Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng tại ACB-chi nhánh Hà Nội trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG (Trang 37 - 39)

GIẢI PHÁP VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI ACB-CHI NHÁNH HÀ NỘ

3.1 Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng tại ACB-chi nhánh Hà Nội trong thời gian tớ

trong thời gian tới

Tiềm năng thị trường bán lẻ tại Việt Nam còn rất lớn, có nhiều cơ hội cho các ngân hàng và công ty tài chính. Theo như tính toán, đến năm 2010, dân số sống ở khu vực đô thị sẽ đạt 26 triệu, chiếm xấp xỉ 30% tổng dân số. Cơ cấu dân số trẻ dưới 30 tuổi ở mức 57% tại thời điểm cuối năm 2008 với đặc điểm năng động, có học vấn cao, thích tiêu dùng và thử cái mới…Mức thu nhập tại thành thị cũng gia tăng. Theo tính toán của Bộ thương mại, GDP bình quân đầu người năm 2010 cao gấp 2,1 lần so với năm 2000, đạt 1.050- 1.100 USD/năm, năm 2020 sẽ tăng từ 3,3-3,6 lần so với năm 2000. Hiện hệ thống ngân hàng vẫn tập trung ở khu vực thành thị nhưng mật độ phục vụ còn rất thấp, đạt trung bình 5-6% và khoảng 22% ở một số thành phố lớn, trong khi đó tỷ lệ này ở các nước láng giềng là rất cao khoảng 70-80% (Thái Lan, Malaysia). Ngoài ra, trung bình ở Việt Nam, 4 người dân mới có một người có tài khoản tại ngân hàng. Đó là những thuận lợi để phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đặc biệt là dịch vụ cho vay tiêu dùng. Như vậy, tiềm năng mở rộng cho vay tiêu dùng ở Việt Nam là rất lớn.

Mặt khác, chi nhánh nằm ở trung tâm Hà Nội, trung tâm kinh tế của cả nước , tập trung các ngành kinh tế mũi nhọn, có nhiều doanh nghiệp có khả năng về tài chính, có nhu cầu vốn đầu tư cao, đồng thời với lượng dân cư đông đúc có nhu cầu tiêu dùng rất đa dạng phong phú, nên tiềm năng mở rộng cho vay tiêu dùng lại càng hấp dẫn hơn. Tuy nhiên đây cũng là nơi tập trung các NHTM lớn có thế mạnh về con người, công nghệ, vốn....dó đó có sự cạnh tranh gay gắt là tất yếu. do đó, ACB-chi nhánh Hầ Nội có những thuận lợi và

*Thuận lợi

- Là chi nhánh lớn của ACB, một ngân hàng có thế đứng vững chắc trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam. ACB hiện đang nắm giữ 6% thị phần vốn huy động tiết kiệm của cả nước, tốc độ tăng trưởng cao và bền vững đạt gấp 2-2,5 lần tốc độ tăng trưởng của nghành trong 3 năm liên tục, hiện đang cung cấp trên 200 sản phẩm cơ bản, là ngân hàng có danh mục sản phẩm dịch vụ được là vào loại phong phú nhất trong hệ thống các NHTM Việt Nam, là ngân hàng TMCP có lợi nhuận lớn nhất

- Công nghệ: ACB là ngân hàng đi đầu trong ứng dụng CNTT hiện đại và trực tuyến trong quản lý ngân hàng. Hiện nay ACB đang bước vào giai đoạn 2 của quá trình hiện đại hoá công nghệ

- Nhân lực: khả năng đào tạo và tái đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là quản lý là yếu tố đảm bảo khả năng cạnh tranh mạnh của ACB, nguồn nhân lực của ACB rất trẻ và năng động với 93% là đại học và trên đại học được tuyển chọn, đào tạo căn bản cả trong lẫn ngoài nước được coi là có chất lượng cao hiện nay.

* Khó khăn

Kinh tế phát triển nhanh và hội nhập sẽ tạo ra môi trường kinh doanh thay đổi nhanh, cạnh tranh khốc liệt hơn cả quy mô lẫn phạm vi, rủi ro ngắn hạn và dài hạn tăng thêm. Cụ thể là:

- Năng lực cạnh tranh: không chỉ những ngân hàng trong nước, mà hiện nay các ngân hàng nước ngoài cũng bắt đầu xâm nhập mạnh vào thị trường Việt Nam, chi nhánh phải chấp nhận cạnh tranh trực tiếp đối đầu, đủ năng lực-bao gồm cả năng lực tại chính, để khai thác sản phẩm mới, khách hàng mới…

- Năng lực sáng tạo và đi tiên phong: các sản phẩm ngân hàng truyền thống hiện nay khá đơn giản, dễ bắt chước và khó tạo sự khác biệt. Các sản phẩm như thẻ tín dụng, cho vay mua nhà, tiêu dùng sản xuất kinh doanh hộ gia đình và dịch vụ địa ốc đã tạo nên sự khác biệt cho ACB trong thời gian

qua. Nhưng việc nâng cao năng lực sáng tạo để tiếp tục duy trì vị thế vẫn là một yêu cầu mang tính sống còn của ACB.

Hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh đã được triển khai từ ngay những ngày đầu thành lập, đến nay hoạt động này đã được mở rộng cả về qui mô và số lượng, tuy nhiên vẫn chỉ chiếm 1 tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ tín dụng (khoảng 15%) và chưa xứng với tầm của chi nhánh. Trong tương lai, việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng là một hướng kinh doanh đã được chi nhánh xác định trong định hướng phát triển chung của ngân hàng. Với mục tiêu, đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2015 ACB trở thành tập đoàn tại chính đa năng hàng đầu Việt Nam với hoạt động cốt lõi là NHTM bán lẻ năng động sản phẩm phong phú, ngân hàng cần triển khai những công việc như sau:

-Tăng trưởng cáo bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng

-Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng được bền vững

-Duy trì cấu trúc tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hoá việc sử dụng vốn cổ đông để ACB trở thành một định chế tài chính vững mạnh, có khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh còn chứa đựng nhiểu rủi ro

-Chuẩn bị và đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống liên tục, thông suốt, hiệu quả.

-Xây dựng “Văn hoá ACB” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn bộ hệ thống một cách xuyên suốt.

Một phần của tài liệu CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w