Xâydựng bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ hải quan điện tử tại cục hải quan thành phố hải phòng (Trang 59)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Xâydựng bộ máy quản lý

- Công tác quản lý tổ chức, nguồn nhân lực xây dựng dịch vụ là khâu đầu tiên và giữ vai trò cốt yếu để đơn vị tồn tại và phát triển. Đặc biệt hải quan điện tử là một dịch vụ mới, là xu thế của hầu hết các nƣớc trên thế giới, áp dụng rất nhiều những tiến bộ công nghệ tiên tiến của thời đại; do đó, nguồn nhân lực trực tiếp làm thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng cũng là những cán bộ công chức trẻ năng động, nhiệt huyết, trình độ chuyên môn cao. Và thực tế, đã có những thành quả đƣa dịch vụ hải quan điện tử phát triển không ngừng, xứng đáng là một trong hai đơn vị đầu tiên đƣợc thực hiện thí điểm trong toàn ngành và đến nay khi hải quan điện tử đã đƣợc nhân rộng và đƣa vào áp dụng trong toàn ngành, thì lực lƣợng nhân lực tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng vẫn giúp đơn vị giữ vị trí top đầu về công tác cải cách, ứng dụng công nghệ thông tin vào dịch vụ.

- Trong bất kỳ dịch vụ nào thì yếu tố con ngƣời luôn đóng vai trò then chốt và dịch vụ HQĐT cũng không phải ngoại lệ.

Do mức độ tự động hóa của quy trình nghiệp vụ thực hiện TTHQĐT đƣợc tăng lên (từ một khâu tiếp nhận tăng lên thành 4 khâu bao gồm: tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký tờ khai và phân luồng tờ khai) nên việc bố trí nhân sự tại các khâu nghiệp vụ sẽ có sự thay đổi. Ở các khâu này, do nhân viên tiếp xúc và hỗ trợ khách hàng chính là những nhân viên tác nghiệp điện tử nên việc bố trí nhân viên trong dây truyền này đƣợc lãnh đạo Cục quan tâm, chủ động sắp xếp những nhân viên với tiêu chí thông thạo nghiệp vụ cũng nhƣ có thái độ giao tiếp với doanh nghiệp tốt. Đặc biệt, lãnh đạo Cục đã rất quan tâm đến trình độ của các nhân viên tác nghiệp trực tiếp bằng việc tổ chức 43 lớp đào tạo, tập huấn về TTHQĐT cho hơn 500 cán bộ công chức và hơn 1000 DN nhằm đảm bảo có một đội ngũ nhân viên tác nghiệp điện tử chuyên nghiệp.

tảng quản lý rủi ro, dần chuyển việc kiểm tra trong thông quan (tiền kiểm) sang kiểm tra sau thông quan (hậu kiểm), nghĩa là tập trung kiểm tra những đối tƣợng đã đƣợc khâu trong thông quan cảnh báo thông qua quá trình phúc tập hồ sơ hải quan, tập trung kiểm tra các doanh nghiệp và các nhóm ngành hàng có độ rủi ro cao về hồ sơ, tên hàng, chủng loại, mã số, thuế suất, chứng từ, giá khai báo, chính sách thuế…Do đó, lực lƣợng kiểm tra sau thông quan, nhân viên kiểm hóa (nhân viên kiểm tra lô hàng thực tế) đƣợc bố trí thƣờng là những ngƣời có trình độ, năng lực, thái độ nghiêm túc, không vụ lợi mới có thể đƣa ra các biện pháp xử lý, răn đe, phòng ngừa, ngăn chặn và phát hiện sớm các vi phạm, gian lận, buôn lậu đang có nguy cơ gia tăng.

- Chủ động triển khai công việc về tổ chức bộ máy, nhân sự, bảo vệ nội bộ và xây dựng lực lƣợng; thực hiện phân cấp đào tạo cho các đơn vị nhằm tạo sự chủ động cho các đơn vị trong việc xây dựng chƣơng trình, kế hoạch tự đào tạo tại chỗ cho CBCC, nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ công chức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao.

3.2.2. Xác lập kế hoạch phát triển dịch vụ hải quan điện tử tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng

- Tiếp tục hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan điện tử, phần mềm dịch vụ, khắc phục những hạn chế, vƣớng mắc còn tồn tại, nâng cao hiệu quả triển khai dịch vụ hải quan điện tử tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức hải quan phẩm chất đạo đức tốt, trình độ năng lực đáp ứng cho yêu cầu hiện đại hoá ngành hải quan, tác phong làm việc chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả; đặc biệt là lực lƣợng công chức trực tiếp làm thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng phải là những cán bộ công chức nhiệt huyết, trình độ chuyên môn cao đáp ứng đƣợc với các yêu cầu không chỉ về chuyên môn mà cả các kỹ năng bổ trợ nhƣ tin học, ngoại ngữ.

- Đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật nói chung và hệ thống CNTT toàn Cục và Hệ thống VNACC/VCIS cũng nhƣ các Hệ thống vệ tinh hoạt động ổn định, thông suốt; Đảm bảo quản lý cơ sở dữ liệu, quản lý, vận hành các

chƣơng trình ứng dụng của cấp Cục; Tiếp nhận, triển khai theo hƣớng dẫn, quy định của Tổng cục Hải quan các chƣơng trình ứng dụng của Ngành.

- Chất lƣợng dịch vụ hải quan điện tử phải đƣợc không ngừng cải thiện thông qua các tiêu chí về kỹ thuật, chức năng và hình ảnh để đem lại sự hài lòng cho khách hàng là các doanh nghiệp đến làm thủ tục hải quan.

3.2.3. Huy động và phân bổ các nguồn lực

3.2.3.1. Về nguồn lực tài chính

Việc phân bổ tài chính từ năm 2013-2017 cho các hoạt động của đơn vị đƣợc thể hiện rõ qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.1. Bảng phân bổ tài chính cho các hoạt động của đơn vị 2013-2017 Đơn vị: tỷ đồng Năm Phân bổ Chi thanh toán cá nhân và quản lý hành chính Chi đào tạo bồi dƣỡng cán bộ công chức Chi nghiệp vụ chuyên môn đặc thù Chi mua sắm CNTT Chi mua sắm tài sản cố định Chi sửa chữa tài sản cố định Chi đầu xây dựng bản Tổng 2013 Tổng dự toán đƣợc sử dụng 179 1 5,53 2,6 0,5 3,2 8,9 200,73 Tỷ lệ phân bổ 89,1% 0,49% 2,75% 1,29% 0,25% 1,59% 4,43% 2014 Tổng dự toán đƣợc sử dụng 182 1,12 5,55 2,8 0,56 3,1 8,8 203,93 Tỷ lệ phân bổ 89,2% 0,55% 2,72% 1,37% 0,27% 1,52% 4,3% 2015 Tổng dự toán đƣợc sử dụng 180 1,1 5,56 2,9 0,58 3,2 9,1 202,44 Tỷ lệ phân bổ 88,9% 0,54% 2,74% 1,43% 0,28% 1,58% 4,49% 2016 Tổng dự toán đƣợc sử dụng 180 1,1 5,56 3 0,6 3,22 9 202,48 Tỷ lệ phân bổ 88,89% 0,54% 2,74% 1,47% 0,3% 1,88% 4,4% 2017 Tổng dự toán đƣợc sử dụng 181 1,1 5,57 3 0,67 3,25 9 203,6 Tỷ lệ phân bổ 88,9% 0,54% 2,76% 1,47% 0,33% 1,6% 4,4%

(Nguồn: Cục Tài vụ - Quản trị, Tổng cục Hải quan)

Qua bảng số liệu 3.1 trên có thể thấy rằng qua các năm từ 2013-2017, ngoài các khoản chi thanh toán cá nhân và quản lý hành chính; chi đầu tƣ xây

dựng cơ bản là hai khoản chi đƣợc phân bổ nhiều nhất do đều là các khoản thiết yếu, quy mô lớn nên tỷ lệ phân bổ cao. Đặc biệt là khoản chi thanh toán cá nhân và quản lý hành chính. Khoản chi thanh toán cá nhân chủ yếu là chi lƣơng, phụ cấp, chế độ thêm giờ, … cho cán bộ công chức và ngƣời lao động tại đơn vị. Bởi lãnh đạo quản lý luôn xác định chi cho con ngƣời - là nhân tố cốt lõi để nâng cao chất lƣợng công việc.

Tiếp theo, khoản chi cho nghiệp vụ chuyên môn đặc thù và chi cho việc mua sắm CNTT là cũng chiếm tỷ lệ rất cao. Đây là 2 nhân tố quan trọng để giúp nâng cao công tác quản lý dịch vụ hải quan điện tử, là nhân tố đi cùng với công chức trực tiếp làm thủ tục hải quan điện tử cũng nhƣ khách hàng sử dụng dịch vụ hải quan điện tử để nâng cao chất lƣợng dịch vụ. Điều này cũng thể hiện sự quan tâm đến đầu tƣ cơ sở vật chất của lãnh đạo quản lý đối với việc đẩy mạnh thủ tục hải quan điện tử ngày càng nhanh, mạnh, đáp ứng yêu cầu và mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ hải quan điện tử tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng.

3.2.3.2. Về nguồn lực con người

Chất lƣợng công chức Cục Hải quan thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2017 đƣợc thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.2. Chất lượng công chức Cục Hải quan TP. Hải Phòng (2013-2017) Đơn vị: người Năm Tổng số CBCC Trình độ chuyên môn Trình độ ngoại ngữ Trình độ tin học Tiếng Anh Ngoại ngữ khác cấp trở Trung lên Chứng chỉ Thạc sỹ Đại học đẳng Cao Trung cấp ĐH trở lên Chứng chỉ ĐH trở lên 2013 888 28 797 17 28 55 826 6 37 851 2014 886 28 795 17 28 57 822 6 37 849 2015 878 75 763 17 23 60 809 9 39 839 2016 872 105 730 17 20 63 797 12 40 832 2017 868 140 693 16 18 65 789 14 40 828

Qua Bảng 3.2 nêu trên thấy rằng từ năm 2013-2017 tổng số CBCC của Cục Hải quan thành phố Hải Phòng giảm dần qua các năm, chủ yếu do công chức về hƣu theo chế độ và chuyển công tác sang đơn vị khác.

Về trình độ chuyên môn, số lƣợng Thạc sỹ tăng nhanh, số lƣợng Đại học giảm qua các năm do phần lớn các công chức đang có trình độ Đại học đã đi học tập để nâng cao trình độ lên Thạc sỹ và còn lại là do tuyển dụng mới. Điều này thể hiện việc lãnh đạo Cục Hải quan thành phố Hải Phòng luôn quan tâm và tạo điều kiện để CBCC của đơn vị học tập, nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành cũng nhƣ xu thế phát triển kinh tế thế giới.

Về trình độ ngoại ngữ và tin học cũng thể hiện tốt với số lƣợng công chức có trình độ ngoại ngữ từ đại học trở lên khá cao và ngày càng tăng, không chỉ có tiếng Anh mà còn cả các thứ tiếng khác (Pháp, Trung Quốc, Nga).

Qua Bảng 3.2 nêu trên có thể thấy với việc ứng dụng thủ tục hải quan điện tử rộng khắp thì số công chức của Cục Hải quan thành phố Hải Phòng không hề tăng mà còn giảm, thay vào đó, nhà cung cấp dịch vụ hải quan điện tử này chú trọng vào việc đào tạo và khuyến khích, tạo điều kiện cho công chức học tập, nâng cao trình độ chuyên môn cũng nhƣ trình độ tin học, tiếng Anh là những công cụ bổ trợ vô cùng quan trọng để công chức đặc biệt là những công chức trực tiếp làm thủ tục hải quan điện tử hoàn thành tốt nhiệm vụ, đem lại sự hài lòng cho doanh nghiệp đến làm thủ tục hải quan điện tử trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan thành phố Hải Phòng.

3.2.3.3. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cho dịch vụ HQĐT

- Đến nay, hạ tầng CNTT của Cục gồm: 71 máy chủ, 764 máy trạm, 10 mạng LAN; Đăng ký thuê bao tên miền http://hpcustoms.gov.vn phục vụ cấu hình hệ thống khai điện tử; Lắp đặt thêm các thiết bị phụ trợ khác; Mở rộng hệ thống mạng LAN, WAN ra các địa điểm giám sát thuộc địa bàn quản lý; Hiệu chỉnh, nâng cấp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; Phối hợp với

Cục CNTT, công ty FPT, Ban CCHĐH Tổng cục Hải quan thực hiện việc chuẩn hóa hệ thống máy chủ phục vụ triển khai TTHQĐT;

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, cơ sở hạ tầng CNTT tại các địa điểm giám sát mặc dù đang đƣợc triển khai nhƣng còn rất nhiều hạn chế do các cảng biển ở Hải Phòng manh mún, dẫn đến việc thiết kế đƣờng truyền, lƣợng máy tính trạm còn thiếu nhiều. Mặt khác, đƣờng truyền mạng cũng còn nhiều vƣớng mắc khi đƣờng cáp quang nhiều lần bị đứt, đƣờng truyền nhiều lúc chậm, đặc biệt vào giờ cao điểm 9-11h sáng, 14-17h chiều.

Về trang thiết bị, tại các Chi cục đều đƣợc trang bị từ 4-5 máy chủ, trong đó sử dụng 02 máy chủ để xử lý và lƣu trữ cơ sở dữ liệu phục vụ thông quan điện tử. Do các Chi cục đều đạt trên 95% tỷ lệ kim ngạch và tờ khai, trong khi cơ sở dữ liệu (CSDL) lƣu trữ trong các máy chủ từ năm 1996 đến nay vẫn tồn tại, nên luôn trong tình trạng quá tải (tốc độ xử lý và bộ nhớ luôn ở mức > 90%), nếu không kịp thời bổ sung hoặc không xử lý cơ sở dữ liệu tồn thì Hệ thống thông quan điện tử tại các Chi cục không đáp ứng đƣợc yêu cầu.

Hệ thống máy trạm: Nhiều máy quá hạn sử dụng theo quy định, hoạt động không ổn định; Thiếu máy trang bị cho bộ phận theo dõi thông tin hàng chuyển cửa khẩu và bộ phận giám sát.

Hệ thống dự phòng: Chƣa đƣợc trang bị hệ thống dự phòng, nếu xảy ra sự cố thì toàn bộ hoạt động thông quan điện tử sẽ bị dừng lại. Đây là vấn đề đặt biệt quan trọng liên quan đến vấn đề an toàn, an ninh của hệ thống.

Về năng lực lãnh đạo và quản trị chung hiện nay của Cục tƣơng đối ổn định và phù hợp.

Về năng lực liên kết, liên minh và quan hệ đối tác: Việc kết nối trao đổi thông tin với kho bạc còn chậm, là nguyên nhân đƣa ra các quyết định chƣa chính xác của Hệ thống về số tiền thuế chậm nộp và thời gian đƣợc hƣởng ân hạn, ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

vụ, hỗ trợ ngƣời nộp thuế thông quan cơ chế hợp tác với Hệ thống các Ngân hàng thƣơng mại (e-payment), duy trì đẩy mạnh việc thực hiện phối hợp thu NSNN, bảo lãnh thuế bằng phƣơng thức điện tử qua hệ thống các ngân hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc kê khai nộp thuế vào ngân sách nhà nƣớc.

- Quản lý và đảm bảo hoạt động Cổng thông tin điện tử của Cục Hải quan TP. Hải Phòng; Nâng cấp trang cổng thông tin điện tử của Cục Hải quan TP. Hải Phòng lên giao thức mới HTPPS nhằm đảm bảo an ninh an toàn mạng, tránh bị đánh cắp dữ liệu khi đăng nhập. Địa chỉ mới Cổng thông tin Cục HQHP: https://hpcustoms.gov.vn

3.2.4. Quản lý chất lượng hải quan điện tử

Về chất lượng của dịch vụ theo kết quả khảo sát

Về chất lƣợng dịch vụ hải quan điện tử, tác giả sử dụng Phiếu khảo sát với đối tƣợng là công chức hải quan và một số doanh nghiệp thƣờng xuyên làm thủ tục hải quan tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng với phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể đã nêu tại Chƣơng 2 của luận văn này. Nội dung Phiếu khảo sát (Phụ lục I) và kết quả tổng hợp phiếu cụ thể (Phụ lục II) kèm theo luận văn. Nội dung cụ thể nhƣ sau:

3.2.4.1. Chất lượng kỹ thuật

Chất lƣợng kỹ thuật đƣợc đánh giá qua một số những tiêu chí cơ bản nhƣ sau: - Chất lƣợng về phần mềm tin học đƣợc cả các công chức hải quan và các doanh nghiệp đánh giá cao, đặc biệt là mức độ tự động hóa cao của phần mềm (4,1 điểm), thiết kế phần mềm với đầy đủ các chỉ tiêu cần thiết đối với việc làm thủ tục cho hàng hóa xuất nhập khẩu (3,87 điểm) và tính bảo mật cao (3,97 điểm). Kết quả này cho thấy nỗ lực đƣợc ghi nhận của dịch vụ hải quan điện tử mang lại là bƣớc đầu thỏa mãn yêu cầu tự động hóa của dịch vụ.

- Các sự cố kỹ thuật trong quá trình sử dụngdịch vụ hải quan điện tử ít xảy ra với các nguyên nhân nhƣ do mất điện hệ thống (HQ 1,42 điểm và DN

1,6 điểm), do dữ liệu hệ thống chƣa đầy đủ, chƣa cập nhật kịp thời (HQ 1,57 điểm và DN 1,43 điểm).

- Về yêu cầu hạ tầng, thiết lập hệ thống đƣợc công chức hải quan và doanh nghiệp đánh giá cao là: Phần mềm điện tử của dịch vụ hải quan điện tử hoạt động ổn định, sau khi cài đặt ít bị hỏng dẫn đến phải cài đặt lại (HQ 3,93 điểm và DN 3,73 điểm); Hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông của cơ quan hải quan đƣợc đầu tƣ hoàn thiện, đáp ứng tốt yêu cầu cung cấp dịch vụ hải quan điện tử (HQ 4,3 điểm và DN 4,07 điểm).

- Về kỹ thuật trong thực hiện dịch vụ: cả công chức hải quan và doanh nghiệp đều nhận thức rõ đƣợc yêu cầu cần phải tham gia tập huấn đầy đủ trƣớc khi sử dụng và thực hiện dịch vụ hải quan điện tử (HQ 4,27 điểm và DN 4,4 điểm).

3.2.4.2. Chất lượng chức năng

- Về Tổ tƣ vấn của Cục: doanh nghiệp đã có đánh giá khá tốt về Tổ tƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ hải quan điện tử tại cục hải quan thành phố hải phòng (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)