Hiệu lực phòng trừ bọ nhảy sau phun 5 ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc trong sản xuất rau cải bắp trái vụ tại lào cai (Trang 79 - 81)

Các thuốc trừ sâu thảo mộc có hiệu quả phòng trừ bọ nhảy dao động từ 69,45 – 71,54%. Trong đó, thuốc Anisaf SH01 có hiệu lực phòng trừ cao nhất (đạt 71,54%); tiếp đó đến thước Sokupie 0,36AS & Dibaroten 5SL (đạt 69,45 – 69,58%) và hiệu lực phòng trừ sâu khoang của dung dịch ngâm hỗn hợp thực vật (Tỏi+Ớt+Gừng) (đạt 65,32% c) là thấp nhất chắc chắn ở mức độ tin cậy 95% (bảng 3.14.).

Như vậy, các công thức thí nghiệm đều có hiệu lực phòng trừ bọ nhảy nhanh và mạnh. Ngay sau phun 1 ngày, hiệu lực phòng trừ đạt 27,63 – 35,64%, sau đó hiệu lực tăng nhanh và đạt cao nhất sau phun 5 ngày (đạt 65,32% – 86,32%) (bảng 3.14. và hình 3.13.).

3.4.5. Hiệu quả của thuốc trừ sâu thảo mộc trong phòng trừ rệp

Kết quả nghiên cứu hiệu quả phòng trừ rệp của các thuốc thảo mộc, kết quả thu được ở bảng 3.15.

Bảng 3.15. Hiệu lực phòng trừ rệp

Đơn vị tính: %

Công thức thí nghiệm Hiệu lực phòng trừ sau phun……

1 ngày 3 ngày 5 ngày

Đối chứng 1 (Đ/C1): Nước lã 0,00 e* 0,00 e 0,00 c Đối chứng 2 (Đ/C2): Nurelle D 32,15 a 62,27 a 79,36 a Anisaf SH01 28,63 b 51,62 c 68,92 b Sokupie 0,36AS 26,75 c 50,13 c 74,96 ab Dibaroten 5 SL 24,94 d 55,47 b 75,29 ab Tỏi+Ớt+Gừng 23,62 d 43,39 d 67,71 b

* Trong cùng một cột, số liệu theo sau chữ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa với độ tin cậy 95% trong so sánh Duncan

Các công thức thí nghiệm đều có hiệu lực phòng trừ rệp cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Các dung dịch ngâm thực vật và chế phẩm thảo mộc đều có hiệu lực phòng trừ rệp cao hơn các công thức đối chứng (ĐC1: phun nước lã và thấp hơn ở công thức ĐC2: phun thuốc hóa học Nurelle D) chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Hiệu lực phòng trừ rệp của các thuốc trừ sâu thảo mộc dao động từ 67,71 – 75,29% (sau phun 5 ngày). Trong đó, hiêu lực của thuốc Sokupie 0,36AS và của thuốc Dibaraten 5SL là cao nhất (đạt 74,96 – 75,29% sau phun 5 ngàyvà cao hơn so với hiệu lực của thuốc Anisaf SH01 & hỗn hợp dung dịch “Tỏi+Ớt+Gừng” (đạt 67,71 – 68,92%) .

Hiệu quả phòng trừ rệp của thuốc Anisaf SH01 (đạt 68,92% c) không có sự sai khác so hiệu quả của dung dịch ngâm hỗn hợp (Tỏi+Ớt+Gừng) (đạt 67,71%) trong so sánh Duncan.

Như vậy, các công thức thí nghiệm đều có hiệu lực phòng trừ rệp nhanh và mạnh. Ngay sau phun 1 ngày, hiệu lực phòng trừ đạt 23,62 – 32,15%, sau

đó hiệu lực tiếp tục tăng và đạt cao nhất sau phun 5 ngày (đạt 67,71 – 79,36%). Trong đó, 02 loại thuốc trừ sâu thảo mộc (Dibaroten 5SL và thuốc Sokupie 0,36AS) có hiệu lực phòng trừ rệp cao nhất (đạt 74,96 – 75,29% sau phun 5 ngày) (hình 3.14.).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc trong sản xuất rau cải bắp trái vụ tại lào cai (Trang 79 - 81)