Chƣơng 2 :Cơ sở lý luận về huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại
4.2.2. Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt và hợp lý
Để mở rộng khoảng cách chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay,chi nhánh có thể điều chỉnhgiảm lãi suất huy động, tăng lãi suất cho vay. Tuy nhiên, cả hai biện pháp trên đều ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của chi nhánh, khách hàng sẽ có động thái gửi tiền tại ngân hàng nào có lãi suất huy động cao hơn và vay của ngân hàng nào có lãi suất cho vay thấp hơn. Lãi suất do ngân hàng đƣa ra phải vừa đảm bảo tính cạnh tranh, vừa đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Đảm bảo lãi suất thực dƣơng là một trong những yếu tố quan trọng để huy động nguồn vốn dài hạn hiệu quả.
Khi xây dựng biểu lãi suất, ngân hàng cần xem xét tổng hợp các yếu tố sau: - Quy định của NHNN về lãi suất huy động trong từng thời kỳ, kỳ hạn, loại tiền gửi.Từ tháng 6/2013 trở đi NHNN cho phép các NHTM tự ấn định lãi suất tiền gửi VND có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.
- Lãi suất cho vay và lãi suất huy động đƣợc xác định dựa vào quy luật cung cầu của thị trƣờng.
- Lãi suất của đối thủ cạnh tranh. Thƣờng xuyên cập nhật, nghiên cứu kịp thời lãi suất của đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng, xây dựng mức lãi suất hợp lý thu hút khách hàng.
- Các chỉ tiêu của nền kinh tế vĩ mô nhƣ: tăng trƣởng, lạm phát, sự biến động của tỷ giá. Khi đƣa ra lãi suất dài hạn, chi nhánh cần xem xét các chỉ tiêu này để đảm bảo lãi suất thực dƣơng, thu hút khách hàng gửi tiền trung và dài hạn.
Lãi suất huy động tối thiểu = lãi suất thực + tỷ lệ lạm phát
- Chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng. Với chiến lƣợc mở rộng quy mô, tập trung hoạt động huy động vốn trung, dài hạn, chi nhánh đƣa ra lãi suất hấp dẫn, đặc biệtlãi suất trung, dài hạn tăng đáng kể so với lãi suất ngắn hạn.Với chiến lƣợc thu hẹp quy mô, chi nhánh đƣa ra lãi suất chỉ huy động vừa đủ để đáp ứng nhu cầu.