Động thái số lượng NNLGD-ĐT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo ở Việt Nam (Trang 49)

Chƣơng 2 : Thực trạng PTNNLtrong lĩnh vực GD-ĐT ở Việt Nam

2.2. Thực trạng PTNNLGD-ĐT trong thời gian qua ở nước ta

2.2.1. Động thái số lượng NNLGD-ĐT

Hiện tại ngành GD - ĐT có khoảng hơn 1 triệu giáo viên, nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ và cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Họ làm việc ở hàng trăm cơ sở đào tạo và hàng vạn lớp học trên khắp mọi miền đất nước. Số lượng NLGD ĐT liên tục tăng lên trong nhiều năm trở lại đây.

2.2.1.1.Về đội ngũ giáo viên.

* Giáo viên mầm non, phổ thông.

Theo số liệu thống kê số giáo viên trực tiếp ở các cấp tham gia giảng dạy đều tăng. Tính từ năm 1996-1997 số giáo viên các cấp trong cả nước (gồm cả giáo viên công lập và giáo viên ngoài công lập) là: Giáo viên tiểu học: 310.264; giáo viên THCS: 167.110; giáo viên mầm non: 144.067; giáo viên THPT:42.026. Và số lượng này tăng lên liên tục trong những năm gần đây.

Bảng 2.5. Số lƣợng giáo viên mầm non, phổ thông.

Đơn vị: người

Năm học Nhà trẻ Mẫu giáo Tiểu học THCS THPT

1997-1998 54.000 91.077 324.431 179.312 46.979 1998-1999 50.568 94.012 336.290 195.085 55.811 1999-2000 46.624 96.330 390.571 208.849 65.087 2000-2001 47.228 97.576 347.833 224.840 74.189 2001-2002 41.164 103.053 354.624 246.208 81.684 2002-2003 42.696 103.083 358.606 262.543 89.357 2003-2004 43.669 103.667 362.627 280.943 98.714

[(Nguồn: Đề án xây dựng đội ngũ giáo viên, Cán bộ quản lý giáo dục) Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ GD - ĐT]

Số giáo viên mầm non tăng lên trong những năm qua đã giải quyết đựơc sự thiếu hụt về đội ngũ giáo viên mầm non trong cả nước. Tính đến năm 2003- 2004 số giáo viên mầm non đã tăng lên và nếu so với định mức 8 trẻ từ 0-2 tuổi/ 1 cô giáo và 30 trẻ từ 3-5 tuổi/ 1-1,5 cô giáo, thì hiện tại vẫn còn thiếu khoảng 20 nghìn giáo viên mầm non. Đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa đang thiếu hụt một cách trầm trọng, hiện còn 13 xã không hề có giáo viên mầm non và 1.299 xã khác chỉ có từ 1 – 2 giáo viên mầm non (GVMN). Trong tổng số giáo viên nói trên có hơn 90 nghìn GVMN ngoài biên chế, chiếm tỉ lệ 63,33% chủ yếu là ở nông thôn. Số giáo viên trong biên chế là 53.872 giáo viên, chiếm khoảng 36,77% [58].

Số giáo viên khối phổ thông tăng nhanh, chỉ riêng giáo viên tiểu học tăng chậm do đã có thành tựu trong phổ cập giáo dục tiểu học và kế hoạch hóa dân số, trong vòng 7 năm vừa qua giáo viên tiểu học đã tăng 38.196 (bằng gần 12% ), hàng năm tăng từ 1% đến dưới 3%. Số giáo viên THCS tăng thêm 101.631( bằng 56,68%), hằng năm tăng dưới 8%; giáo viên THPT đã tăng thêm 51.735

(bằng 110%), tốc độ tăng nhanh nhất trong ba cấp, hàng năm tăng từ 10% đến 19%, tăng hơn gấp đôi so với năm học 1997-1998.

Mặc dù số lượng giáo viên ở khối phổ thông tăng lên liên tục, nhưng sự gia tăng này tính đến nay vẫn có sự chênh lệch giữa các vùng, miền của đất nước (xem bảng 2.6). Số giáo viên ở các vùng tăng không cân đối so với quy mô của học sinh dẫn đến hiện tượng “thừa, thiếu” về số lượng giữa các vùng luôn luôn diễn ra trong nhiều năm. Số giáo viên ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long tăng chậm.

Như vậy, số lượng giáo viên ở các cấp bậc học đều tăng lên đáng kể qua các năm nhưng vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội. Năm học 1999 - 2000, về số lượng, chỉ riêng Đồng bằng sông Cửu Long đã thiếu gần 30.000 giáo viên; Trà Vinh thiếu 1.237 giáo viên; Sóc Trăng thiếu trên 2.300 giáo viên; Bình Phước thiếu khoảng 1000 giáo viên ( Sau khi đã bổ sung 600 giáo viên vào tổng số 6.136 giáo viên hiện có). Năm học 2000-2001 riêng giáo viên THCS ở khu Đông Bắc thiếu 5.828 giáo viên, khu Tây Bắc thiếu 1.561 giáo viên, Tây Nguyên thiếu 3.342 giáo viên.

Bảng 2.6. Đội ngũ giáo viên mầm non và phổ thông phân theo vùng năm học 2002 - 2003

Đơn vị: người

Vùng/miền Giáo viên mầm non Giáo viên phổ thông

Tiểu học THCS THPT Toàn quốc 145.934 358.606 262.543 89.357 Đồng bằng sông Hồng 44.457 65.076 66.548 25.734 Đông Bắc 21.487 54.084 37.306 10.606 Tây Bắc 7.949 18.026 9.080 2.129 Bắc Trung Bộ 24.986 51.081 40.168 13.570

Duyên hải miền Trung 10.431 29.664 22.022 7.978

Tây Nguyên 7.747 24.085 13.552 4.309

ĐB sông Cửu Long 11.329 71.295 41.608 12.589

[(Nguồn: Trung tâm thông tin - quản lý giáo dục, bộ GD- ĐT)-Thống kê Giáo dục mầm non, Phổ thông năm 2002-2003, Bộ GD-ĐT Hà Nội 2003]

Tỷ lệ giáo viên / lớp tính bình quân trong cả nước cũng thay đổi trong các năm học từ 1997 đến 2003 ( xem bảng 2.7)

Bảng 2.7. Tỉ lệ phân bổ giáo viên/ lớp

Đơn vị: %

Năm học Nhà trẻ Mẫu giáo Tiểu học THCS THPT

1997-1998 1,56 1,16 1,00 1,43 1,63 1998-1999 1,42 1,12 1,04 1,45 1,60 1999-2000 1,22 1,19 1,06 1,50 1,63 2000-2001 1,31 1,17 1,09 1,55 1,64 2001-2002 1,21 1,19 1,12 1,58 1,68 2002-2003 1,16 1,10 1,16 1,63 1,71

[(Nguồn : Đề án xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý GD – Vụ tổ chức cán bộ, bộ GD - ĐT )]

Theo quy định của Bộ GD và ĐT, mức định biên giáo viên/ lớp ở các cấp như sau:

- Bậc tiểu học: 1,15 - Bậc THCS: 1,85

- Bậc THPT: 2,1 [56, Tr.136]

Mặc dù mức định biên này là quá lạc hậu, và chỉ số giáo viên/ lớp qua các năm ở ba cấp học đã có sự thay đổi nhưng thực tế cho thấy số giáo viên hiện có ở các cấp học vẫn chưa đạt được theo quy định của Bộ GD & ĐT. Căn cứ vào số lớp ở từng bậc học và số giáo viên hiện có để quy ra định mức, thì cả nước tính

đến năm 2001-2002 thiếu khoảng 29.000 giáo viên tiểu học, 49.000 giáo viên THCS và 18.800 giáo viên THPT (Đặc biệt là thiếu giáo viên: Nhạc, hoạ, kỹ thuật, thể dục...) [56, tr.136]. Và đến nay (2002-2003) cả nước vẫn còn thiếu 4 vạn giáo viên THCS; thiếu khoảng 2 vạn giáo viên THPT; giáo viên tiểu học vẫn còn thiếu ở một số môn: Nhạc, hoạ, thể dục....

Tình trạng thiếu giáo viên vẫn tiếp tục kéo dài do quy mô học sinh toàn quốc tăng nhanh, tăng trung bình 1,5 triệu học sinh/năm. Sự gia tăng lên này diễn ra không đồng đều giữa các vùng, miền, và các cấp, bậc học như đã nói ở trên.

Trong những năm tới, nhu cầu về số lượng giáo viên tiểu học không còn lớn như trước. Nhưng để thực hiện chỉ tiêu chiến lược phát triển GD 2001-2010 là huy động học sinh trong độ tuổi đến trường từ 95% năm 2000 lên 97% năm 2005 và 99% năm 2010 thì số lượng giáo viên vẫn sẽ tiếp tục tăng. Ở trung học cơ sở và nhất là ở trung học phổ thông sẽ có sự gia tăng nhanh số lượng giáo viên để thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển GD: “Tăng tỉ lệ học sinh THCS trong độ tuổi từ 74% năm 2000 lên 80% năm 2005 và 90% năm 2010; Tăng tỉ lệ học sinh THPT từ 35% năm 2000 lên 45% vào năm 2005 và 50% vào năm 2010. Đội ngũ giáo viên trung học phải được phát triển về số lượng để thực hiện chỉ tiêu “ đưa số học sinh tăng 7%/ năm”, phấn đấu đến năm 2010 phần lớn các trường phổ thông có đủ điều kiện cho học sinh học tập và hoạt động cả ngày tại trường” [40, Tr.14].

* Giáo viên Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và giáo viên Cao đẳng, Đại học

Ở bậc giáo dục đại học, THCN tình trạng đội ngũ giáo viên cũng có nhiều khó khăn. Số giáo viên THCN và dạy nghề có tăng lên trong các năm, tuy nhiên mức tăng rất chậm, tính từ năm 1997 đến năm 2003-2004 số giáo viên THCN chỉ tăng được 2858 giáo viên. Trong khi quy mô học sinh liên tục tăng cao, năm 2003 là 360.392 học sinh, tỉ lệ học sinh/ giáo viên hiện là 21,6. Nếu so với mức

quy định của Bộ GD -ĐT, quy định 20 học sinh/ giáo viên thì hiện nay số giáo viên THCN còn thiếu nhiều (khoảng 5.472 giáo viên).

Về giáo viên dạy nghề, theo số liệu của tổng cục dạy nghề hiện (2003) có 7056 giáo viên đang giảng dạy ở 256 trường dạy nghề, và 2.036 giáo viên ở 147 trung tâm dạy nghề [85]. Chỉ tính hệ đào tạo chính quy dài hạn thì tỉ lệ học sinh/ giáo viên là 28 học sinh/ giáo viên, như vậy chỉ mới đạt tiêu chuẩn quy định, do vậy khó có thể vừa mở rộng quy mô vừa nâng cao chất lượng đào tạo nghề của cả hệ thống . Trong khi đó, các trường dạy nghề, ngoài hệ chính quy dài hạn còn mở rất nhiều khoá ngắn hạn, do vậy tình trạng thiếu giáo viên lại càng khó khăn. Mặt khác, số lượng các cơ sở đào tạo giáo viên kỹ thuật và giáo viên dạy nghề, đến nay mới có 2 trường đại học là: ĐH sư phạm kỹ thuật TP HCM ; ĐH sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, 3 trường CĐSP kỹ thuật, trong những trường này không phải hoàn toàn đào tạo sư phạm kỹ thuật mà chỉ song song đào tạo một số lượng lớn sinh viên các ngành kỹ thuật. Bên cạnh đó, trừ khoa sư phạm kỹ thuật của trường ĐHSP Hà Nội được thành lập năm 1960, còn một số khoa sư phạm kỹ thuật ở một số trường CĐSP, một số khoa sư phạm kỹ thuật ở gần chục trường ĐHSP và CĐ kỹ thuật đều mới được thành lập trong vòng chưa đầy 10 năm vừa qua. Với những cơ sở đào tạo ít ỏi như vậy và cứ tổ chức đào tạo như hiện nay thì không thể đáp ứng được nhu cầu về giáo viên kỹ thuật cho hơn 600 trường CĐ, THCN và dạy nghề và hàng trăm trung tâm dạy nghề trong cả nước [86].

Đối với hệ CĐ, ĐH, số lượng giáo viên cũng tăng lên liên tục. Tính từ năm 1997-1998 đến năm 2003-2004 số giảng viên CĐ, ĐH tăng khoảng 1,5 lần. Đến nay có 64.542 người trong đó giảng viên là 39.985 (gồm cả công lập và ngoài công lập) đang làm việc trong các trường cao đẳng, đại học trong cả nước. Mặc dù mức tăng lên cao, nhưng tỉ lệ sinh viên/giáo viên mới chỉ đạt bình quân 25,8 sinh viên/1 giáo viên. Nếu so với mức quy định tỉ lệ sinh viên/giảng viên là 20 và với sự gia tăng nhanh chóng của quy mô sinh viên như hiện nay thì tình

trạng đội ngũ giảng viên còn chưa đáp ứng đủ yêu cầu về số lượng, (thiếu khoảng 11.637 giảng viên, chưa tính số học viên cao học và nghiên cứu sinh). Mặt khác trong số giảng viên CĐ, ĐH thì có tới 55 - 60% thuộc lứa tuổi 50 – 60, do vậy trong tương lai không xa sẽ có nhiều nguy cơ thiếu hụt đội ngũ giáo viên kế cận.

Bảng 2.8. Số lƣợng giáo viên THCN, CĐ và ĐH giai đoạn 1996-2004

Đơn vị: người

Năm học Giáo viên THCN Giáo viên CĐ, ĐH

1996-1997 9.690 25.514 1997-1998 9.770 25.774 1998-1999 9.732 28.035 1999-2000 9.565 30.309 2000-2001 10.189 32.205 2001-2002 9.327 35.938 2002-2003 10.247 38.608 2003-2004 10.302 39.985

[(Nguồn:Trung tâm thông tin quản lý Bộ GD-ĐT)- Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI, NXB Giáo dục Hà Nội 2003)]

2.2.1.2 Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục.

Số cán bộ quản lý, nhân viên... GD từ Bộ, Sở, Phòng, các trường CĐ, ĐH.... hiện nay có khoảng trên 90.000 người (chưa bao gồm số cán bộ nghiên cứu ở các viện) làm việc ở khắp các vùng, miền trong cả nước. Số đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục từ Bộ, Sở, Phòng....trong những năm gần đây cũng liên tục tăng lên. Riêng số cán bộ quản lý GD ở các trường ĐH, CĐ (số Hiệu trưởng/ Phó Hiệu trưởng) tăng nhanh, năm 2001 có 121 Hiệu trưởng / Phó Hiệu trưởng ( HT/ PHT) và đến năm 2004 tăng lên 719 cán bộ quản lý GD (kể cả số nhân viên là 23.838 người), nguyên nhân do số trường CĐ, ĐH liên tục tăng lên trong những năm qua. Đặc biệt số cán bộ quản lý ở khối phổ thông, THCN và dạy nghề tăng cao, tính đến nay số HT/ PHT khối phổ thông có 43.443 người; HT/PHT ở THCN: 864 người; HT/ PHT mầm non: 30.402 người; dạy nghề: 1.468 người.

Đội ngũ cán bộ QLGD ở Bộ, Sở không ngừng tăng lên do quy mô GD- ĐT liên tục được mở rộng. Năm 2001 tổng số CBQLGD lãnh đạo ở Sở (chưa kể số chuyên viên) là 138 người và đến nay đã tăng lên 180 người.

Mặc dù chưa có điều tra khảo sát cụ thể, nhưng nhìn chung nếu so với quy mô tăng ở các cấp học, ngành học trong cả nước như hiện nay thì số cán bộ quản lý GD ở nước ta còn thiếu. Qua khảo sát (2003) cho thấy: 46% số người trả lời cho rằng đội ngũ CBQL GD còn thiếu về số lượng. Tỉ lệ này ở nhóm lãnh đạo sở GD-ĐT chiếm 58%; nhóm cán bộ quản lý về kế hoạch-tài chính: 50%; nhóm quản lý chuyên môn về quản lý tài chính -ngân sách trong giáo dục chiếm đều 48% [95, Tr.5]. Tình trạng người làm việc trong các cơ quan QLGD địa phương quá ít, trong khi khối lượng công việc quá lớn, song cơ quan quản lý giáo dục địa phương không được chủ động trong việc tuyển thêm người. Để khắc phục vấn đề này hầu hết các nơi được khảo sát đều phải hợp đồng thêm người, sát nhập các phòng có chức năng quản lý gần nhau hay huy động cán bộ kiêm nhiệm thêm việc hoặc dùng tình thế là trưng tập người từ cơ sở.

Tình trạng độ tuổi 50 - 60 chiếm tỷ lệ khá cao, điều đó sẽ gây ra sự thiếu hụt trong đội ngũ CBQLGD trong những năm tới, do vậy cần phải có chiến lược phát triển NLCBQLGD ở nước ta trong mô hình dự báo trong tương lai để đảm bảo nâng cao chất lượng GD - ĐT của đất nước.

2.2.2. Động thái chất lượng nguồn nhân lực giáo dục - đào tạo

Trong những năm qua Bộ GD - ĐT đã chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ NLGD - ĐT. Nhìn chung đa số đội ngũ nhân lực GD - ĐT đều tận tuỵ với nghề, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức phấn đấu vươn lên, có tinh thần trách nhiệm và quyết tâm tự bồi dưỡng đạt trình độ chuẩn để đáp ứng những yêu cầu mới về chất lượng GD- ĐT. Các tỉnh/thành phố, các trường đều có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao tỷ lệ đạt chuẩn, nhất là ở khối phổ thông hàng năm đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý thường xuyên được bồi dưỡng chuyên đề, đổi mới phương pháp, nâng cao nghiệp vụ sư phạm nhưng kết quả cho thấy sự không đồng đều giữa các tỉnh.

2.2.2.1 Về chất lượng đội ngũ giáo viên.

Tỷ lệ đạt chuẩn về trình độ của giáo viên mầm non, phổ thông thay đổi trong nhiều năm. So với năm học 1998 - 1999, năm học 2001 - 2002 tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ở Tiểu học được nâng cao từ 77,64% lên 87,72%; ở THCS từ 86,19% lên 91,53%; ở THPT từ 94,39 % lên 95,25%; ở bậc giáo dục mầm non có 22,25% cô nuôi dạy trẻ, 42,38% giáo viên đạt chuẩn. Tỉ lệ này đến năm 2003-2004 cũng thay đổi, tăng lên: Ở bậc mầm non, trong đó giáo viên nhà trẻ đạt chuẩn 41,8%, giáo viên mẫu giáo đạt chuẩn 74,6%, số có trình độ Cao Đẳng, Đại học là 6,23%, ở những nơi khó khăn phần lớn số giáo viên mầm non chỉ đạt trình độ sơ cấp hoặc đào tạo ngắn hạn; ở bậc tiểu học tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn từ 87,7% lên 91,2%; ở THCS tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn từ 91,53% lên 92,8%; ở THPT từ 95,52% lên 97% (xem bảng 2.9)

Bảng 2.9 Tình hình chuẩn hoá của giáo viên mầm non và phổ thông qua các năm

Đơn vị tính: %

Cấp bậc học/ năm học

Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trở lên qua các năm học 1998- 1999 1999- 2000 2000- 2001 2001- 2002 2002- 2003 2003- 2004 Nhà trẻ 22,55 23,97 27,49 34,46 39,26 41,8 Mẫu giáo 44,55 - - - - 74,6 Tiểu học 77,64 80,04 85,31 87,72 88 ,42 91,2 THCS 86,19 86,32 89,53 91,53 91,76 92,8 THPT 94,39 95,56 95,32 95,25 95,40 97,0

[(Nguồn: Trung tâm, thông tin quản lý Giáo dục, Bộ GD - ĐT) – Giáo dục Việt Nam thập niên đầu thế kỉ XXI, NXB Giáo dục Hà Nội 2003)]

Như vậy, tỷ lệ giáo viên ở 3 cấp đạt chuẩn đều tăng lên đáng kể, điều đó

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo ở Việt Nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)