Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.5. Kiểm tra sau thông quan
Việc kiểm tra, giám sát doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi họ khai báo hải quan thông qua phƣơng tiện điện tử ngày càng đƣợc chú trọng. Những năm gần đây, Hải quan Việt Nam đã chuyển đổi phƣơng thức quản lý từ kiểm tra trong thông quan sang kiểm tra sau thông quan theo cơ chế quản lý hải quan hiện đại. Kiểm tra sau thông quangiúp cơ quan Hải quan thẩm định
tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ mà chủ hàng, ngƣời đƣợc chủ hàng ủy quyền, tổ chức, cá nhân trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu đó khai, nộp, xuất trình với cơ quan Hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đó đƣợc thông quan; thẩm định việc tuân thủ pháp luật trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Để tiến hành đƣợc các hoạt động KTSTQ đòi hỏi cán bộ hải quan phải thực hiện hàng loạt các công việc từ thu thập, phân tích thông tin, đánh giá rủi ro để lựa chọn danh mục đối tƣợng trọng tâm, trọng điểm đƣa vào kế hoạch KTSTQ đến phân tích chi tiết, xác định các nội dung có nghi ngờ cần tập trung làm rõ khi KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp. Nhƣ vậy, công việc trƣớc KTSTQ rất nhiều và phức tạp ảnh hƣởng quyết định đến hiệu quả KTSTQ.
Tuy nhiên, việc Hải quan Việt Nam nói chung và Cục Hải quan thành phố Hải Phòng nói riêng vận dụng các phƣơng pháp trong quy trình QLRR từ thu thập, phân tích và lựa chọn đối tƣợng KTSTQ đã hỗ trợ rất lớn cho công tác KTSTQ trong bối cảnh nhân lực và vật lực còn bị hạn chế.Các tiêu chí làm cơ sở đánh giá rủi ro của doanh nghiệp trong khi lựa chọn đối tƣợng KTSTQ cần đƣợc xem xét và đánh giá thƣờng xuyên cho phù hợp với thực tế. Việc xác định đúng các tiêu chí rủi ro sẽ giúp cho cơ quan Hải quan không bỏ lọt các doanh nghiệp vi phạm.
Bảng 3.3: Kết quả KTSTQ trên số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017
1. Số lƣợng doanh nghiệp tham gia
XNK 12.904 14.047 15.789 17.234 20.923
2.Tổng số cuộc đƣợc kiểm tra 560 655 877 1828 2965 Trong đó:
2.1 Số cuộc đƣợc KTSTQ tại trụ sở cơ
quan Hải quan 510 601 722 1649 2828
2.2 Số cuộc đƣợc KTSTQ tại trụ sở
doanh nghiệp 50 54 155 179 137
Số liệu tại Biểu 3.3 cho thấy số cuộc đƣợc KTSTQ trên toàn bộ số doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan thành phố Hải Phòng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Nếu tính cả giai đoạn 2013-2017, với số lƣợng doanh nghiệp tham gia XNK trung bình là 16.179 doanh nghiệp thì tỷ lệ các doanh nghiệp đƣợc đánh giá tuân thủ toàn giai đoạn 2013-2017 trung bình chiếm 15,8%. Nhƣ vậy, cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động KTSTQ, nâng cao số doanh nghiệp đƣợc đánh giá tuân thủ thông qua KTSTQ.
Qua việc kiểm tra sau thông quan đã góp phần nâng cao nhận thức của DN và ý thức tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp đồng thời phát hiện ra các vấn đề bất cập của chính sách, pháp luật. Thông qua đó, nhiều sai sót của DN đã đƣợc phía Hải quan chỉ ra, giúp DN không mắc lại; nhiều chính sách, pháp luật DN chƣa biết, chƣa nắm vững nhƣng qua KTSTQ DN đã nắm bắt đƣợc, sẽ tránh đƣợc vi phạm do vô ý (ví dụ, các khoản phải cộng trong trị giá, nhƣ phí bản quyền, phí vận chuyển chặng nội địa trong vận tải đa phƣơng thức đến/đi từ ICD, phí xếp dỡ,…). Nhiều vi phạm của DN đƣợc phát hiện, xử lý theo đúng quy định của pháp luật đã để lại bài học kinh nghiệm cho các DN, từ đó ngăn ngừa các vi phạm cố ý.
3.2.6. Kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch xây dựng và phát triển dịch vụ hải quan điện tử
- Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, công tác xây dựng lực lƣợng hải quan trong sạch, vững mạnh đƣợc Lãnh đạo Cục và tập thể cán bộ công chức đặc biệt chú trọng, tập trung kiểm tra nội bộ, kỷ cƣơng, kỷ luật hành chính trong thực thi nhiệm vụ của cán bộ công chức, thực hiện nghiêm phƣơng châm công vụ của Cục “Tận tình hƣớng dẫn - Thái độ lịch sự - Tác phong nhanh nhẹn”.
- Phối hợp triển khai theo Kế hoạch đối với các Đề án của Tổng cục Hải quan. Đặc biệt là việc triển khai Dịch vụ công trực tuyến tại Cục đạt hiệu quả
cao, dẫn đầu trong toàn ngành.
- Về chất lƣợng dịch vụ hải quan điện tử, thể hiện qua 3 khía cạnh là chất lƣợng kỹ thuật, chất lƣợng chức năng và chất lƣợng hình ảnh thì đƣợc đánh giá qua một phần qua các công chức trực tiếp thao tác phần mềm dịch vụ này và phần lớn là từ phía các doanh nghiệp trực tiếp đến làm thủ tục hải quan điện tử. Việc đánh giá chất lƣợng dịch vụ trong đề tài này, tác giả chủ yếu dựa vào kết quả Phiếu điều tra khảo sát nhƣ đã nêu trên.
Về cơ bản, chất lƣợng dịch vụ hải quan điện tử đƣợc đánh giá tốt; Cơ quan hải quan sẵn sàng tiếp thu, giải quyết ý kiến khiếu nại, góp ý của doanh nghiệp nhằm kịp thời tháo gỡ vƣớng mắc, góp phần nâng cao chất lƣợng dịch vụ hải quan điện tử.
Cơ quan hải quan thực hiện đúng các cam kết đối với khách hàng trong việc cung cấp dịch vụ.
3.3. Đánh giá chung
3.3.1. Một số kết quả đạt được
Với cách thức tổ chức quản lý dịch vụ hải quan điện tử đã nêu trên thì trong thời gian qua, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng đã luôn chủ động, sáng tạo không ngừng để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao và đạt đƣợc những kết quả hoạt động nhƣ sau:
Cho đến thời điểm hiện nay, TTHQĐT thực hiện theo Nghị định 87 với hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan 4.0 đã đƣợc triển khai trên khắp cả nƣớc, đạt 35/35 Cục Hải quan. Trong đó, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng là đơn vị đầu tiên triển khai theo quy định mới do có nhiều năm kinh nghiệm, nhiệt tình và ý thức chính trị cao. Số lƣợng các Chi cục Hải quan triển khai TTHQĐT tại Cục Hải quan Hải Phòng là 09 Chi cục, đạt tỷ lệ 100%.
- Số lƣợng doanh nghiệp tham gia thực hiện TTHQĐT ngày càng tăng, số lƣợng tờ khai thực hiện TTHQĐT tăng và kim ngạch đóng góp cho ngân
sách thông qua thực hiện TTHQĐT theo đó cũng tăng qua các năm. Cụ thể nhƣ sau:
Bảng 3.4: Số lượng tờ khai thực hiện TTHQĐT (2013-2017)
Năm 2013 2014 2015 2016 2017
Số tờ khai thực
hiện TTHQĐT 598.782 765.876 1.083.720 1.303.874 1.474.558 Số tờ khai chung 830.441 972.930 1.119.736 1.312.763 1.483.674
(Nguồn: Cục CNTT & TKHQ - TCHQ)
Biểu đồ 3.1: Số lượng tờ khai thực hiện TTHQĐT (2013 - 2017)
Nhƣ vậy, nếu năm 2013 số lƣợng tờ khai thực hiện TTHQĐT chỉ có 598.782 tờ khai so với tổng số tờ khai là 830.441 tờ khai, chỉ chiếm tỷ lệ 72,1% thì năm 2014 tăng vọt lên 83,82% và đạt mức 92,22% vào năm 2014. Năm 2015, số lƣợng tờ khai thực hiện TTHQĐT so với tổng số tờ khai đạt mức 96,78%, đạt 99,32% vào năm 2016 và đạt 99,38% vào năm 2017 cho thấy lƣợng tờ khai thực hiện TTHQĐT tăng lên nhanh chóng qua từng năm và càng ngày số tờ khai thực hiện TTHQĐT gần nhƣ chiếm tuyệt đối.
Bảng 3.5: Kim ngạch thực hiện TTHQĐT (đơn vị: triệu USD)
Kim ngạch thực hiện TTHQ điện tử 30.337 31.089 42.449 49.425 51.005 Kim ngạch chung 34.705 34.813 46.104 50.178 51.500 (Nguồn: Cục CNTT & TKHQ) 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 2013 2014 2015 2016 2017 Kim ngạch thực hiện TTHQĐT (triệu USD) Tổng kim ngạch
Biểu đồ 3.2: Kim ngạch thực hiện TTHQ điện tử (2013 – 2017)
Nhìn vào bảng tổng hợp và biểu đồ 3.2 có thể thấy nếu năm 2009, kim ngạch thực hiện TTHQĐT chỉ ở mức 1.305,5 triệu USD, chiếm tỷ lệ 7,52% trong tổng kim ngạch chung của Cục Hải quan Hải Phòng thì đến năm 2010 kim ngạch thực hiện TTHQĐT tăng lên 1.678 triệu USD, chiếm tỷ lệ 8,22%. Đến năm 2011, kim ngạch thực hiện TTHQĐT tăng nhanh chóng, đạt mức 18.765 triệu USD, chiếm tỷ lệ 75,8% so với tổng kim ngạch chung và con số này lên tới 99,47% vào năm 2012 và dừng ở mức 99,8% vào năm 2013.
Bảng 3.6: Số lượng DN XNK thực hiện TTHQĐT Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Số lƣợng DN XNK thực hiện TTHQĐT 12.693 13.967 15.732 17.230 20.920 Số lƣợng DN XNK chung 12.904 14.047 15.789 17.234 20.923 (Nguồn: Cục CNTT & TKHQ)
Biểu đồ 3.3: Số lượng DN XNK thực hiện TTHQĐT (2013- 2017)
Qua Bảng số liệu 3.6 và Biểu đồ 3.3 trên có thể thấy số lƣợng doanh nghiệp tham gia thực hiện TTHQĐT ngày càng gia tăng theo từng năm và các doanh nghiệp làm thủ tục hải quan điện tử chiếm gần nhƣ tỷ lệ tuyệt đối trong tổng số các doanh nghiệp đến làm thủ tục hải quan tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng từ năm 2013 - 2017 (đều trên 90%).
Nếu năm 2013, số lƣợng doanh nghiệp XNK tham gia thực hiện TTHQĐT là 12.693 doanh nghiệp thì đến năm 2017 số lƣợng doanh nghiệp tham gia TTHQĐT đã tăng lên 18.080 doanh nghiệp. Và về cơ bản qua các năm từ 2013-2017 thì gần nhƣ có 100% doanh nghiệp làm thủ tục XNK tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng đều làm thủ tục hải quan điện tử.
Bảng 3.7: Số thu thuế thực hiện TTHQĐT (đơn vị: tỷ đồng)
Năm 2013 2014 2015 2016 2017
Số thu thuế thực hiện
TTHQ điện tử 25.345 35.273 42.012 45.765 51.614
Số thu thuế chung 36.735 40.062 45.110 47.375 53.018
0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 2013 2014 2015 2016 2017
Số thu thuế thực hiện TTHQĐT (triệu USD) Tổng số thu thuế
Biểu đồ 3.4: Số thu thuế thực hiện TTHQ điện tử (2013- 2017)
Nhìn vào bảng tổng hợp và biểu đồ 3.4 có thể thấy số thu thuế từ việc thực hiện TTHQĐT tăng dần theo các năm. Nếu năm 2013, số thu thuế thực hiện TTHQĐT chỉ ở mức 25.345 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 68,99% trong tổng số thu thuế chung của Cục Hải quan thành phố Hải Phòng thì đến năm 2017số thu thuế thực hiện TTHQĐT tăng lên 51.614 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 97,35%.
Với các chỉ tiêu về số tờ khai, kim ngạch, số doanh nghiệp và số thu thuế xuất nhập khẩu tăng dần qua các năm và khi đƣợc thực hiện bằng thủ tục hải quan điện tử thì càng các năm gần đây các chỉ tiêu này đều tăng nhanh và khá mạnh. Đặc biệt gần nhƣ 100% số tờ khai, kim ngạch, số lƣợng doanh nghiệp và số thu thuế XNK đều đƣợc thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Điều này thể hiện mức độ áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, công cuộc cải cách hiện đại hóa hải quan ngày càng tiến xa để đáp ứng tốc độ phát triển kinh tế, giảm thủ tục hành chính, tiến gần đến các chỉ số và quy ƣớc chung của quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trên toàn thế giới.
*Đánh giá
- Trên cơ sở định hƣớng chiến lƣợc phát triển ngành Hải quan, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng đã xác lập chiến lƣợc phục vụ khách hàng dài hạn
để phát triển hệ thống cung ứng dịch hải quan điện tử theo định hƣớng thị trƣờng và đã xác lập đƣợc vị thế trên thị trƣờng dịch vụ này thông qua việc tìm hiểu, đáp ứng các nhu cầu của tập khách hàng mục tiêu.
- Hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông đƣợc đầu tƣ hoàn thiện. Phần mềm điện tử ứng dụng trong dịch vụ đã phát huy đƣợc hiệu quả trong việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu quản lý, tác động trực tiếp tới việc giảm thời gian làm thủ tục hải quan; hạn chế sự tiếp xúc giữa công chức hải quan và doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục; tăng cƣờng tính minh bạch, công bằng trong giải quyết thủ tục hải quan; đáp ứng nhanh chóng, thuận tiện cho việc thông quan hàng hóa của doanh nghiệp; hạn chế tiêu cực, tham nhũng có thể xảy ra.
- Cán bộ, công chức hải quan trực tiếp tham gia vào dây chuyền nghiệp vụ thông quan điện tử đã thực hiện tốt vai trò của mình trong quá trình triển khai dịch vụ hải quan điện tử, nắm vững các quy định của pháp luật về nghiệp vụ hải quan, kịp thời tƣ vấn, giải đáp những thắc mắc, cũng nhƣ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thông quan hàng hóa.
Bên cạnh đó, cùng với sự nỗ lực của cơ quan hải quan thì các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn quản lý đều đã đƣợc tập huấn đầy đủ về kiến thức sử dụng dịch vụ hải quan điện tử, thực hiện thuần thục các thao tác kỹ thuật và nắm vững các quy định về thủ tục hải quan điện tử trong quá trình thông quan hàng hóa, góp phần tạo điều kiện phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa hải quan và doanh nghiệp.
- Chất lƣợng hình ảnh cũng đạt đƣợc nhiều điểm khả quan, đƣợc doanh nghiệp đánh giá cao qua các phƣơng diện về: địa điểm làm thủ tục hải quan đƣợc bố trí trang trọng, thuận tiện cho làm việc; công chức hải quan nhiệt tình giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp; cơ quan hải quan định kỳ, thƣờng xuyên tổ chức các đợt tập huấn nghiệp vụ khai hải quan điện tử, đối thoại, lắng nghe, giải quyết kịp thời những khiếu nại, góp ý của doanh nghiệp.
3.3.2.1. Hạn chế
- Mặc dù đã xác lập chiến lƣợc triển khai dịch vụ hải quan điện tử toàn địa bàn hoạt động tại Cục nhƣng trong quá trình triển khai vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế nhƣ các văn bản còn chồng chéo, quy trình nghiệp vụ thực hiện TTHQĐT cho một số loại hình còn chƣa hoàn thiện, hệ thống đƣờng truyền nhiều khi còn trục trặc, một số tiêu chí trong QLRR còn chƣa phù hợp với thực tế…
- Một số yếu tố tạo năng lực cốt lõi còn thấp hơn so với mức độ mở rộng quy mô hàng hoá và yêu cầu năng lực cung ứng dịch vụ hải quan điện tử, đặc biệt năng lực khác biệt hầu nhƣ vẫn chƣa đƣợc quan tâm xây dựng đúng mức.
- Chƣa khai thác tất cả các năng lực cung ứng động mà khách hàng đánh giá cao nhƣ mức khác biệt hóa nổi trội, chất lƣợng và năng suất sản phẩm dịch vụ.
- Chƣa xác định đúng vị trí vai trò của các yếu tố giá trị năng suất cung ứng, hiệu suất năng lực lựa chọn và định vị cung ứng giá trị còn thấp hơn so với yêu cầu phát triển và vị thế của Cục Hải quan thành phố Hải Phòng.
- Cục Hải quan thành phố Hải Phòng còn lãng phí năng lực cốt lõi và năng lực khác biệt, hiệu suất khai thác tích hợp khả năng và nguồn lực còn chƣa xứng tầm với khả năng thực sự của Cục.
- Về chất lƣợng kỹ thuật:
+ Phần mềm sử dụng trong dịch vụ hải quan điện tử còn bộc lộ một số điểm hạn chế, ảnh hƣởng đến chất lƣợng kỹ thuật nhƣ:
Giao diện làm việc của phần mềm chƣa đáp ứng tốt yêu cầu dễ theo dõi, dễ thực hiện do có quá nhiều chỉ tiêu hiển thị trong cùng một giao diện tƣơng tác.
Phần mềm chƣa tích hợp đƣợc các tính năng có liên quan trong quy trình thông quan hàng hóa nhƣ quản lý giá tính thuế, quản lý rủi ro Riskman… dẫn đến một công chức hải quan phải sử dụng nhiều chƣơng
trình cùng một lúc trong quá trình làm thủ tục hải quan, việc tra cứu thủ công còn phải thực hiện nhiều.
+ Việc thống kê, kết xuất dữ liệu của công chức hải quan chƣa thuận lợi do phải lấy dữ liệu thông qua Trung tâm dữ liệu thuộc Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan mà không thể trực tiếp kết xuất từ hệ thống.
+ Quá trình vận hành dịch vụ còn phát sinh lỗi do đƣờng truyền dữ liệu giữa doanh nghiệp và cơ quan hải quan thƣờng xảy ra nghẽn mạng vào giờ cao điểm.
+ Phần mềm miễn phí do Hải quan cung cấp chỉ có các chức năng cơ bản phục vụ cho khai báo hải quan, không có các chức năng phục vụ cho quản lý, thanh khoản của doanh nghiệp. Do vậy, chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra để mua bản quyền, cài đặt và duy trì phần mềm sử dụng dịch vụ hải quan điện tử