Tổng hợp ý kiến của cán bộ về công tác bồi thường GPMB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cụm công nghiệp đồng sóc huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 70)

TT Hạng mục Mức bồi thường Nguyên nhân, ý kiến Số phiếu đã điều tra Tỷ lệ (%) Thoả đáng 9 90

1 Đất đai Chưa thoả đáng 1 10

Mức bồi thường

thấp Tài sản hoa màu trên đất

Thoả đáng 8 80 2 Chưa thoả đáng 2 20 Mức bồi thường thấp Chính sách hỗ trợ Thoả đáng 9 90 3 Chưa thoả đáng 1 10 Mức hỗ trợ thấp

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp cùng với việc thu thập thông tin từ mẫu phiếu điều tra ngẫu nhiên của 10 cán bộ gồm: 02 cán bộ địa chính; 02 phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thị trấn Tứ Trưng và xã Vân Xuân; 03 cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường và 02 cán bộ Ban bồi thường GPMB huyện và 01 cán bộ Ban quản lý cụm công nghiệp là những đồng chí liên quan trực tiếp đến công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

Kết quả được thể hiện ở bảng 3.7: Qua bảng trên ta thấy về cơ bản ý kiến của cán bộ thực hiên cho rằng mức bồi thường hỗ trợ là hợp lý. Tuy nhiên vẫn còn có ý kiến của các cán bộ cho chính sách hỗ trợ chưa thỏa đáng do đơn giá thấp hơn so với giá thị trường.

3.2.6.2. Công tác tuyên truyền và công khai dự án

tại dự án nghiên cứu được thực hiện tương đối đầy đủ. Việc tuyên truyền vận động người dân thực hiện các thủ tục phục vụ cho công tác thu hồi đất có tính chất quyết định đến tiến độ thực hiện và hoàn thành dự án.

Bảng 3.8. Hình thức công khai, tuyên truyền và ý kiến đánh giá của người dân

TT Hình thức công khai Số phiếu điều tra

Ý kiến đánh giá công tác công khai, tuyên truyền

Tỷ lệ (%)

1 Tổ chức họp dân 90 Đầy đủ, phù hợp 100

2 Niêm yết công khai tại

nơi công cộng 90 Đầy đủ, phù hợp 100

3 Đọc trên hệ thống loa

truyền thanh 0 0 0

4 Tất cả hình thức trên 0 0 0

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ)

Công tác công khai dự án được thực hiện bằng hình thức họp dân và niêm yết công khai tại các nơi công cộng (nhà văn hóa các khu) giúp cho người dân hiểu rõ hơn về quy mô, tính chất, mức độ của dự án để từ đó họ có sự phối hợp với các đơn vị liên quan từ công tác đo đạc thửa đất, cung cấp các tài liệu liên quan đến thửa đất của hộ gia đình đồng thời phối hợp chặt chẽ trong công tác kiểm kê tài sản và bàn giao mốc giới thu hồi. Cũng chính vì thực hiện tốt công tác này nên mặc dù một số vị trí, một số thửa đất trong quá trình thực hiện còn có vướng mắc nhưng đều giải quyết được và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư.

3.2.6.3.Ý kiến người dân về đơn giá bồi thường

Trong công tác giải phóng mặt bằng vấn đề về đơn giá bồi thường quyết định tiến độ của dự án. Tại dự án nghiên cứu đơn giá bồi thường về đất là 60000đ/m2, giá Bồi thường hoa màu 5.333đ/m2, cỏ 3.000đ/m2, Hỗ trợ chuyển đổi nghề 150.000đ/m2, Hỗ trợ ổn định đời sống 15.000đ/m2, Hỗ trợ giải phóng mặt bằng nhanh 2.000đ/m2. Tuy nhiên so với mặt bằng chung thì đơn giá đó vẫn còn thấp.

Bảng 3.9. Ý kiến người dân về đơn giá bồi thường Dự án cụm công nghiệp Đồng Sóc TT Hình thức Mức bồi thường Nguyên nhân, ý kiến Số phiếu đã điều tra Tỷ lệ (%) 1 Đất NN Hợp lý 76 84,44

Chưa hợp lý 14 15,56 Mức giá bồi

thường thấp

2

Tài sản cây cối, hoa màu

trên đất

Hợp lý 59 65,55

Chưa hợp lý 31 34,45 Mức giá bồi

thường thấp

3 Chính sách

hỗ trợ

Hợp lý 77 85,55

Chưa hợp lý 13 14,45 Mức giá bồi

thường thấp

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ)

Kết quả phỏng vấn các hộ dân cho thấy đa số các hộ đều thấy đơn giá như vậy là hợp lý, tuy nhiên tại một số vị trí đất các hộ dân chưa thấy hợp lý vì ở những vị trí thuận lợi để canh tác hoặc đã đầu tư rất nhiều vào cải tạo của khu đất mình đang sử dụng. Mặc dù vậy người dân vẫn chấp hành chủ trương chung và nhận đền bù, bàn giao lại mặt bằng cho chủ đầu tư.

3.3. Đánh giá tác động của công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đến đời sống, việc làm và thu nhập của người bị thu hồi đất tại dự án nghiên cứu

3.3.1. Tác động đến đời sống của người dân sau khi thu hồi đất

Sử dụng nguồn kinh phí sau khi được bồi thường, hỗ trợ được thống kê sau khi phỏng vấn các hộ dân được thể hiện trong bảng 3.10.

Bảng 3.10. Phương thức sử dụng tiền các hộ dân tại dự án nghiên cứu

STT Chỉ tiêu Tổng số

(hộ) Tỷ lệ

Tổng số 90 100

1 Đầu tư SX kinh doanh 34 37,8

2 Gửi tiết kiệm 62 68,8

3 Xây dựng, sửa chữa nhà cửa 26 28,8

4 Mua sắm đồ dùng 14 15,5

5 Học nghề 38 42,2

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ)

Ý kiến dùng nguồn kinh phí được bồi thường hỗ trợ vào gửi tiết kiệm là nhiều nhất với 62 ý kiến đạt 68,8%.

Đầu tư vào học nghề có 38 ý kiến đạt 42,2%

Đầu tư vào sản xuất kinh doanh là 34 phiếu đạt 37,8%.

Dùng tiền được bồi thường để sửa chữa nhà cửa là 26 ý kiến đạt 28,8% và ý kiến dùng để mua sắm đồ dùng là ít nhất với 14 ý kiến đạt 15,5 %.

3.3.2. Tác động đến lao động và việc làm của người dân sau khi thu hồi đất

Trước khi bị thu hồi đất, phần lớn người dân đều có cuộc sống ổn định vì họ có đất sản xuất, có tư liệu sản xuất mà đất sản xuất, tư liệu sản xuất đó được để thừa kế từ thế hệ này cho các thế hệ sau. Sau khi bị thu hồi đất, đặc biệt những hộ nông dân bị thu hồi hết hoặc gần hết đất sản xuất, điều kiện sống, sản xuất của họ bị thay đổi hoàn toàn. Mặc dù nông dân được giải quyết bồi thường bằng tiền, song họ vẫn chưa định hướng ngay được những ngành nghề hợp lý để có thể ổn định được cuộc sống.

Lao động và việc làm là hai yếu tố quyết định đến thu nhập của người dân. Như đã nói ở trên, do không còn đủ quỹ đất dự trữ để bồi thường, nên khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án thì phương thức duy nhất được thực hiện là bồi thường bằng tiền và việc hỗ trợ cũng như vậy. Cùng với quá trình chuyển đổi đất đai sang phát triển công nghiệp, đô thị việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi đã có những tác động rất rõ rệt đến vấn đề lao động, việc làm

của người dân.

Tình hình lao động và việc làm thuộc địa bàn nghiên cứu trước và sau khi thu hồi đất được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.11. Tình hình lao động, việc làm tại dự án nghiên cứu

Số khẩu và nghề nghiệp

Tình hình lao động

Trước khi thu

hồi đất Sau khi thu hồi đất

Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%)

1. Tổng số nhân khẩu 472 100 472 100

2. Nghề nghiệp của các hộ bị thu hồi đất

- Làm nông nghiệp 90 100 90 100

- Làm việc trong các doanh

nghiệp 5 5,6 6 6,7

- Buôn bán nhỏ, dịch vụ 25 27,8 23 25,6

- Làm nghề khác 54 60,0 59 65,6

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ)

Qua bảng 3.11 cho thấy: với tổng số 90 phiếu của 90 hộ gia đình có 472 nhân khẩu, trước khi thu hồi đất có đến 100% các hộ đều làm nông nghiệp và sau khi thu hồi các hộ này vẫn tiếp tục làm nông nghiệp do quỹ đất nông nghiệp của địa phương còn tương đồi nhiều. Sự dịch chuyển cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành khác là không lớn.

3.3.3. Tác động đến việc phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

Do được đầu tư đồng bộ về hạ tầng, quy hoạch nên có tới 80/90 ý kiến đánh giá cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội tốt hơn khi dự án đi vào hoàn thiện. Tuy nhiên vẫn còn có những ý kiến đánh giá không đổi do dự án đang trong giai đoạn thi công chưa hoàn thiện nên không thể tránh khỏi những hạn chế như vận chuyển vật liệu làm rơi vãi hoặc khói bụi, tiếng ồn khi thi công.

Bảng 3.12. Đánh giá về tình hình tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất

Chỉ tiêu Số lượng (hộ) Tỷ lệ %

Số hộ đánh giá tốt hơn 80 88,9

Số hộ đánh giá không đổi 10 11,1

Số hộ đánh giá kém hơn 0 0

Tổng 90

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn)

3.3.4. Tácđộngđếncảnhquan,môi trường

Do dự án chưa thực hiện xong nên tác giả chưa đánh giá được hết các tác động đến môn trường, nhưng qua ý kiến của người dân và cảm nhận chủ quan của tác giả, tác giả có những đánh giá như sau:

- Về cảnh quan: Dự án được đầu tư xây dựng theo quy hoạch, xây hệ thống hạ tầng kỹ thuật và giao thông nên cảnh quan của toàn khu vực đã được nâng lên, hệ thống cây xanh cũng được cải thiện, hệ thống thoát nước nội bộ được xây dựng kết nối với hệ thống thoát nước chung của khu vực nên cảnh quan môi trường tốt hơn so với trước đây.

- Về môi trường: Trong quá trình xây dựng dự án trên, việc san lấp mặt bằng, vận chuyển vật liệu xây dựng và quá trình sản xuất cũng có những ảnh hưởng đến cuộc sống người dân như: tiếng ồn, bụi không khí, rác thải xây dựng, rác thải sinh hoạt... Tuy nhiên sau khi thực hiện xong việc san lấp mặt bằng thì tiếng ồn, bụi không khí, rác thải xây dựng đã giảm hẳn, rác thải sinh hoạt đã được thu gom đúng nơi quy định.

3.3.5. Tácđộngđếnmộtsốvấnđềhộikhác

Tại dự án cụm công nghiệp Đồng Sóc do được đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng về hàng rào, đường giao thông, điện chiếu sáng….. nên tình hình an ninh xã hội có chiều hướng tốt hơn, với 90 ý kiến có đến 73 ý kiến đánh giá tốt hơn khi chưa xây dựng dự án chiếm 81,1%.

Bảng 3.13. Tình hình an ninh trật tự xã hội của người dân sau khi thu hồi đất sau khi thu hồi đất

Chỉ tiêu Số lượng (hộ) Tỷ lệ %

Tốt hơn 73 81,1

Không thay đổi 11 12,2

Kém đi 6 6,7

Tổng 90

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn)

Đối với những công trình xây dựng mới dẫn đến sự thay đổi về đời sống, việc làm của người dân của dự án nghiên cứu thì không thể tránh khỏi những bất cập. Sau khi nhận tiền bồi thường, những người nông dân bỗng chốc trở thành “triệu phú”, “tỷ phú”. Tình hình tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng. Đi kèm theo với những hiện tượng này thì mức độ hạnh phúc trong cuộc sống của người dân cũng giảm đi. Do phân chia về tiền bạc, do tệ nạn dẫn đến trong gia đình có nguy cơ nhiều mâu thuẫn hơn. Tuy chưa gay gắt đến mức độ ảnh hưởng đến hôn nhân nhưng đây cũng là vấn đề tiềm ẩn sự phức tạp.

3.4. Những khó khăn, tồn tại và đề xuất phương án giải quyết, rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án bài học kinh nghiệm trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án

3.4.1. Những khó khăn, tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được là quan trọng, cơ bản, thì công tác công tác công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong quá trình BT-GPMB thực hiện các dự án, xây dựng khu, cụm công nghiệp trọng điểm trên địa bàn huyện còn gặp phải những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện như: Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến công tác GPMB chưa đồng bộ, nhiều quy định mới thay thế chưa phù hợp, chưa kịp thời, đơn giá bồi thường, hỗ trợ còn chậm điều chỉnh chưa phù hợp với tình hình thực tế. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân có nơi gặp không ít khó khăn do sự hiểu biết về pháp luật của người dân còn hạn chế;

đã ban hành chính sách cũ với người đang được thực hiện chính sách mới cũng làm nảy sinh nhiều phức tạp.

Một bộ phận nhân dân chưa chấp hành chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về bồi thường, giải phóng mặt bằng; thực hiện tách nhập hộ khẩu, lấn chiếm, mua bán đất đai trong vùng dự án nhằm trục lợi; kích động những người liên quan tham gia khiếu kiện tập thể, gây mất ổn định xã hội. Nhiều trường hợp người dân cố tình cản trở quá trình thu hồi đất, không chịu bàn giao mặt bằng khi đã có quyết định thu hồi đất; nhiều trường hợp đã nhận tiền đền bù nhưng không chịu bàn giao mặt bằng, thậm chí cản trở tiến độ thi công công trình, nhiều trường hợp mặc dù được tuyên truyền vận động nhiều lần nhưng cương quyết không nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng, không nhận hỗ trợ đất dịch vụ bằng đất hoặc bằng tiền. Trong khi đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền ở thôn, tổ dân phố chưa thực sự tích cực, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, công tác tuyên truyền vận động nhân dân ngay từ cấp cơ sở đạt hiệu quả chưa cao.

3.4.2. Đề xuất phương án giải quyết và rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

- Cần xác định công tác GPMB là việc làm khó, phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người dân và tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh, trật tự tại cơ sở. Do đó cần có sự tập trung vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền, sự vào cuộc MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai một cách đồng bộ, nhất quán, kịp thời, nhất là trong công tác tuyên truyền vận động nhân dân.

- Tích cực tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm, với phương châm kiên quyết, kiên trì, bền bỉ, liên tục và xuyên suốt trong quá trình thực hiện; tăng cường đoàn kết, phát huy dân chủ, quan tâm đảm bảo lợi ích chính đáng của nhân dân, đi đôi với nâng cao ý thức trách nhiệm, tạo sự đồng thuận cao của nhân dân đối với công tác giải phóng mặt bằng.

Trong thời gian qua Huyện ủy đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo - Dân vận Huyện ủy phối hợp với Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị, cùng với cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn, thành lập các đoàn tuyên truyền vận động đến từng hộ dân từ đó để phổ biến cơ chế chính sách, động viên thuyết phục các đoàn viên, hội viên và nhân dân chấp hành tốt chủ trương phát triển công nghiệp, dịch vụ của huyện, cũng như cơ chế chính sách về GPMB, kịp thời bàn giao đất và tạo điều kiện cho các công trình, dự án được triển khai. Với phương châm vận vận động nhân dân là đối tượng nào, hình thức đó. Trong đó, MTTQ và các tổ chức đoàn thể là nòng cốt, tuyên truyền, vận động, thuyết phục đoàn viên, hội viên của mình hưởng ứng, ủng hộ chủ trương giải phóng mặt bằng các công trình, dự án trọng điểm trong huyện. Kết quả sau khi tuyên truyền vận động đã có hàng trăm hộ dân ở các dự án nhận tiền đền bù, với diện tích hàng chục ha.

Ban Tuyên giáo - Dân vận Huyện ủy chủ trì phối hợp cùng MTTQ huyện tham gia cùng cấp ủy, chính quyền tổ chức các buổi đối thoại, giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân, qua đó lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cụm công nghiệp đồng sóc huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)