từ, sổ kế toán là một trong những nội dung chính trong trong các kỹ thuật KTSTQ về TGHQ.Trong nhiều trường hợp, thông qua việc kiểm tra chứng từ, sổ kế toán có thể nhận biết được nội dung thực chất của giao dịch hàng hóa nhập khẩu và từ đó cơ quan hải quan có thể đạt được những mục tiêu quản lý của KTSTQ về TGHQ.

- Tờ khai hải quan.

- Hợp đồng thương mại, hóa đơn thương mại. - Vận tải đơn.

- Chứng từ bảo hiểm.

- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O). - Bảng kê chi tiết hàng hóa.

- Sổ kế toán.

- Chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

1.2.2.3 Nội dung KTSTQ về TGHQ

KTSTQ về TGHQ được thực hiện thành hai giai đoạn chính: kiểm tra tại cơ quan hải quan (trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan hàng hóa) và kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp (trong thời hạn 05 năm kể từ đăng ký tờ khai), được tập trung vào việc kiểm tra các nội dung chủ yếu sau:

- Tiến hành kiểm tra, đối chiếu trị giá khai báo (thông qua việc kiểm tra hồ sơ hải quan) với cơ sở dữ liệu để đánh giá mức độ tuân thủ của trị giá khai báo. Thông thường, cơ quan Hải quan sẽ xác lập một “khung” trị giá của từng loại hàng hóa, nếu trị giá khai báo thấp hơn hoặc cao hơn “khung” thì sẽ tiến hành tập trung kiểm tra. Ngoài ra, cũng tập trung kiểm tra những trường hợp thuộc diện nhạy cảm nhưng không thuộc trong “khung” đã định.

- Căn cứ vào hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chuẩn mực bao gồm cả kế toán, kiểm toán, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ vận tải… để kiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chống gian lận về trị giá hải quan sau thông quan tại cục hải quan thành phố hà nội (Trang 32 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)