CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Tổng quan về huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Mê Linh đƣợc sáp nhập vào thành phố Hà Nội kể từ ngày 01/8/2008 theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội khóa XII “Về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số thành phố có liên quan”. Huyện Mê Linh nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, nằm ở toạ độ địa lý 21Đ9’50’’ vĩ độ bắc, 105Đ44’11’' kinh độ đông, là địa danh nổi tiếng với Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Hai Bà Trƣng. Phía Bắc giáp thị xã Phúc Yên và huyện Bình Xuyên của thành phố Vĩnh Phúc. Phía Nam giáp sông Hồng, ngăn cách với huyện Đan Phƣợng và huyện Đông Anh. Phía Tây giáp huyện Yên Lạc, thành phố Vĩnh Phúc. Phía Đông giáp huyện Mê Linh, sân bay quốc tế Nội Bài. Hiện nay, diện tích tự nhiên toàn huyện là 141,64 km2 với 18 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 2 thị trấn và 16 xã, dân số trên 23 vạn ngƣời.
Về thuận lợi: Huyện Mê Linh nằm ở cửa ngõ phía bắc của thành phố Hà Nội, có hệ thống giao thông thuận lợi, đang trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh. Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt định hƣớng chung quy hoạch đô thị Mê Linh đến năm 2020. Đảng bộ và nhân dân huyện Mê Linh có truyền thống yêu nƣớc, cách mạng, nhân dân cần cù, sáng tạo, tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
Về khó khăn: Sau khi sáp nhập, điều kiện về cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, hạ tầng kỹ thuật yếu kém. Huyện Mê Linh phát triển từ huyện thuần nông; việc thực hiện một số cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc, của tỉnh Vĩnh Phúc
trong đầu tƣ phát triển công nghiệp, đô thị, đền bù giải phóng mặt bằng, giải quyết đất dịch vụ,… chƣa đồng bộ, còn nhiều vƣớng mắc.
Với vị trí địa lý thuận lợi, đƣợc sáp nhập về Hà Nội đã tạo ra cơ hội thuận lợi để Mê Linh đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, với xuất phát điểm thấp, việc tháo gỡ những vƣớng mắc, khó khăn trong cơ chế chính sách khi chuyển từ Vĩnh Phúc về Hà Nội cũng là bài toán khó mà Mê Linh cần phải giải quyết liên quan trực tiếp đến công tác quản lý ngân sách và phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.
3.1.2. Cơ sở hạ tầng
+ Đƣờng bộ:
Các tuyến giao thông đƣờng bộ đến huyện đã tạo thành một mạng lƣới khá hoàn chỉnh. Nâng cấp, cải tạo tuyến đƣờng 35, xây dựng tuyến đƣờng từ khu trung tâm hành chính huyện đi thị trấn Chi Đông; một số dự án do các sở, ban ngành cấp Thành phố làm chủ đầu tƣ nhƣ: Xây dựng tuyến đƣờng trục trung tâm đô thị Mê Linh (Đƣờng 100); Cải tạo, nâng cấp tuyến đƣờng Quốc lộ 23B; cải tạo, nâng cấp tuyến đƣờng Chi Đông - Kim Hoa, xây dựng đƣờng hành lang đê Tả Sông Hồng (các đoạn qua địa bàn xã Tráng Việt, Mê Linh, Văn Khê, Hoàng Kim), Dự án cải tạo, nâng cấp mặt đê Tả Sông Hồng... đã làm thay đổi cơ bản hạ tầng giao thông của huyện.
+ Đƣờng sắt:
Hiện tại mới chỉ có tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai đi thành phố Vân Nam (Trung Quốc) là cầu nối giữa thành phố Vân Nam (Trung Quốc) và các thành phố trung du miền núi phía bắc với thủ đô Hà Nội.
+ Đƣờng thủy:
Việc cơ sở hạ tầng, giao thông đã bƣớc đầu đƣợc đầu tƣ, kết nối đã góp phần thu hút đầu tƣ, tăng ngân sách cho địa phƣơng, đồng thời, đặt ra yêu cầu phải tiếp tục đầu tƣ cơ sở hạ tầng ngày càng đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tiếp theo.
3.1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Kinh tế duy trì phát triển với tốc độ tƣơng đối cao; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nhanh dịch vụ. Tốc độ phát triển kinh tế trong 10 năm của huyện đạt mức tăng bình quân khá cao 10,2%/năm.
Công nghiệp phát triển với tốc độ cao, có vai trò lớn và chiếm tỉ trọng chủ yếu, có tác động chính thúc đẩy kinh tế của huyện. Theo giá thực tế, tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp, xây dựng dịch chuyển luôn ở mức 85% trở lên. Tốc độ phát triển công nghiệp khá cao, bình quân 110,8%/năm; năm 2008 tăng 43,6%, năm 2010 tăng 36,8%, các năm sau tăng bình quân 7,9%/năm. Quy mô ngành công nghiệp tăng gấp 2,88 lần.
Huyện Mê Linh có 2 khu công nghiệp (Quang Minh I và Quang Minh II). Trong đó, Khu Công nghiệp Quang Minh I có diện tích lớn nhất trong các khu công nghiệp của Thành phố với 407 ha và tỷ lệ lấp đầy trên 95% với khoảng 180 doanh nghiệp đi vào sản xuất kinh doanh hiệu quả, góp phần không nhỏ vào việc tăng thu cho ngân sách nhà nƣớc khoảng 400 tỷ/năm và giải quyết việc làm cho hơn 30 nghìn lao động. KCN Quang Minh 2 có diện tích 300 ha hiện đang chờ điều chỉnh quy hoạch của Thành phố trong năm 2018.
Dịch vụ thƣơng mại, trong 10 năm qua, tốc độ phát triển dịch vụ đang tiếp tục dịch chuyển để đạt cơ cấu ngang bằng và vƣợt nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản. Đóng góp của ngành dịch vụ vào tăng trƣởng kinh tế ngày càng tăng; năm 2008 chiếm tỷ trọng 3,0% so với tổng giá trị toàn ngành kinh tế; các năm sau tỷ trọng đều tăng và đạt bình quân 3,9%/năm. Tăng cƣờng tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch với nhiều hình thức phong phú thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử, hệ thống đài truyền thanh và các hình thức tuyên truyền cổ động trực quan khác. Phối hợp với Sở Du lịch Hà Nội về việc quảng bá Di tích quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trƣng.
Thu ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn tăng hàng năm, năm 2017 đạt 448 tỷ đồng, tăng 33,8% so với năm 2008 (334,6 tỷ đồng). Thu nhập bình quân đầu ngƣời trên địa bàn đƣợc cải thiện rõ rệt, năm 2017 đạt 35,4 triệu đồng/ngƣời, gấp 3,2 lần so với năm 2008 (11,04 triệu đồng/ngƣời).