Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo ở Việt Nam (Trang 75)

Chƣơng 2 : Thực trạng PTNNLtrong lĩnh vực GD-ĐT ở Việt Nam

2.3. Đánh giá chung

2.3.1. Những thành tựu và bất cập chủ yếu. 2.3.1.1. Thành tựu 2.3.1.1. Thành tựu

Nhờ sự nỗ lực của ngành GD - ĐT, sự quan tâm của Đảng, nhà nước, ngành GD & ĐT trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng kể cả về số lượng, chất lượng và sự phù hợp cơ cấu đội ngũ nhân lực.

* Về số lượng: So với những năm học trước, tính đến nay số lượng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục liên tục được tăng lên, bước đầu đã khắc phục sự được sự hạn chế căn bản về sự thiếu hụt số lượng giáo viên các cấp; số lượng giáo viên tiểu học về cơ bản đã đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực tại trong công tác giáo dục. Và đến nay có thêm 4.400 giáo viên mầm non, 4.000 giáo viên tiểu học, 18.400 giáo viên THCS, hơn 9.300 giáo viên THP. Số giáo viên Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề cũng tăng lên nhiều. Riêng số giáo viên giảng viên Đại học, Cao đẳng tăng nhanh liên tục trong nhiều năm (tăng 1,5 lần tính từ 2003 – 2004 so với 1997 - 1998). Số cán bộ quản lý, nhân viên cũng không ngừng tăng lên đã đáp ứng về nguồn trong công tác quản lý giáo dục của ngành .

* Chất lượng: Chất lượng của đội ngũ NLGD-ĐT trong những năm qua đã được nâng lên đáng kể, tỉ lệ giáo viên đạt và vượt trình độ chuẩn ngày càng

tăng lên: Ở giáo dục mầm non là 60%; ở tiểu học là 89%; ở THCS là 93%; ở THPT là 97%. Chất lượng giáo viên THCN và dạy nghề cũng được nâng lên đáng kể, tỷ lệ đạt chuẩn theo quy định của Bộ GD ngày càng cao, trình độ của đội ngũ nhân lực ở các trường CĐ, ĐH đạt trình độ Thạc sĩ cũng được tăng lên so với những năm học trước; công tác nghiên cứu khoa học gắn với việc giảng dạy ở các trường ĐH, CĐ ngày một chú trọng, hầu như đại đa số giảng viên đều làm công tác nghiên cứu khoa học. Số lượng giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi, giảng viên giỏi, lao động giỏi, chiến sĩ thi đua các cấp (chiếm 20-30%), nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú cũng tăng lên. Nhà nước đã phong tặng cho 223 nhà giáo nhân dân, 3.791 nhà giáo ưu tú Nhiều tập thể giáo viên – nhất là các đơn vị điển hình tiên tiến đã trở thành tập thể lao động XHCN, tập thể anh hùng [75, tr.6].

Trình độ về chuyên môn, khả năng tổ chức điều hành công việc quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ngày một đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH,HĐH. Việc xử lý các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục đã được chấn chỉnh và ngăn chặn kịp thời. Tỉ lệ % cán bộ quản lý có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, trình độ lý luận chính trị ngày càng cao.

Đến nay, chúng ta đã có một hệ thống các trường sư phạm từ mẫu giáo đến ĐH, hàng năm đã đào tạo được hàng vạn giáo viên các cấp. Điều đó chứng tỏ bước đầu chúng ta đã đáp ứng thêm được những yêu cầu về sự thiếu hụt số lượng, chất lượng về đội ngũ giáo viên.

Hầu hết đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý trong ngành đều có ý thức, tinh thần trách nhiệm tự giác nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lí luận chính trị, giữ gìn phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; nêu cao vai trò gương mẫu, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của việc đổi mới sự nghiệp GD - ĐT. Không ít giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt giáo viên miền núi, vùng sâu, vùng xa vẫn tích cực học tập nâng cao trình độ đạt chuẩn và trên

chuẩn, thậm chí ở nhiều địa phương giáo viên tự bỏ tiền ra để đi học nâng cao trình độ phục vụ cho giảng dạy.

Ở nhiều tỉnh/thành phố, các trường ĐH, CĐ, THCN, cán bộ chuyên viên khối quản lý giáo dục theo học các lớp quản lý giáo dục nhằm nâng cao năng lực quản lý. Nhiều trường đã có 100% cán bộ, giáo viên biết sử dụng máy vi tính để phục vụ cho giảng dạy. Công tác xây dựng Đảng và phát triển Đảng trong ngành giáo dục được chú ý quan tâm, nhiều cán bộ, giáo viên, công nhân viên đã tự giác phấn đấu tu dưỡng để trở thành Đảng viên đặc biệt đội ngũ giáo viên, cán bộ trẻ. Đến nay, tỷ lệ Đảng viên khối mầm non chiếm 15,74%; tiểu học là 20,41%; THCS và THPT là 22,48%; ĐH và CĐ là 29,64%; tỷ lệ phát triển Đảng viên trong ngành hàng năm đều tăng so với năm trước [75, tr.7].

* Về cơ cấu đội ngũ NLGD-ĐT.

Cơ cấu của đội ngũ nhân lực GD-ĐT giữa các cấp bậc học trong toàn ngành đã có sự thay đổi, phù hợp: Cơ cấu tuổi, tỉ lệ % giữa nam và nữ… Đặc biệt là cơ cấu về loại hình giáo viên ở các bộ môn, chuyên ngành, đã có sự điều chỉnh hợp lý cân đối. Ở giáo dục phổ thông đã có sự tăng cường về loại hình giáo viên GDCD, Nhạc, Thể dục….; Ở Cao đẳng, Đại học, THCN và Dạy nghề nhìn chung cơ cấu loại hình giáo viên ở các chuyên ngành bộ môn ngày càng được đa dạng hóa, đã đáp ứng được phần lớn yêu cầu của ngành, quy định của luật GD là dạy đúng với chuyên ngành được đào tạo. Bước đầu đã khắc phục tình trạng dạy chéo ban (ở phổ thông) hoặc làm việc không đúng với chuyên môn được đào tạo. Loại hình CBQLGD cũng đa dạng hóa ở các cấp, các cơ sở đào tạo trong cả nước.

2.3.1.2. Những tồn tại và bất cập chủ yếu

Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn nhiều hạn chế, bất cập.

* Số lượng giáo viên còn thiếu nhiều, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cụ thể: Thiếu 20.000 giáo viên mầm non, 29.000 giáo viên tiểu học; 49.000 giáo viên trung học cơ sở; 18.800 giáo viên phổ thông, trong đó thiếu nhiều nhất là giáo viên ở một số môn: Nhạc, Hoạ, Thể dục, Công nghệ, Tin học, Các khu đông bắc thiếu nhiều nhất như: Hà Giang, Lào Cai; Vùng Tây bắc, Đồng Bằng Sông Cửu Long thiếu giáo viên khối phổ thông còn nhiều.

* Mặc dù, chất lượng của đội ngũ NLGD-ĐT ở nước ta trong thời gian qua và đặc biệt trong những năm gần đây đã được nâng lên rất nhiều. Nhưng trước sự phát triển biến đổi nhanh chóng của nền kinh tế, khoa học - công nghệ nói chung và sự nghiệp phát triển GD- ĐT nói riêng, chất lượng của đội ngũ NLGD-ĐT vẫn còn hạn chế về nhiều mặt: Trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, khả năng xử lý công việc….Ở bậc giáo dục phổ thông, tỉ lệ giáo viên khối phổ thông đạt tỷ lệ chuẩn còn thấp, chẳng hạn: năm 2002 - 2003 có 262.543 giáo viên thì có hơn 20.000 giáo viên chưa đạt chuẩn; số giáo viên đạt trình độ đại học sư phạm chỉ mới 20%; Tỉ lệ đạt chuẩn của giáo viên mầm non cũng chỉ đạt 39,26%. Nếu theo quy định của ngành giáo dục về chuẩn hoá đội ngũ giáo viên thì một số giáo viên không đủ điều kiện đứng lớp. Số giảng viên có trình độ trên đại học còn ít, tỷ lệ phần trăm giảng viên đại học vẫn còn cao. Công tác bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học gắn với giảng dạy còn nhiều hạn chế.

Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, công nhân viên giáo dục hiện còn chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội, đa số đội ngũ giáo viên vẫn dạy theo lối cũ, nặng nề về truyền đạt lí thuyết, ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành của người học. Mặc dù hàng năm nhà nước đã chi hàng tỷ USD cho việc thay sách, đổi mới phương pháp dạy học (đặc biệt khối THPT) nhưng kết quả còn rất khiêm tốn, chưa được chuyển biến nhiều.Năng lực của đội ngũ cán

bộ quản lý giáo dục, công nhân viên chưa ngang tầm với yêu cầu của sự nghiệp giáo dục, công tác quản lý giáo dục còn yếu kém, tình trạng học thêm, dạy thêm tràn lan trái với quy định của Bộ, chính sách của Nhà nước; tệ nạn bằng giả, chạy điểm của một số bộ phận trong xã hội vẫn còn phát sinh, phổ biến, chưa được ngăn chặn kịp thời. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 đã chỉ ra yếu kém của đội ngũ cán bộ quản lý là: “… trình độ quản lý giáo dục chưa theo kịp với thực tiễn và nhu cầu phát triển khi nền kinh tế đang chuyển từ kế hoạch hóa tập trung sang thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; chưa phối hợp tốt và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của Nhà nước và xã hội; chậm đổi mới cả về tư duy và phương thức quản lý… Năng lực của cán bộ quản lý giáo dục các cấp chưa được chú trọng nâng cao. Một số cán bộ quản lý và giáo viên suy giảm về phẩm chất đạo đức” [70, Tr.1]

* Cơ cấu đội ngũ NLGD-ĐT vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và bất cấp:

Hiện cơ cấu đội ngũ giáo viên đang mất cân đối giữa các môn học, bậc học, giữa các vùng, miền; Tỉ lệ giảng viên trên lớp còn chưa tương xứng với quy mô phát triển GD-ĐT, đặc biệt tỉ lệ sinh viên/giảng viên còn quá cao (30/1), thậm chí có trường là 50/1 (ở thế giới tỉ lệ này là 10/1). Tình trạng dạy chéo ban ở phổ thông vẫn còn tồn tại ở nhiều địa phương trong cả nước, nguyên nhân của vấn đề này là do thiếu người, trong khi đó số giáo viên ở bộ môn khác lại thừa (tổng biên chế không tăng). Cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý tình trạng bất hợp lý vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi, nhất là ở các địa phương, các vùng khó khăn đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Tình hình trên đòi hỏi phải tăng cường xây dựng đội ngũ NNL GD - ĐT một cách toàn diện. Đây là nhiệm vụ cấp bách vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010. Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu loại hình đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống,

lương tâm, tay nghề của nhà giáo, thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

2.3.2. Nguyên nhân.

Hạn chế của NNL GD - ĐT đã phân tích ở trên do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự yếu kém về NNL là do:

2.3.2.1. Ngân sách dành cho nguồn nhân lực giáo dục- đào tạo còn thấp

Như đã phân tích ở phần 2.1.3 ngân sách dành cho giáo dục ở nước ta hiện nay rất thấp so với các nước trong khu vực. Mặc dù ngân sách dành cho giáo dục liên tục tăng từ năm 1998 đến nay nhưng mức tăng đó vẫn không đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới phát triển GD - ĐT. Việc phân bổ ngân sách vẫn còn dựa vào mục tiêu đào tạo, mà chỉ tiêu đào tạo lại do bộ chủ quản quyết định, như vậy, thực chất quyết định phân bổ ngân sách cuối cùng vẫn do bộ chủ quản. Cơ chế vẫn theo kiểu “ xin, cho” làm giảm hiệu quả của việc đầu tư vốn ngân sách của nhà nước.

Tỉ lệ chi cho đội ngũ NL GD hiện nay chủ yếu là chi cho tiền lương (chiếm khoảng từ 80% - 90% ), còn phần chi cho giảng dạy, đào tạo bồi dưỡng NL GD rất ít. Nên một số trường phải trích một phân ngân quỹ tự có để chi cho đội ngũ nhân lực đi học nâng cao trình độ, tuy nhiên mức chi này còn rất nhỏ không bù đắp được số kinh phí mà đội ngũ nhân lực đi học bỏ ra. Còn một số trường việc đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ nhân lực thì người học tự bỏ tiền ra để trả cho kinh phí đào tạo, do vậy tỉ lệ đội ngũ nhân lực đạt chuẩn, đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu đòi hỏi là rất thấp.

Công tác chi cho việc nghiên cứu khoa học ở các trường ĐH, CĐ, THCN cũng rất hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của đội ngũ NNL GD - ĐT. Chỉ tính trong giai đoạn 1996 - 2000, tỷ lệ đầu tư từ kinh phí nghiên cứu khoa học cho các Trường Đại học rất thấp năm 1996: 5,6%, năm 1999: 7,6%, năm 2000 kinh phí đầu tư cho nghiên cứu khoa học từ ngân sách Nhà nước mới đạt 1.500 tỷ

đồng, đầu tư cho các trường ĐH mới đạt khoảng 100 tỷ đồng. Tính theo tỷ lệ kinh phí/giảng viên (năm 2001 – 2002) đạt khoảng 4-5 triệu đồng/giảng viên, song tỷ lệ này phân bổ không đồng đều giữa các Trường ĐH, như: ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.Hồ Chí Minh mức đầu tư cao khoảng 14 triệu đồng/giảng viên (2001 - 2002), trong khi đó một số trường mức đầu tư thấp: ĐHSư phạm I - Hà Nội 2,36 triệu đồng/giảng viên; ĐH Đà Lạt khoảng 2 triệu đồng/giảng viên; ĐH Xây dựng Hà Nội 3,3 triệu đồng/giảng viên [92, Tr.56]. Các đề tài cấp cơ sở, hầu như rất ít được ứng dụng, một trong những lý do cơ bản vẫn là vấn đề kinh phí cho đề tài chưa thoả đáng. Chính vì thế chưa tạo động lực cho giáo viên, cán bộ dành thời gian tâm huyết cho nghiên cứu khoa học. Qua khảo sát điều tra (tháng 12/2003) vừa qua ở 24 trường đại học cho thấy 19/24 trường (chiếm 79,17%) cho rằng đầu tư cho nghiên cứu khoa học còn thấp [54, Tr.31]. Nên nhiều trường cán bộ giảng dạy ngại làm nghiên cứu khoa học hoặc họ làm theo tình thế bắt buộc qua loa cho hoàn thành nhiệm vụ đặt ra. Điều này cũng dần đến chất lượng giáo dục chậm được cải tiến, tình trạng thiếu sự gắn kết giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học xảy ra phổ biến ở nhiều nơi.

2.3.2.2. Cơ chế, chính sách đối với nguồn nhân lực giáo dục - đào tạo còn nhiều bất cập

Về cơ chế, chính sách sử dụng đội ngũ nhân lực GD - ĐT trong thời gian qua, được sự quan tâm của nhà nước, của ngành việc thực hiện cơ chế, chính sách sử dụng giáo viên, cán bộ và nhân viên trong ngành giáo dục đã được cải thiện, thu nhập của giáo viên đã từng bước được tăng lên nhờ thực hiện chính sách cải cách tiền lương, phụ cấp, chế độ chính sách cho đội ngũ nhân lực vùng sâu, vùng xa. Như Quyết định 937/97 QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trong các Trường Công lập của Nhà nước theo Quyết định này giáo viên đang trực tiếp giảng dạy được hưởng mức phụ cấp như sau: mức phụ cấp tính theo % của giáo viên ở miền xuôi đối với giáo viên Tiểu học là 40%, THCS 35%, THPT 35%; mức phụ cấp giảng dạy ở miền núi đối với giáo viên Tiểu học

70%, giáo viên THCS 40%, giáo viên THPT 40%. Giáo viên mầm non còn được hưởng nhiều ưu đãi khác như được hưởng phụ cấp ban đầu, được hưởng 100% lương trong thời gian tập sự, được hưởng phụ cấp khu vực theo quy định của Chính phủ theo từng vùng… Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách đó còn nhiều hạn chế, bất cập. Cơ chế xét tuyển công chức trong ngành giáo dục hiện nay cũng không phản ánh thực chất của đội ngũ nhân lực khi bước vào nghề nên dẫn đến tình trạng số người được trúng tuyển thì yếu về năng lực, chuyên môn và thiếu nghiệp vụ sư phạm, trong khi số sinh viên tốt nghiệp ĐH, CĐ ở các trường Sư Phạm có năng lực, chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm lại không được sử dụng dẫn đến sự bất cập, mâu thuẫn giữa đào tạo và sử dụng NNL GD - ĐT.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo ở Việt Nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)