PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chống gian lận về trị giá hải quan sau thông quan tại cục hải quan thành phố hà nội (Trang 49)

2.1. Nguồn tài liệu và dữ liệu thứ cấp

Các dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ các báo cáo tổng kết, báo cáo định kỳ quan trọng của đơn vị nghiên cứu hay từ hệ thống lưu trữ điện tử của ngành hải quan nên số liệu là chính xác, khách quan và có thể sử dụng ngay. Một số dữ liệu khác được thu thập qua các nguồn tài liệu tham khảo, website, sách báo đáng tin cậy về các vấn đề có liên quan cũng được kiểm tra chéo về thông tin từ Viện nghiên cứu hải quan - Tổng cục hải quan; Cục công nghệ thông tin và thống kê hải quan nên cũng khá đảm bảo.

2.2. Phƣơng pháp luận

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Nghiên cứu tài liệu là phương pháp thu thập thông tin và dữ liệu thứ cấp trên cơ sở các tài liệu đã được xuất bản chứ không phải do chính tác giả trực tiếp thu thập lần đầu.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng trong toàn bộ các chương của Luận văn và tập trung nhiều nhất ở chương tổng quan tài liệu. Phương pháp này được sử dụng trong việc khảo cứu các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, phân tích những nội dung chính, phương pháp được sử dụng và các kết luận đã đạt được cũng như những điểm cần nghiên cứu trước đó về chủ đề kiểm tra sau thông quan về TGHQ. Phương pháp này được dùng nhiều nhất và tập trung ở chương tổng quan tài liệu. Qua việc sử dụng phương pháp này, tác giả đã chứng minh được khoảng trống cần nghiên cứu chính là đề tài luận văn thạc sỹ này. Hơn nữa, qua việc nghiên cứu tổng quan các nghiên cứu về chống gian lận thương mại và công tác kiểm tra sau thông quan cũng giúp cho tác giả kế thừa được một số nội dung cơ bản về mặt lý luận và thực tiễn. Đây là cơ sở quan trọng để tác giả hoàn thiện chương cơ sở lý luận của luận văn.

2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu

2.2.2.1. Phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Qua phương pháp này để đánh giá sâu sắc hơn từng khía cạnh khác nhau của việc chống gian lận về TGHQ qua hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2016. Cụ thể, phương pháp phân tích được sử dụng để đánh giá từng nội dung riêng biệt, điểm mạnh và điểm yếu của từng nội dung cũng như chỉ ra các nguyên nhân của hạn chế.

Việc phân tích các cấu phần cho phép tác giả nhìn thấy được sự liên hệ về nội dung giữa các cấu phần với nhau, thấy được sự logic trong các vấn đề và sự ràng buộc khi thực hiện.

2.2.2.2. Phương pháp tổng hợp

Bên cạnh phương pháp phân tích thì phương pháp tổng hợp được kết hợp sử dụng để khái quát hóa các kết quả từ việc phân tích để đưa ra những nhận định và đánh giá chung về vấn đề chống gian lận kiểm tra sau thông quan trong một tổng thể các mối quan hệ và các khía cạnh khác nhau trong kiểm tra sau thông quan về TGHQ tại Cục hải quan thành phố Hà Nội

Tổng hợp là quá trình ngược lại với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, ta phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn, cái chung; tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu. Đó là cách mà tác giả đã thực hiện để có thể tìm thấy những mối liên hệ giữa các mặt,

các yếu tố cấu thành của một vấn đề. Trong phần nghiên cứu của mình, sau khi phân tích làm rõ những nội dung chống gian lận sau thông quan về TGHQ tại Cục hải quan thành phố Hà Nội, tác giả cố gắng tổng hợp lại những kết quả của công tác này trong tổng thể chung của kiểm tra sau thông quan toàn ngành. Từ đó có thể đánh giá hiệu quả của công tác chống gian lận thông quan kiểm tra sau thông quan về TGHQ tại Cục hải quan thành phố Hà Nội.

2.2.2.3. Phương pháp thống kê mô tả, so sánh

Thông tin định lượng thu thập được từ các tài liệu thống kê về chống gian lận kiểm tra sau thông quan về TGHQ tại Cục hải quan thành phố Hà Nội được sử dụng xử lý, sắp xếp và mô tả dưới dạng bảng biểu.

Các dữ liệu sử dụng trong luận văn được sử dụng chính thống trong các báo cáo của Cục hải quan thành phố Hà Nội, các Chi cục trực thuộc, phần mềm nghiệp vụ hải quan... nên dữ liệu này được coi là an toàn, có giá trị. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê dữ liệu theo từng năm, ở các mặt khác nhau của công tác kiểm tra sau thông quan để so sánh và đánh giá.

Qua việc cung cấp các số liệu được trình bày và tính toán, tác giả có thêm minh chứng cho các nhận định đánh giá về thực trạng chống gian lận kiểm tra sau thông quan về TGHQ ở địa bàn nghiên cứu.

Chƣơng 3:THỰC TRẠNG CHỐNG GIAN LẬN TRỊ GIÁ HẢI QUAN SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Đặc điểm về hoạt động của Cục hải quan thành phố Hà Nội

3.1.1. Quá trình phát triển và một số kết quả hoạt động của Cục hải quan

thành phố Hà Nội

Kể từ khi thành lập từ năm 1955 tới nay, Cục hải quan thành phố Hà Nội đang dần dần nâng cao hoàn thiện lực lượng kiểm tra sau thông quan để phù hợp với xu thế mới. Trong những năm gần đây do xu thế toàn cầu hóa, hoạt động nhập khẩu diễn ra ngày càng sôi động hơn, bên cạnh đó các gian lận về trị giá ngày càng gia tăng đòi hỏi phải tăng cường kiểm soát hải quan chặt chẽ, ý thức được tầm quan trọng trong lĩnh vực trị giá đối với hàng hóa nhập khẩu. Nhận thức rõ trách nhiệm của mình trước yêu cầu phát triển, hội nhập của Hải quan Thủ đô. Thực hiện kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá ngành hải quan giai đoạn 2015-2020 thực hiện mô hình quản lý Hải quan hiện

đại, bắt kịp trình độ Hải quan các nước tiên tiến trong khu vực. Cục hải quan

thành phố Hà Nội đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện và tập trung cao độ triển khai các hoạt động chống gian lận để hoàn thành nhiệm vụ được giao trong đó có nhiệm vụ hàng đầu là thu ngân sách nhà nước. Kết quả thực hiện thu thuế và các khoản thu khác theo quy định trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2016 là

Bảng 3.1: Số thu ngân sách của Cục hải quan thành phố Hà Nội Năm Thu nộp ngân sách (Tỷ

đồng) Mức độ hoàn thành chỉ tiêu thu nộp ngân sách nhà nƣớc (%) 2014 15.932 109 2015 18.441 105 2016 20.002 109,9

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác các năm 2014-2016 của Cục hải quan thành phố Hà Nội)

3.1.2. Bộ máy kiểm tra sau thông quan của Cục hảiquan thành phố Hà Nội

3.1.2.1.Cơ cấu tổ chức

Hình 3.1: Bộ máy KTSTQ của Cục hải quan thành phố Hà Nội

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHI CỤC KTSTQ ĐỘI NV1 ĐỘI NV2 ĐỘI NV3 ĐỘI NV4 ĐỘI TMTH CHI CỤC HQ CỬA KHẨU BỘ PHẬN KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN

Theo mô hình trên thì hoạt động KTSTQ chủ yếu do các Đội nghiệp vụ thực hiện. Cụ thể làthực hiệnthu thập, xử lý thông tin và trực tiếp kiểm tra theo quy trình KTSTQ. Soạn thảo các quyết định hành chính trình người có thẩm quyền ký xử lý sau kiểm tra, ấn định thuế, lập biên bản vi phạm. Lập hồ sơ đã kết thúc KTSTQ, bàn giao lưu trữChi cụcKTSTQ đối với dấu hiệu, chuyển nghiệp vụ, đột xuất.

Bộ phận KTSTQ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu được đặt ở Đội quản lý thuế.Nhiệm vụ của bộ phận này là KTSTQ các tờ khai hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan (KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan). Tại Chi cục thường bố trí 01 lãnh đạo Chi cục và 01 lãnh đạo Đội phụ trách bộ phận KTSTQ, 01 đến 02 công chức thực hiện công tác KTSTQ. Hiện tại, tổng số lượng cán bộ công chức làm công tác KTSTQ tại các Chi cục là 18 công chức.

3.2 Thực trạng chống gian lận về trị giá hải quan sau thông quan tại Cục hải quan thành phố Hà Nội

3.2.1 Thực trạng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác

KTSTQ về TGHQ

Chi cục KTSTQ là một đơn vị trực thuộc Cục hải quan thành phố Hà Nộiđược thành lập theo Quyết định số 34/2006/QĐ-BTC ngày 06/06/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Hiện nay, cơ cấu tổ chức Chi cụcKTSTQ thuộc Cục hải quan thành phố Hà Nội bao gồm 05 Đội công tác như sau:

+ Đội nghiệp vụ1: Thực hiện KTSTQ về trị giá hải quan. + Đội nghiệp vụ 2: Thực hiện KTSTQ về mã số, thuế suất.

+ Đội nghiệp vụ 3: Thực hiện KTSTQ đối với hàng gia công và sản xuất xuất khẩu.

+ Đội nghiệp vụ 4: Thực hiện KTSTQ về chính sách thương mại.

+ Đội Tham mưu tổng hợp: Thực hiện công tác tham mưu, xử lý vi phạm; tổng hợp, thống kê, báo cáo và các công tác khác phát sinh tại Chi cục.

Hình 3.2: Mô hình tổ chức nhân sự của Chi cục KTSTQ

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

3.2.2. Thực trạng cơ sở pháp lý KTSTQ về TGHQ

Cơ sở pháp lý về KTSTQ về TGHQ của hải quan được thể hiện thông qua các văn bản pháp luật về KTSTQ và TGHQ trong quá trình phát triển của hải quanphù hợp với các hiệp định, hiệp ước đã ký kết.

Hoạt động KTSTQ đang được quy định tại Luật Hải quan số 54/2014/QH13, Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH1 (sửa đổi bổ sung năm 2012 và năm 2016), Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 và các Thông tư hướng dẫn ban hành. Khi thực hiện nghiệp vụ KTSTQ về trị giá hải quan ngoài việc tuân thủ các quy định trong lĩnh vực KTSTQ, cán bộ thực hiện cuộc kiểm tra phải tuân thủ theo các văn bản điều chỉnh đến nghiệp vụ trị giá hải quan. Về cơ bản, hệ thống cơ sở pháp lý được quy định trong hệ thống văn bản sau:

CHI CỤC TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG ĐỘI NGHIỆP VỤ 1 (14 CÔNG CHỨC) PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG ĐỘI NGHIỆP VỤ 2 (10 CÔNG CHỨC) PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG ĐỘI NGHIỆP VỤ 3 (10 CÔNG CHỨC) PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG ĐỘI NGHIỆP VỤ 4 (10 CÔNG CHỨC) ĐỘI THAM MƯU TỔNG HỢP (7 CÔNG CHỨC)

Cơ sở pháp lý của KTSTQ là hệ thống pháp luật mà công chức hải quan căn cứ vào đó để tiến hành KTSTQ và ra các quyết định liên quan tới KTSTQ. Hiện nay cơ sở pháp lý của KTSTQ về TGHQ bao gồm:

Nguồn luật quốc tế: Trên bình diện quốc tế KTSTQ về TGHQ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu mà hiện nay hầu hết các nước đều áp dụng nhằm xác định mức độ mức độ ưu tiên trong quản lý hàng hóa nhập khẩu và chống thất thu thuế cho nhà nước, đối với Việt Nam KTSTQ về TGHQ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu cũng không nằm ngoài mục đích đó và hoạt động này được điều chỉnh bởi những thỏa thuận, hợp tác, các tổ chức mà chúng ta tham gia như: WCO, Hiệp định chung về thực hiện điều VII hiệp định trị giá GATT (GATT 1994)...

Pháp luật quốc gia: Ở Việt Nam KTSTQ về TGHQ đối với hàng hóa nhập khẩu được thực hiện dựa trên cơ sở pháp lý như: Luật hải quan Việt Nam số 54/2014/QH13ngày 23 tháng 6 năm 2014, Quyết định 1410/QĐ-Tổng cục hải quan ngày 14 tháng 5 năm 2015 về việc ban hành quy trình nghiệp vụ KTSTQ, kiểm tra tính thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu,

nhập khẩu, Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 quy định về xác

định trị giá hải quan đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu, Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu...

Theo quy định, Việt Nam phải chuyển hóa nguồn luật quốc tế về KTSTQ vào pháp luật quốc gia, nếu quy định của pháp luật quốc gia không thông nhất với quy định của quốc tế về KTSTQ thì phải thực hiện theo quy định quốc tế.

3.2.3 Thực trạng thực hiện quy trình, biện pháp nghiệp vụ chống gian lận về trị giá hải quan qua hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan về trị giá hải quan qua hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan

thành phố Hà Nội

3.2.3.1 Quy trình và biện pháp chống gian lận về TGHQ

Có thể nói, quy trình và các biện pháp nghiệp vụkiểm tra TGHQ sau thông quan được coi là cẩm nang về nghiệp vụ để chống gian lận thương mại nói chung, TGHQ nói riêng. Cục hải quan thành phố Hà Nội thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, đánh giá và hoàn thiện cho tất cả các đơn vị và công chức nhằm đáp ứng được các yêu cầu của ngành hải quan đặt ra cho nghiệp vụ chống gian lận TGHQ trong từng giai đoạn. Luôn coi quy trình là hoạt động bắt buộc phải tuân thủ và việc hoàn thiện quy trình cũng góp phần quan trọng vào hiệu quả hoạt động và cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động kiểm tra sau thông quan.

Trong quá trình thực hiện quy trình thì việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trong từng bước của quy trình cũng được Cục hải quan thành phố Hà Nội quan tâm chỉ đạo sát sao.

*Tình hình thực hiện công tác nguyên cứu và lựa chọn đối tượng kiểm tra (Bước 1)

Chi cục KTSTQ -Cục hải quan thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch và xác định đối tượng kiểm tra sau thông quan hàng năm.

Trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm và thông tin thu thập được trong và ngoài ngành hải quan, Chi cục KTSTQ tiến hành nguyên cứu các đối tượng có dấu hiệu vi phạm được cung cấp từ các chi cục hải quan thông qua các phiếu nghiệp vụ. Đồng thời, nghiên cứu nguồn thông tin trên hệ thống của ngành để lựa chọn kiểm tra xác xuất sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Trong đó, kế hoạch phải chỉ rõ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ tiến hành KTSTQ trong năm tiếp theo, hình thức kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan hoặc kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp. Bản kế hoạch cần đảm bảo các nội

dung thông tin về doanh nghiệp như tên doanh nghiệp theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, mã số thuế, hoạt động kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp, phạm vi về thời gian và nội dung KTSTQ. Sau khi đã được Tổng cục hải quan phê duyệt kế hoạch này, Cục hải quan thành phố Hà Nội sẽ tiến hành giao cho Chi cục KTSTQ lập bảng đăng ký tiến độ thực hiện kế hoạch của năm đó, nội dung kiểm tra sẽ được cụ thể hoàn thành các công việc chi tiết, phân công thực hiện và thời gian kết thúc. Tuy nhiên, do việc thu thập, tổng hợp thông tin ban đầu còn yếu, xuất phát từ khâu kiểm tra hồ sơ cho đến thông tin do các Phòng ban, Chi cục cung cấp nên trong bản kế hoạch do Cục hải quan thành phố Hà Nội lập thường không chi tiết và thiếu thông tin về phạm vi kiểm tra, nội dung kiểm tra, không dự kiến được số thuế sẽ thu sau khi kết thúc kiểm tra. Bên cạnh đó, nhận thấy bản kế hoạch do Cục hải quan thành phố Hà Nội cũng chưa thể hiện được nội dung kiểm tra theo chuyên đề về TGHQ.

*Tình hình thực hiện công tác thu thập, phân tích thông tin (Bước 2)

Để thực hiện công tác này, công chức hải quan phải sử dụng các phương pháp và kỹ thuật nghiệp vụ sau:

- Thu thập thông tin :

+ Đối với loại có dấu hiệu vi phạm:

Dấu hiệu ở đây được hiểu là dấu hiệu gây thất thu thuế hoặc khai sai trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chống gian lận về trị giá hải quan sau thông quan tại cục hải quan thành phố hà nội (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)