tại các doanh nghiệp kinh doanh thép Việt Nam
2.2.1 Rủi ro đối với doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm thép
Trong giao dịch xuất nhập khẩu thép nói riêng, mỗi đối tác nhập khẩu có yêu cầu về thanh toán khác nhau, dẫn đến những rủi ro trong thanh toán gặp phải từ các đối tác cũng khác nhau.
2.2.1.1 Rủi ro đạo đức từ nhà nhập khẩu:
Trong thực tiễn xuất nhập khẩu thép tại Việt Nam, các rủi ro về mặt đạo đức từ nhà nhập khẩu đƣợc biểu hiện nhƣ sau:
+Nếu khách hàng nhập khẩu thép không phải là đối tác lâu năm, tín nhiệm thì rất dễ xảy ra hiện tƣợng ngƣời mua chờ ngƣời bán xếp hàng lên tàu rồi tiến hành trì hoãn thanh toán, từ chối thanh toán bằng các nghiệp vụ bắt lỗi chứng từ sau đó ép ngƣời mua giảm giá hàng nhằm thu lợi. Trong nhiều trƣờng hợp ngƣời xuất khẩu thép chịu bán lỗ còn hơn là thuê tàu chở hàng về để giảm thiểu chi phí phát sinh.
+Trƣờng hợp giá thép giảm trên thị trƣờng, ngƣời mua sợ thua lỗ trong kinh doanh cố tình trì hoãn thanh toán cũng bằng các nghiệp vụ bắt lỗi chứng từ hoặc có thể bắt lỗi về chất lƣợng hàng hóa không đúng nhƣ hợp đồng đã ký nhằm từ chối nhận hàng. Ngƣời bán sẽ gặp nhiều khó khăn khi không thu đƣợc tiền hàng, đồng thời phải bỏ thời gian và chi phí khi xử lý khiếu nại của bên mua.
+Nhà nhập khẩu có thể đề nghị nhà xuất khẩu cho phép mở thƣ tín dụng có thể hủy ngang. Đặc điểm của loại thƣ tín dụng này là có thể đƣợc ngân hàng phát hành sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ bất cứ lúc nào trƣớc khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ mà không cần sự đồng ý của nhà xuất khẩu. Dựa vào đặc điểm trên, nhà nhập khẩu có thể đợi nhà xuất khẩu giao hàng rồi tiến hành sửa đổi thƣ tín dụng nhằm mục đích không cho nhà xuất khẩu lấy đƣợc tiền hàng. Nhà nhập khẩu có thể dựa vào lợi thế trên để ép giảm giá.
+Đối với nhà xuất khẩu có thể gặp nhiều khó khăn hoặc không thể thực hiện đƣợc các điều khoản đã nêu ra trong thƣ tín dụng nếu nhà nhập khẩu cố tình mở thƣ tín dụng khác so với thỏa thuận hoặc đƣa thêm các điều khoản chƣa đƣợc đồng ý nhằm trục lợi. Tại Việt Nam, đã có thƣơng vụ mua bán sắt thép mà ngƣời mua mở L/C sửa đổi điều khoản thanh toán để đạt đƣợc mục đích qua vụ việc sau:
Công ty C tại Việt nam ký hợp đồng bán 6000 tấn thép phế liệu cho công ty K tại Hồng Kông với điều kiện thanh toán nhƣ sau:
+Thanh toán: L/C at sight 100% giá trị tiền hàng
+Giám định số lƣợng và quy cách phẩm chất do VINACONTROL tiến hành tại cảng xếp hàng và là giá trị cuối cùng
Thực tế khi mở L/C thì công ty K sửa lại một số điểm nhƣ sau:
+Chỉ thanh toán khi ngân hàng phát hành L/C chấp nhận bộ chứng từ
+Thanh toán 80% giá trị hợp đồng, 20 % còn lại sẽ thanh toán sau khi có kết quả giám định tại cảng dỡ hàng
Khi nhận đƣợc L/C có nội dung nhƣ trên, nhà xuất khẩu không kiểm tra kỹ và vẫn tiếp tục giao hàng theo hợp đồng. Thực tế khi hàng tới cảng dỡ hàng, nhà
xuất khẩu chỉ nhận đƣợc 80% giá trị hợp đồng. Nhà nhập khẩu không thanh toán 20% còn lại vì lý do:
+Hàng lẫn nhiều tạp chất
+Thiếu hàng (giám định trọng lƣợng hàng tại cảng đến bằng phƣơng pháp qua cân ô tô, trong khi giám định ở cảng đi bằng phƣơng pháp mớn nƣớc)
+Hàng quá kích cỡ
Công ty C không chấp nhận và tiến hành khiếu nại công ty K để đòi lại số tiền trên. Vụ tranh chấp kéo dài qua nhiều năm và gây nhiều tổn thất cho công ty C. Kết thúc vụ việc, công ty C đòi đƣợc 1/3 số tiền bị giữ lại, tổng thiệt hại khoảng 70.000USD [40, tr.147].
Bình luận: Rõ ràng trong trƣờng hợp trên thì nhà nhập khẩu đã cố tình mở L/C sai khác với hợp đồng mua bán nhằm trục lợi. Tuy nhiên, lỗi một phần cũng do nhà xuất khẩu quá tin tƣởng bạn hàng. Nếu nhà xuất khẩu kiểm tra kỹ L/C khi nhận đƣợc thông báo L/C và yêu cầu nhà nhập khẩu sửa đổi L/C trƣớc khi giao hàng thì đã không gặp phải tình trạng nhƣ trên.
2.2.1.2 Rủi ro tín dụng của nhà nhập khẩu:
Nếu nhà nhập khẩu thép bị vỡ nợ, phá sản hoặc mất khả năng thanh toán sẽ gây rủi ro cho nhà xuất khẩu và ngân hàng phát hành thƣ tín dụng. Ngân hàng phát hành L/C thay mặt nhà nhập khẩu trả tiền cho bên xuất khẩu. Trong trƣờng hợp ngân hàng không yêu cầu ký quỹ 100% mà tài trợ vay vốn đối với ngƣời nhập khẩu thì rủi ro, nếu trƣờng hợp mất khả năng thanh toán của ngƣời nhập khẩu, rủi ro trong thanh toán hàng nhập sẽ xảy ra. Ngân hàng phát hành sẽ vẫn phải thanh toán cho nhà xuất khẩu khi nhận đƣợc bộ chứng từ phù hợp. Ngân hàng phát hành không lấy đƣợc tiền của nhà nhập khẩu hoặc
không bán đƣợc hàng cho đối tác khác thì sẽ gây tổn thất lớn cho ngân hàng phát hành.
Nếu nhà nhập khẩu thép tại nƣớc ngoài không có khả năng tín dụng để mở L/C trong khi hợp đồng đã đƣợc ký thì sẽ gây ra rủi ro cho nhà xuất khẩu. Khi đó nhà xuất khẩu đã chuẩn bị kế hoạch sản xuất hàng cung ứng nhƣng phải hủy bỏ. Điều này ảnh hƣởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của các công ty xuất khẩu thép Việt Nam. Trên thế giới đã từng ghi nhận một vụ việc giải quyết bằng tòa án khi nhà nhập khẩu sản phẩm thép không có khả năng thanh toán dẫn đến việc không mở L/C đúng thời hạn:
Công ty Tyzasme là hãng sản xuất thép hàng đầu tại Đức. Vào năm 1999, Tyzasme và Amex đã ký hợp đồng mua bán thép với điều kiện hợp đồng nhƣ sau:
- Tyzasme bán cho Amex 1500 tấn thép tấm cán nóng theo điều kiện C.I.F cảng Marseile
- Tổng trị giá là 370.880 USD - Giao hàng vào tháng 7 năm 1999
- Thanh toán bằng L/C không huỷ ngang có xác nhận, ngày mở chậm nhất là ngày 30 tháng 6 năm 1999.
- Hợp đồng quy định trong trƣờng hợp chậm trễ giao hàng hoặc nhận đƣợc L/C chậm hơn 15 ngày so với ngày hợp đồng quy định thì bên bán/bên mua có quyền huỷ hợp đồng, bên vi phạm phải trả một khoản tiền phạt là 5% tổng trị giá hợp đồng cho bên kia.
Diễn biến vụ việc:
nên ngân hàng không mở L/C và đề nghị xin huỷ hợp đồng mua bán đã đƣợc ký giữa hai bên.
Ngày 3 tháng 7 năm 1999, tức ba ngày sau khi hết thời hạn mở L/C, Tyzasme đã thông báo cho Amex, theo đó, Tyzasme đồng ý gia hạn ngày mở L/C đến ngày 7 tháng 6 năm 1999. Nếu Tyzasme không nhận đƣợc L/C trong thời gian đó, có nghĩa là Amex đã không thực hiện hợp đồng. Sau khi fax cho Amex, Tyzasme phát hiện ra có sự sai sót về ngày tháng, nên đã sửa tháng 6 thành tháng 7 và fax lại ngay cho Amex. Nhƣng sau này Amex nói là không nhận đƣợc bản fax sửa đổi này của Tyzasme.
Đến ngày 9 tháng 8 năm 1999, Tyzasme vẫn không nhận đƣợc L/C cũng nhƣ không nhận đƣợc tiền phạt từ phía Amex. Do vậy, Tyzasme đã kiện Amex ra trọng tài đòi nộp phạt 18.544 USD.
Về việc không mở L/C của Amex: Hợp đồng mua bán giữa Tyzasme và Amex đã đƣợc ký kết do đó có hiệu lực cho nên Amex phải có nghĩa vụ mở L/C chậm nhất ngày 30 tháng 6 năm 1999. Đến ngày 9 tháng 8 năm 1999 Amex vẫn chƣa mở L/C và theo quy định của hợp đồng Amex bị coi là không mở L/C, tức là Amex đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Lý do Amex đƣa ra không đƣợc trọng tài coi là chính đáng, không phải là căn cứ miến trách cho việc mở L/C. Ngày 30 tháng 6 năm 1999, Amex gửi công văn cho Tyzasme đề nghị xin hủy hợp đồng vì khó khăn về tài chính, nhƣng Tyzasme không có trả lời gì về vấn đề này. Sự im lặng của Tyzasme không phải là đồng ý huỷ hợp đồng, do vậy Amex cũng nhƣ Tyzasme phải tiếp tục thực hiện hợp đồng.
Về sai sót ngày tháng trong Fax gia hạn mở L/C của Tyzasme: Ngày 3 tháng 7 năm 1999, Tyzasme đã fax thông báo cho Amex chấp nhận gia hạn ngày mở L/C, nhƣng lại ghi là đến ngày 7 tháng 6 năm 1999. Trọng tài xác định rằng: Khi nhận đƣợc Telex ngày 3 tháng 7 năm 1999 của Tyzasme thông
báo gia hạn ngày mở L/C đến trƣớc ngày 7 tháng 6 năm 1999, tức gia hạn lùi về quá khứ, nhƣng Amex không hề có phản ứng gì, không điện hỏi Tyzasme tại sao lại nhƣ vậy, cũng không đề xuất thời gian cụ thể cho việc gia hạn mở L/C. Nhƣ vậy việc gia hạn mở L/C của Tyzasme không làm cho Amex quan tâm. Từ đó sự sai sót về ngày tháng trong Telex gia hạn mở L/C của Tyzasme hoặc là ý đồ gia hạn L/C lùi về quá khứ của Tyzasme không hề ảnh hƣởng đến ý chí thực của Amex về việc xin huỷ hợp đồng, bởi vì Amex đã đề nghị xin huỷ hợp đồng vào ngày 30 tháng 6 năm 1999. Mặt khác sự sai sót về ngày tháng trong Telex gia hạn mở L/C hoặc ý đồ gia hạn lùi về quá khứ của Tyzasme không phải là nguyên nhân của việc không mở L/C mà nguyên nhân đích thực của việc không mở L/C là do Amex gặp khó khăn về tài chính. Vì vậy Amex không đƣợc miễn trách nhiệm do không mở L/C.
Về số tiền phạt 18.544 USD: Theo hợp đồng Amex có trách nhiệm nộp phạt 5% trị giá hợp đồng cho Tyzasme, cụ thể là: 5% x 370.880 USD = 18.544 USD. Amex lập luận rằng việc Amex xin huỷ hợp đồng, không mở L/C không hề gây thiệt hại nào cho Tyzasme. Lập luận này không đƣợc trọng tài công nhận, bởi vì Tyzasme chỉ đòi tiền phạt theo quy định của hợp đồng chứ không đòi bồi thƣờng thiệt hại. Hơn nữa, khi đã qui định tiền phạt do không thực hiện hợp đồng thì bên không thực hiện phải nộp tiền phạt đó, cho dù không gây thiệt hại cho bên kia. Từ đó trọng tài quyết định Amex phải nộp cho Tyzasme 18.544 USD tiền phạt [50].
Bình luận: Qua vụ việc trên, ta có thể nhận thấy công ty Tyzasme đã gặp rủi ro do nhà nhập khẩu Amex không đủ tín dụng để mở L/C. Rõ ràng trong trƣờng hợp này, công ty nhập khẩu sắt thép đã tự làm mất uy tín trên thƣơng trƣờng. Còn đối với công ty xuất khẩu có thể phải gánh chịu hậu quả khi hàng hóa đã sản xuất ra không tiêu thụ đƣợc gây tình trạng đọng vốn.
2.2.1.3 Rủi ro khác:
Đối với doanh nghiệp xuất khẩu thép có thể gặp rủi ro kỹ thuật khi lập bộ chứng từ mắc lỗi, không đáp ứng đầy đủ các điều khoản và điều kiện của L/C. Bộ chứng từ đƣợc lập không tuân theo tập quán quốc tế, luật quốc gia, các văn bản pháp luật điều chỉnh khác. Bộ chứng từ không phù hợp dẫn đến nhà xuất khẩu không nhận đƣợc thanh toán. Nguyên nhân do cán bộ lập hồ sơ không nắm vững đƣợc quy trình lập bộ chứng từ, chƣa hiểu rõ pháp luật điều chỉnh hoạt động này. Những sai sót tƣởng nhỏ bé nhƣ: sai chính tả, tên, số lƣợng, địa chỉ hoặc những sai sót lớn nhƣ hối phiếu ghi sai tên ngƣời ký phát, thiếu chứng từ xuất trình hay bộ chứng từ không thống nhất với nhau… gây ra hậu quả lớn. Thực tế cho thấy rất khó để lập đƣợc một bộ chứng từ hoàn hảo thanh toán và gặp nhiều khó khăn để nhận đƣợc thanh toán nếu ngƣời mua không có thiện chí. Nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với điều khoản và điều kiện của L/C thì ngân hàng sẽ không thanh toán hoặc không chấp nhận thanh toán. Khi đó, ngƣời bán sẽ rơi vào thế khó xử và tự giải quyết hàng hóa đã chuyển đi bằng cách giảm giá, đấu giá hoặc đƣa hàng về nƣớc. Do vậy, cán bộ thực hiện lập bộ chứng từ cần phải đọc kỹ nội dung quy định về bộ chứng từ trong L/C và đề nghị tu chỉnh khi cần thiết.
Ngay cả khi ngƣời bán lập bộ chứng từ phù hợp với L/C nhƣng cũng không nhận đƣợc thanh toán khi ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận mất khả năng thanh toán. Trƣờng hợp ngân hàng chấp nhận hối phiếu trả chậm nhƣng bị phá sản trƣớc khi đến ngày đáo hạn của hối phiếu thì ngƣời bán cũng không đƣợc trả tiền. Do đó, việc lựa chọn ngân hàng là cực kỳ quan trọng trong giao dịch theo phƣơng thức tín dụng chứng từ. Đối với công ty Việt Nam, khả năng nắm bắt thông tin về các ngân hàng tại các quốc gia trên thế giới còn nhiều hạn chế. Giả sử tình hình tài chính của một ngân hàng nào
đó bị biến động thì công ty không thể có thông tin kịp thời về ngân hàng đó, lúc này rủi ro của công ty không nhận đƣợc tiền hàng là rất cao.
Trong thực tiễn, buôn bán sắt thép ở những quốc gia gần nhau sử dụng hình thức thanh toán bằng L/C thì hàng hóa thƣờng đến cảng sớm hơn so với bộ chứng từ đến tay nhà nhập khẩu. Nhiều nhà nhập khẩu yêu cầu đƣợc nhận vận đơn (B/L) đích danh bản gốc chuyển phát nhanh qua bƣu điện mà không đƣa vào bộ chứng từ để thanh toán qua L/C. Trƣờng hợp này sẽ gây ra rủi ro cho nhà xuất khẩu nếu chấp nhận điều kiện trên. Vì nếu ngân hàng xác nhận bất hợp lệ từ chối thanh toán trong khi ngƣời mua đã có B/L và có thể làm giả Invoice và Packing List để nhận hàng.
Ngoài ra, còn các rủi ro liên quan đến sự tác động khách quan không mong muốn từ nền kinh tế, rủi ro về chính trị, bên cạnh đó còn có rủi ro liên quan đến vận chuyển nhƣ thời hạn giao hàng chậm hơn quy định của L/C. Lịch trình xếp hàng bị chậm hơn so với kế hoạch có thể do lỗi nhà vận chuyển hay các lý do khách quan nhƣ: thời tiết, điều kiện tự nhiên khác… Sắt thép là hàng hóa rất dễ bị giảm chất lƣợng nếu nhƣ chịu sự tác động của các tác nhân thời tiết. Các lý do trên khiến cho công ty không giao đƣợc hàng hóa đúng nhƣ L/C và hợp đồng quy định dẫn đến vi phạm trong quá trình thực hiện hợp đồng, không nhận đƣợc tiền thanh toán.
2.2.2 Rủi ro đối với doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm thép
2.2.2.1 Rủi ro đạo đức từ người xuất khẩu:
Ngân hàng quyết định thanh toán dựa trên sự phù hợp của bề mặt chứng từ. Khi ngƣời xuất khẩu thép cố ý không giao hàng hóa phù hợp với hợp đồng đã ký kết nhƣng lại xuất trình bộ hồ sơ hoàn hảo phù hợp với hợp đồng thƣơng mại đƣợc dẫn chiếu trong L/C hoặc tinh vi hơn, nhà xuất khẩu không
giao hàng mà lập bộ hồ sơ khống giả mạo. Ngân hàng vẫn phải thanh toán cho ngƣời xuất khẩu, khi đó nhà nhập khẩu thép chịu hoàn toàn rủi ro. Do đó, ngƣời mua phải có biện pháp kiểm tra thông tin các hãng vận tải về hiện trạng hàng hóa đƣợc giao. Trƣờng hợp doanh nghiệp nhập khẩu phát hiện ra lừa đảo thì cần phối hợp ngay với các cơ quan chức năng để có biện pháp ngăn chặn kịp thời đảm bảo lợi ích của mình. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu sắt thép gặp khá nhiều rủi ro khi ngƣời bán không thực hiện đúng nhƣ thỏa thuận. Xét vụ việc nhập khẩu thép với đối tác Hàn Quốc nhƣ