Kiến nghị đối với Hiệp hội DNNVV

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Quang Trung, Hà Nội (Trang 99 - 104)

6. Kết cấu của luận văn

4.3 Một số kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp nâng cao chất lƣợng cho

4.3.4 Kiến nghị đối với Hiệp hội DNNVV

Thực tế bất cập hiện nay là doanh nghiệp thì thiếu vốn trong khi các ngân hàng đang thừa vốn nhƣng không cho vay đƣợc, lí do không phải là do ngân hàng không muốn cho các doanh nghiệp vay mà ngân hàng e ngại doanh nghiệp không có khả năng trả nợ. Vì vậy DNNVV phải khắc phục những yếu kém còn tồn tại trong doanh nghiệp.

- Do nguồn tài chính hạn hẹp, lại chƣa tiếp cận đƣợc với nền kỹ thuật tiên tiến, hầu hết các DNNVV đều sử dụng trang thiết bị lạc hậu, lỗi thời không còn đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Chƣa cần phải là công nghệ hiện đại mà doanh nghiệp phải chọn công nghệ phù hợp, xuất phát từ nhu cầu thị trƣờng để lựa chọn công nghệ. Trong quá trình sử dụng phải quan tâm cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Bên cạnh đó cần đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên để theo kịp sự hiện đại của công nghệ.

- DNNVV cần khắc phục những yếu kém về trình độ ngƣời lao động và năng lực của ngƣời quản lý. Dựa trên cơ sở chiến lƣợc phát triển, cơ cấu ngành nghề, từ đó doanh nghiệp đƣa ra chính sách đào tạo nguồn nhân lực hợp lý. Các doanh nghiệp cần phải bỏ chi phí đào tạo nguồn nhân lực hoặc sử dụng có hiệu quả kinh phí đào tạo do các tổ chức quốc tế tài trợ thông qua các chƣơng trình, dự án.

- Doanh nghiệp cần phải xây dựng đƣợc các phƣơng án kinh doanh có hiệu quả, có tính khả thi vì tính khả thi là yếu tố quyết định đến việc doanh nghiệp có vay đƣợc vốn của ngân hàng hay không. Thực tế, các DNNVV Việt Nam chƣa làm tốt công đọan then chốt này, kế họach kinh doanh của họ thƣờng chỉ là những phác thảo trong đầu và chỉ thể hiện dƣới dạng một văn bản chính thức khi có nhu cầu vay vốn ngân hàng. Đó chỉ là những kế hoạch kinh doanh dùng để đối phó hơn là một kế họach thực thụ mang tính chiến lƣợc. Các doanh nghiệp thƣờng chủ quan trong quá trình phân tích, giả định tài chính hoặc cân nhắc yếu tố cung-cầu và gần nhƣ không có các phƣơng án dự phòng cho tình huống xấu xảy ra. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải chủ động nghiên cứu thị trƣờng, môi trƣờng kinh doanh và những rủi ro có thể tạo ra đồng thời nâng cao kỹ năng lập dự án để xây dựng đƣợc phƣơng án kinh doanh có hiệu quả và khả thi.

- Hiện nay các DNNVV còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn đi vay ngân hàng. Doanh nghiệp hầu nhƣ chỉ tiến hành đƣợc phƣơng án kinh doanh khi vay đƣợc vốn ngân hàng. Vì vậy doanh nghiệp cần chủ động hơn, không nên lúc nào cũng chỉ huy động vốn dƣới hình thức vay ngân hàng mà có thể huy động các nguồn vốn khác nhƣ: vốn tự có của chủ doanh nghiệp, vốn cổ phần, vốn liên doanh liên kết, vốn huy động qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu…Khi doanh nghiệp có thể tự tạo dựng đƣợc nguồn vốn, doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong mọi hoạt động kinh doanh và có thể tự chịu trách nhiệm trƣớc các rủi ro. Nguồn vốn tự có cũng là cơ sở để bảo lãnh cho doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng nên khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cũng dễ dàng hơn.

- DNNVV cũng cần tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng để nắm bắt thông tin và nâng cao hiểu biết về luật lệ thƣơng mại quốc tế, biết khai thác thị trƣờng phù hợp với khả năng của doanh nghiệp nhất là trong nền kinh tế hội nhập với khu vực và thế giới nhƣ hiện nay. Song song với đó, doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh công tác ứng dụng, chuyển giao công nghệ, đƣa tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất; xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm của doanh nghiệp và xây dựng các dự án nhằm tranh thủ sự hỗ trợ các tổ chức quốc tế. Điều cần thiết nhất là DNNVV phải tự đánh giá và không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Nâng cao chất lƣợng cho vay đối với các DNNVV là vấn đề quan tâm của hầu hết các ngân hàng thƣơng mại nói chung và Vietinbank - CN Quang Trung nói riêng. Vì chất lƣợng cho vay có ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng nhƣ của ngân hàng, mặt khác còn có ảnh hƣởng rất lớn trong việc kích thích nền kinh tế phát triển, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng đất nƣớc bằng cách tạo điều kiện giúp đỡ các DNNVV hoạt động ngày càng hiệu quả.

Trong thời gian qua, với sự cố gắng không ngừng của tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên, Vietinbank – CN Quang Trung đã đạt đƣợc nhiều kết quả trong việc nâng cao chất lƣợng cho vay của chi nhánh. Tuy nhiên, hoạt động cho vay đối với DNNVV của chi nhánh vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục. Nội dung luận văn đã cố gắng đi sâu vào phân tích tình hình hoạt động cho vay chung cũng nhƣ hoạt động cho vay đối với DNNVV của chi nhánh, từ đó tìm ra những hạn chế đồng thời đƣa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả, tháo gỡ những khó khăn trong việc mở rộng cho vay đối với các DNNVV của Vietinbank- CN Quang Trung. Do thời gian nghiên cứu còn ngắn, cũng nhƣ kiến thức còn hạn hẹp nên luận văn chắc chắn còn tồn tại nhiều thiếu sót. Kính mong quý thầy cô phê bình và góp ý để chuyên đề đƣợc hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. Lý Hoàng Ánh và Nguyễn Đăng Dờn, 2014.Giáo trình thẩm định tín dụng. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Kinh tế TP Hồ CHí Minh.

2. Phan Thị Cúc, 2013.Giáo trình tín dụng ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

3. Đinh Xuân Hạng và Nguyễn Văn Lộc, 2012. Quản trị tín dụng ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

4. Dƣơng Hữu Hạnh, 2012. Quản trị ngân hàng thương mại trong cạnh tranh toàn cầu.Hà Nội: Nxb Lao động Xã hội.

5. Đàm Văn Huệ, 2006. Hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hà Nội: Nhà xuất bản đại học Kinh Tế Quốc Dân.

6. Nguyễn Đình Kiệm và Bạch Đức Hiển 2013. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

7. Nguyễn Minh Kiều, 2008.Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

8. Thùy Linh và Việt Trinh, 2014. Quy trình thẩm định tín dụng 2014. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tài Chính.

9. Ngân hàng nhà nƣớc, 2013. Thông tư số 02/2013/TT-NHNN về việc Quy định về phân loại tài sản có, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hà Nội.

10. Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Quang Trung, Hà Nô ̣i, 2012-2014. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm. Hà Nội

11. Lê Văn Tế, 2008.Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

12. Trần Ngọc Thơ, 2005.Tài chính doanh ngiệp hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

13. Nguyễn Văn Tiến, 2013. Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

14. Nguyễn Văn Tiến, 2007. Quản trị rủi ro kinh doanh ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. Các website 15. www.gov.vn 16. www.mof.gov.vn 17. www.sbv.gov.vn 18. www.vietinbank.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Quang Trung, Hà Nội (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)