CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp
4.3.3. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý kê khai thuế, quản lý hóa đơn chứng từ
Để quản lý có hiệu quả công tác kê khai thuế GTGT của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Cục thuế Bắc Giang cần phải nâng cấp, cải thiện hệ thống cơ sở vật chất, đặc biệt là chất lƣợng đƣờng truyền internet nội bộ. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc kê khai thuế qua mạng, tránh tình trạng nghẽn đƣờng truyền xảy ra vào những ngày cuối kỳ kê khai.
Xử phạt nghiêm minh với các trƣờng hợp vi phạm nhƣ nộp tờ khai chậm hay không nộp tờ khai để đảm bảo quyền lợi, sự công bằng giữa các doanh nghiệp, tăng tính tự giác chấp hành pháp luật về kê khai thuế.
Thƣờng xuyên thực hiện tập huấn kỹ năng sử dụng, cập nhật các phiên bản mới của các phần mềm hỗ trợ, ứng dụng hỗ trợ công tác quản lý tờ khai thuế cho cán bộ, công chức của phòng kê khai, kế toán thuế để nâng cao trình độ cho các cán bộ quản lý kê khai.
*Đối với công tác quản lý sử dụng hóa đơn chứng từ
Có thể nói việc thực hiện quản lý hóa đơn, chứng từ là một trong những điều kiện tiên quyết bảo đảm sự thành công của quy trình thực hiện quản lý theo 4 bƣớc: Tự khai, Tự tính, Tự nộp, Tự kiểm tra.
Ngoài mục đích tạo đƣợc căn cứ pháp lý cho việc kiểm tra, kiểm soát và quản lý thuế GTGT, quản lý việc sử dụng chứng từ hóa đơn còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp theo dõi quá trình hoạt động, nắm chắc các diễn biến về doanh thu, chi phí, lãi, lỗ trong kinh doanh của mình, xác định đúng số thuế đầu ra, đầu vào đƣợc khấu trừ, tính đúng các khoản doanh thu và chi phí hợp lý đƣợc trừ khi tính thu nhập chịu thuế
Tuy nhiên thực tế hiện nay vẫn còn những hiện tƣợng lợi dụng kinh doanh trên hóa đơn: sử dụng hóa đơn không đúng mục đích, xuất hóa đơn khống, hóa đơn giả, hủy hóa đơn nhằm giấu doanh thu... làm thất thu NSNN.
Để khắc phục những tồn tại trên, ngành thuế cần tăng cƣờng tiến hành các biện pháp sau:
Trƣớc hết, cán bộ thuế cần phải thông suốt yêu cầu nâng cao trình độ hiểu biết về chế độ quản lý và sử dụng hóa đơn
Nỗ lực nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, tập huấn nội bộ và cho các doanh nghiệp nắm rõ chế độ hóa đơn, chứng từ. Mở sổ sách theo dõi tình hình sử dụng hóa đơn, thực hiện tốt nguyên tắc quản lý hóa đơn.
Hàng tháng đơn vị sử dụng hóa đơn tự in phải báo cáo tình hình sử dụng. Nếu làm mất hóa đơn hoặc sử dụng không đúng chế độ quy định thì đơn vị sẽ bị xử lý theo quy định của pháp lệnh sử dụng hóa đơn chứng từ.
Tiếp tục triển khai thực hiện nghị định của Chính phủ quy định về việc in, phát hành sử dụng, quản lý hóa đơn. Đẩy mạnh công tác kiểm tra đối chiếu hóa đơn trong toàn ngành.
*Đối với công tác quản lý kê khai thuế GTGT
Quản lý doanh thu của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải đảm bảo yêu cầu đầy đủ, trung thƣc, đúng thời gian phát sinh, phục vụ cho công tác thu thuế GTGT, đảm bảo số thuế GTGT đƣợc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời. Để đạt đƣợc các yêu cầu trên, các cán bộ thuế cần thu thập đầy đủ các chứng từ, sổ sách kế toán, kiểm tra kỹ nội dung các chứng từ sổ sách đó để chuẩn bị cho công tác thanh tra, kiểm tra, so sánh đối chiếu, giúp giảm thiểu khối lƣợng công việc cho các cán bộ của phòng thanh tra, kiểm tra.
Thực hiện công tác quyết toán thuế theo thời gian quy định nhằm phát hiện tình trạng gian lận trong việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nƣớc
Kiểm tra, so sánh, đối chiếu quá trình phát sinh doanh thu và chi phí về sự chính xác, đầy đủ, kịp thời
Đối với việc quản lý giá trị hàng hóa mua vào, cán bộ thuế cần phải kiểm tra chặt chẽ các hoạt động mua bán hàng hóa, vật liệu của doanh nghiệp vì hiện nay rất nhiều doanh nghiệp lợi dụng việc khấu trừ thuế đầu vào nên đã dùng nhiều thủ đoanh tìm cách tăng số thuế đầu vào để số thuế GTGT phải nộp là nhỏ nhất. Muốn vậy, cơ quan thuế phải thực hiện tốt các công tác sau:
Tiến hành thu thập các chứng từ hóa đơn có liên quan đến hoạt động mua hàng nhƣ hợp đồng ký với ngƣời bán hàng, chứng từ vận chuyển, sổ sách kế toán, xem xét giá hàng hóa, vật liệu mua vào có phù hợp với giá cả của thị trƣờng hay không, báo cáo tổng hợp nhập, xuất, tồn có khớp đúng không. Đối với những doanh nghiệp có nghi vấn
thƣờng xuyên có số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra, sẽ căn cứ vào báo cáo nhập, xuất, tồn kho để kiểm kê đột xuất lƣợng hàng tồn kho đã kê khai nộp thuế có đúng hay không.
Trƣờng hợp sử dụng bảng kê để kê khai xác định hàng hóa mua vào thì cán bộ thuế phải kiểm tra chặt chẽ giá trị hàng hóa mua vào so với thực tế.
Cần xử lý nghiêm minh các trƣờng hợp cố tình vi phạm, sử dụng hóa đơn giả để đƣợc khấu trừ. Thực hiện cải cách công tác kiểm tra, xác minh hóa đơn để đạt hiệu quả cao, tập trung kiểm tra việc ghi chép sổ sách kế toán, sử dụng hóa đơn chứng từ đối với những doanh nghiệp đã vi phạm ở những năm trƣớc để theo dõi tình hình chấp hành quy định kê khai.
Nhìn chung Cục thuế cần nâng cao chất lƣợng công tác kiểm tra tờ khai, không dừng lại ở thủ tục kê khai, ghi chép mà còn đi sâu vào xác minh tính chính xác, trung thực của tờ khai. Do đó, ngoài tài liệu quy định cần thiết khi kê khai thuế, cần có quy định yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp thêm một số tài liệu cần thiết trong đó có sổ sách kế toán, báo cáo tài chính.
Trong những năm qua Cục thuế Bắc Giang đã chủ động triển khai đồng bộ, chặt chẽ các biện pháp quản lý thuế GTGT, chống thất thu NSNN, nhất là công tác kê khai, nộp thuế, đồng thời đảm bảo các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ, chính xác các thủ tục hành chính về thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng. Tuy nhiên để việc quản lý kê khai, nộp thuế đơn giản hóa thủ tục và hiệu quả hơn nữa, Cục thuế cần xem xét kỹ hơn các giải pháp đề xuất trên.