4. Kết cấu đề tài
1.3. Kinh nghiệm cụ thể ở một số NHTM và bài học kinh nghiệm
Hiện tại trên địa bàn Hà Tĩnh có khá nhiều NHTM, trong đó có 04 NHTM quốc doanh : Agribank Hà Tĩnh, BIDV Hà Tĩnh, Vietcombank Hà Tĩnh, VietinBank Hà Tĩnh.
Ngoài ra có các NHTMCP liên doanh khác nhƣ: Teckcombank, Sacombank, Oceanbank, HDbank, Bắc Á Bank, ACB, Maritimebank, MB Bank,VP Bank và các QTDND. Và đầu năm 2017, LienvietPostBank đã thành lập Chi nhánh tại Hà Tĩnh.
Trong 04 NHTM quốc doanh, thì chỉ có VietinBank Hà Tĩnh là Chi nhánh non trẻ nhất, còn lại 03 NH khác đều đã thành lập trên 20 năm, đã tạo đƣợc nền móng vững chắc và chiếm thị phần lớn về tất cả các chỉ tiêu trong tổng các NHTM trên địa bàn. Đặc biệt, hệ thống Agribank đã có hệ thống mạng lƣới rộng khắp toàn tỉnh, có PGD tại tất cả các thị tứ, thị trấn, huyện, Thị xã, Thành phố của Tỉnh Hà Tĩnh. Vietcombank thì nổi bật về mảng dịch vụ, nhất là dịch vụ thanh toán quốc tế. Còn lại tất cả các NHTM liên doanh khác đều thành lập sau VietinBank.
Tuy nhiên, việc thành lập hàng loạt NHTM liên doanh sau này đã làm ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh tiền tệ. Các NH cạnh tranh quyết liệt, nhằm lôi kéo khách hàng của nhau. Địa bàn Hà Tĩnh là một tỉnh hẹp và nền kinh tế còn nghèo, vì vậy càng làm cho sự cạnh tranh của các NHTM ngày càng trở nên gay gắt hơn.
1.3.2. Tổng quát hoạt động cho vay đối với KHCN tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng và bài địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng và bài học rút ra
Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, hoạt động cho vay KHCN chủ yếu tập trung tại NHNo & PTNT. Do đặc thù của hệ thống NHNo có mạng lƣới rộng khắp tại tất cảc các huyện, thị và các vùng thị tứ, thị trấn trong toàn tỉnh. Còn tại các NHTM khác, thị phần còn hạn chế.
Địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nhỏ hẹp, điều kiện thiên nhiên lại tƣơng đối khắc nghiệt, đầu tƣ kinh doanh lớn hầu nhƣ bị thất bại, là tỉnh công nghiệp chƣa phát triển nên dƣ nợ khách hàng cá nhân trong toàn tỉnh luôn chiếm tỷ trọng cao hơn đối tƣợng KHDN và các thành phần kinh tế khác.
Đến cuối năm 2015, dƣ nợ KHCN đạt 14.881 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 64%/tổng dƣ nợ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Đây là tỷ lệ tƣơng đối lớn, trong lúc dƣ nợ KHDN chiếm tỷ trọng 32%. Nhƣ vậy cho vay khách hàng cá nhân
là thế mạnh của một tỉnh nhỏ nhƣ Hà Tĩnh. Hiện tại, sản phẩm cho vay phục vụ KHCN chủ yếu tập trung vào sản phẩm truyền thống là cho vay sản xuất kinh doanh. Doanh số về sản phẩm này chiếm tỷ lệ khoảng 75%/tổng dƣ nợ cho vay KHCN. Còn các sản phẩm hiện đại khác chƣa thực sự phổ biến rộng rãi tại đại bàn tỉnh Hà Tĩnh, nhƣ sản phẩn cho vay online, cho vay qua hình thức phát hành thẻ TDQT, cho vay mua nhà dự án, nhà ở xã hội...
Nhận thấy thị trƣờng cho vay KHCN an toàn và rủi ro thấp hơn với các thành phần kinh tế khác, vậy nên các NHTM đã có hƣớng chuyển biến rõ rệt, tập trung khai thác mảng KHCN. Trong đó, nhiều NHTM đƣa ra các sản phẩm kèm gói hỗ trợ lãi suất nhằm thu hút khách hàng. Đồng thời UBND tỉnh cũng khuyến khích các đơn vị, các thể kinh doanh bằng công cụ hỗ trợ lãi suất cho một số ngành nghề cũng đã tạo đà cho các NHTM đẩy mạnh hơn về cung ứng vốn cho các đối tƣợng cá nhân này.
Trong quá khứ, trên địa bàn Hà Tĩnh đã xảy ra nhiều trƣờng hợp phát sinh nợ xấu nợ quá hạn, xảy ra tại nhiều ngân hàng nhƣ: Dự Án Thép Vạn Lợi tại Khu Kinh tế Vũng Áng nguồn vốn cho vay từ Ngân hàng BIDV Hà Tĩnh và NH Vietcombank Hà Tĩnh, Dự Án Nuôi tôm trên cát Việt Mỹ tại huyện Cẩm Xuyên nguồn vốn do NH Vietcombank cho vay, Công ty CP XD Hà Thành do Ngân hàng Vietcombank Hà Tĩnh cho vay.. các khách hàng là tổ chức, cá nhân vay mức từ vài trăm triệu đến vài chục tỉ đồng làm ăn thua lỗ, phá sản hay bỏ trốn nhiều...
Nguyên nhân gây ra rủi ro tại các ngân hàng trên là rất nhiều nhƣng tập trung chủ yếu do một số nguyên nhân sau: Một là, chất lƣợng thẩm định chƣa cao, cán bộ thẩm định chƣa đủ trình độ và năng lực thẩm định các dự án lớn, phức tạp dẫn đến thẩm định sai, cho vay các phƣơng án/dự án/khách hàng không đủ điều kiện cho vay gây ra rủi ro cho ngân hàng. Hai là, đạo đức ngƣời cán bộ ngân hàng giảm sút, dẫn đến thông đồng hay buông lỏng quy trình cho vay các khách hàng không đủ điều kiện vay gây ra rủi ro cho ngân
hàng. Ba là, điều kiện kinh doanh thay đổi (cơ chế, chính sách của huyện, tỉnh, nhà nƣớc) hay do các yếu tố thiên nhiên tác động làm khách hàng kinh doanh xa sút, thua lỗ, phá sản, mất khả năng trả nợ ngân hàng gây ra rủi ro cho ngân hàng...
Tuy nhiên, hiện nay, trên địa bàn Hà Tĩnh tỉ lệ nợ xấu/nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ chỉ ở mức dƣới 2%, đây là một tỷ lệ tƣơng đối tốt so với số liệu toàn nghành NH. Thậm trí có một số NHTM cổ phần không có vốn nhà nƣớc (Nhƣ MB Bank; HD Bank...) có chất lƣợng nợ tƣơng đối tốt, tỷ lệ nợ xấu dƣới 1%. Từ những bài học trong quá khứ xảy ra của mỗi ngân hàng, từ kinh nghiệm của ngân hàng bạn, bên cạnh việc thực hiện đúng quy trình cho vay, nâng cao chất lƣợng thẩm định, chất lƣợng cán bộ, tăng cƣờng công tác thu hồi vốn theo cam kết trong hợp đồng tín dụng thì tại các ngân hàng này đã có một sự cải tiến nâng cao trong hoạt động phòng ngừa rủi ro tín dụng đó chính là thực hiện phê duyệt tín dụng tập trung tại các Chi nhánh NHTM. Tức là Hội sở sẽ không giao hoặc giao mức ủy quyền thấp việc cho vay đối với các Chi nhánh, điều này sẽ đầy về cơ bản các bộ hồ sơ cho vay sẽ đƣợc thẩm định tại hội sở chính, việc thẩm định tập trung nơi có nhiều cán bộ có kinh nghiệm, đƣợc đào tạo tốt sẽ giúp cho chất lƣợng thẩm định tăng lên và tƣơng ứng là chất lƣợng nợ tăng lên, giảm thiểu nợ xấu, nợ quá hạn.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U
2.1. Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập các dữ liệu sẵn có bên trong và bên ngoài Ngân hàng (dữ liệu thứ cấp). Đó là sử dụng các báo cáo, cảnh báo nội bộ ngân hàng về việc cánh báo rủi ro, báo cáo phân tích ngành, báo cáo rủi ro hoạt động theo tháng/quý/năm, công văn chỉ đạo của Ban lãnh đạo... Bên cạnh đó, bằng các phƣơng tiện viễn thông hiện đại nhƣ web, e-mail, điện thoại, máy ghi hình nối mạng..., để tiếp cận gián tiếp với đối tƣợng cần nghiên cứu để thu thập số liệu ( dữ liệu sơ cấp) nhƣ cảnh báo của chuyên gia, các bài báo phân tích chuyên nghành, các bản tin về rủi ro trong hoạt động ngân hàng....
2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: 2.2.1 Phương pháp thống kê so sánh.
Thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu tình hình hoạt động cho vay KHCN của các NHTM và tính toán các đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu) nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đƣa ra nhận định.
2.2.2 Phương pháp phân tích tổng hợp.
Phân tích nghiên cứu các số liệu, tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích các dữ liệu ấy thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tƣợng. Sau đó tổng hợp liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã đƣợc phân tích tạo ra một hệ thông lý thuyết/nhận định mới đầy đủ và sâu sắc về đối tƣợng.
2.2.3 Phương pháp hệ thống hóa:
Sắp xếp những thông tin đa dạng thu thập đƣợc từ các nguồn, các tài liệu khác nhau thành một hệ thống với một kết cấu chặt chẽ để từ đó mà xây dựng một lý thuyết/nhận định mới hoàn chỉnh giúp hiểu biết đối tƣợng đƣợc đầy đủ và sâu sắc hơn.
2.2.4. Phương pháp điều tra xã hội học:
Dựa trên tham khảo ý kiến khách hàng, dựa trên ý kiến đóng góp ở các diễn đàn nhƣ hội nghị khách hàng thƣờng niên… để bổ sung cái nhìn về các vấn đề đầy đủ và sâu sắc hơn từ đó đƣa ra các giải pháp xử lý các tồn tại hay các giải pháp nâng cao, hoàn thiện vấn đề cần xem xét.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIETINBANK HÀ TĨNH
3.1. Khái quát về VietinBank – Chi nhánh Hà Tĩnh
3.1.1. Giới thiệu chung
VietinBank Hà Tĩnh đƣợc thành lập từ năm 2004, là Chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam .
Địa chỉ trụ sở chính: 82 - Phan Đình Phùng – Thành Phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
Đăng ký kinh doanh số: 28.06.456.00028 ngày 26/10/2004.
Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh ngân hàng, các nghiệp vụ đƣợc phép kinh doanh gồm: Huy động vốn, hoạt động tín dụng; dịch vụ thanh toán & ngân quỹ, các dịch vụ khác.
VietinBank Hà Tĩnh là một trong những Chi nhánh còn ít tuổi trong hệ thống VietinBank. Từ một Chi nhánh đƣợc phép lỗ trong 3 năm hoạt động đầu tiên và xếp hạng 4 trong những năm đầu thành lập. Đến nay, VietinBank Hà Tĩnh đã đƣợc nâng lên là Chi nhánh hạng 2 và kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 đƣợc xếp loại là đơn vị xuất sắc với số điểm xếp loại khá cao so với các Chi nhánh khác trong hệ thống.
Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, VietinBank Hà Tĩnh là một trong những Ngân hàng thƣơng mại lớn, nắm giữ vai trò chủ lực trên thị trƣờng tiền tệ. Có hệ thống mạng lƣới gồm trụ sở chính và 05 phòng giao dịch. Có số lƣợng CBCNV: 81 ngƣời, có trình độ chuyên môn cao, am thông nghiệp vụ, tuổi đời CBCNV trẻ bình quân 30.2 tuổi, đây chính là lợi thế lớn nhất của VietinBankHà Tĩnh so với các Ngân hàng khác trên địa bàn vì đội ngũ cán bộ
nhân viên trẻ đƣợc tuyển chọn bài bản theo mô hình thi tập trung do VietinBanktổ chức trên cả nƣớc, tiếp thu quy trình nghiệp vụ nhanh, làm việc có khoa học, phong cách thái độ phục vụ theo đúng bài bản chuyên nghiệp… là Ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thƣơng mại điện tử tại Việt Nam. Không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động kinh doanh của VietinBank Hà Tĩnh VietinBank Hà Tĩnh
Nhiệm vụ của VietinBank Hà Tĩnh là: Kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động khác nhƣ kinh doanh ngoại hối, tƣ vấn tài chính, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của ngân hàng thƣơng mại, cung ứng các dịch vụ bảo hiểm theo quy định của pháp luật, cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Sứ mệnh của VietinBank: là Tập đoàn tài chính Ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng giá trị cuộc sống.
- Tầm nhìn: Trở thành Tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả hàng đầu trong nước và khu vực.
- Giá trị cốt lõi: Mọi hoạt động đều hướng tới khách hàng; năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, tận tâm, minh bạch, hiện đại. Người lao động được quyền phấn đấu, cống hiến làm việc hết mình- được quyền hưởng thụ đúng với chất lượng, kết quả hiệu quả của cá nhân đóng góp- được quyền tôn vinh cá nhân xuất sắc, lao động giỏi.
- Triết lý kinh doanh: An toàn, hiệu quả, bền vững và chuẩn mực quốc tế, đoàn kết, hợp tác, chia sẻ và trách nhiệm xã hội. Sự thịnh vượng của khách hàng là sự thành công của VietinBank.
Mục đích - Tôn chỉ hoạt động củaVietinBank Hà Tĩnh là trở thành ngân hàng chất lượng – uy tín hàng đầu trên địa bàn Hà Tĩnh.
3.1.3. Các sản phẩm dịch vụ: Sản phẩm dịch vụ hiện nay của VietinBank
Hà Tĩnh tƣơng đối đa dạng. Ngoài các sản phẩm truyền thống là nhận tiền gửi và cho vay VietinBank Hà Tĩnh còn đƣa ra nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Các sản phẩm dịch vụ chính có thể chia làm 3 nhóm:
Nhóm 1: Các nghiệp vụ tài sản nợ nhƣ tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết
kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, dự thƣởng, tiết kiệm tích luỹ, phát hành kỳ phiếu, thanh toán ATM,…
Nhóm 2: Các nghiệp vụ tài sản có nhƣ cho vay, bảo lãnh, chiết khấu
chứng từ hàng xuất, kinh doanh ngoại tệ…
Nhóm 3: Các dịch vụ ngân hàng nhƣ dịch vụ quản lý vốn tập trung,
thanh toán xuất nhập khẩu, Internet banking, SMS banking, VietinBank at home, Vntopup, bảo hiểm, chứng khoán, VnPay, …
Các nghiệp vụ tài sản nợ giúp tạo nguồn vốn cho ngân hàng hoạt động. Các nghiệp vụ tài sản có và dịch vụ là sản phẩm kinh doanh giúp mang lạinguồn thu cho ngân hàng. Trong đó, nguồn thu lãi từ cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu thu nhập của chi nhánh.
3.1.4. Cơ cấu tổ chức của VietinBank Hà Tĩnh
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức tại VietinBank Hà Tĩnh
(Nguồn: Báo cáo hàng năm của Chi nhánh) Là chi nhánh cấp I trực thuộc VietinBank, đƣợc thành lập từ năm 2004 với bộ máy tổ chức theo mô hình của các ngân hàng hiện đại, gồm 2 khối:
- Khối động là các phòng Ban trực tiếp kinh doanh với khách hàng: gồm 7 phòng
- Khối tĩnh là các phòng ban hỗ trợ: gồm 4 phòng
GIÁM ĐỐC
Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc
Phòng khách hàng doanh nghiệp PGD loại I (Hồng Lĩnh/ Kỳ Anh) Phòng tiền tệ Phòng Tổ chức hành chính PGD loại II(Nguyễ n Du/ Hà Huy Tập) Phòng Tổng hợp Phòng Kế toán PGD loại I (Hƣơng Khê) Phòng Bán lẻ
3.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh chủ yếu của VietinBank Hà Tĩnh trong thời gian gần đây
3.1.5.1. Công tác huy động vốn
Bảng 3.1. Huy động vốn và thị phần huy động vốn của VietinBank Hà Tĩnh từ năm 2011 đến 2015 Đơn vị: tỷ đồng ST T Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Huy động vốn VietinBank Hà Tĩnh 1.350 1.686 2.026 2.698 3.102 2 Huy động vốn các NH trên địa bàn HT 8.710 11.456 14.886 19.205 24.966 3 Thị phần HĐV của VietinBank Hà Tĩnh 15,5 14,7% 13,6% 15.% 12.4% 4 Tốc độ tăng trƣởng của VietinBank Hà Tĩnh 19,4 24.8 20.1 15,9 14.9 5 Tốc độ tăng trƣởng của các NH trên địa bàn 18,4 31,5 29,9 29 30%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 của VietinBank Hà Tĩnh và Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh)
Mặc dù số dƣ huy động vốn của VietinBank Hà Tĩnh vẫn đạt đƣợc sự tăng trƣởng liên tục qua các năm nhƣng nếu xét trong mối tƣơng quan với các Ngân hàng trên địa bàn thì VietinBank Hà Tĩnhngày càng giảm về thị phần. Có sự đối nghịch nhƣ vậy là do, mặc dù VietinBank Hà Tĩnh đã không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ nhƣng việc xuất hiện ngày càng nhiều NHTM ngoài quốc doanh trên địa bàn nhỏ hẹp đã làm ảnh hƣởng đến thị phần của Chi nhánh.
Thời hạn của nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm 91%/tổng nguồn huy động, trong khi nguồn vốn trung và dài hạn chỉ chiếm 9%.
- Về đối tƣợng huy động vốn: 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Huy động dân cư Vietinbank HT Huy động TCKT Vietinbank HT Huy động TCTC Vietinbank HT Huy động dân cư các NH trên địa bàn Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Hình 3.1. Cơ cấu huy động vốn của VietinBank Hà Tĩnh so với các Ngân hàng trên địa bàn
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 của VietinBank Hà Tĩnh và Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh)
Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn huy động của VietinBank Hà Tĩnh chủ yếu là dân cƣ, cao nhất là năm 2010, chiếm 79%. Đến năm 2011, 2012 tỷ