Nhóm giải pháp mang tính tác nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ đối với xuất nhập khẩu thép tại việt nam 001 (Trang 88 - 90)

3.1 Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng

3.1.2 Nhóm giải pháp mang tính tác nghiệp

Khi doanh nghiệp đã thực hiện tốt các giải pháp phòng ngừa trên nhƣng vẫn gặp rủi ro trong thanh toán thì doanh nghiệp cần thực hiện các giải pháp sau:

3.1.2.1 Khi chứng từ gửi đi bị từ chối thanh toán

Doanh nghiệp xuất khẩu gửi chứng từ đi bị từ chối thanh toán thì có thể xử lý theo các cách sau:

 Bổ sung và tu chỉnh chứng từ bị sai sót: Khi bộ chứng từ bị ngân hàng chiết khấu hoặc ngân hàng phát hành thông báo không hoàn hảo nên chƣa đƣợc thanh toán. Ngƣời xuất khẩu căn cứ tình hình thực tế nhƣ: thời hạn xuất trình của L/C còn nhiều không? Có khả năng bổ sung và tu chỉnh chứng từ kịp thời hạn của L/C không? Nếu nhà xuất khẩu nhận thấy có thể bổ sung và tu chỉnh chứng từ đƣợc thì cần thực hiện ngay, tránh gây chậm trễ

 Viết thƣ cam kết bồi thƣờng: ngƣời xuất khẩu có thể đề nghị ngân hàng của mình chiết khấu các chứng từ bằng thƣ cam kết bồi thƣờng dù có các sai biệt. Nếu ngƣời xuất khẩu không phải là khách hàng của ngân hàng chiết khấu thì ngƣời xuất khẩu phải đề nghị ngân hàng của mình bảo lãnh giúp. Khi việc thanh toán đã đƣợc thực hiện, ngƣời xuất khẩu sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hậu quả của mọi sai biệt và có thể bị ngân hàng chiết khấu yêu cầu hoàn trả số tiền nếu ngƣời nhập khẩu không nhận bộ chứng từ.

 Đề nghị ngân hàng phát hành thanh toán: Nếu thƣ bồi thƣờng của nhà xuất khẩu không đƣợc ngân hàng chiết khấu chấp nhận hoặc L/C cấm giao dịch bằng thƣ bồi thƣờng, ngƣời xuất khẩu có thể yêu cầu ngân hàng phục vụ mình điện cho ngân hàng phát hành xin đƣợc phép thanh toán và chịu toàn bộ rủi

 Chuyển sang phƣơng thức nhờ thu: ngƣời xuất khẩu có thể yêu cầu ngân hàng chiết khấu gửi bộ chứng từ đến ngân hàng phát hành để nhờ thu. Với cách này, ngƣời xuất khẩu phải chờ một thời gian mới đƣợc thanh toán. Ngân hàng phát hành sẽ hành động nhƣ một ngân hàng nhờ thu, mọi quá trình thanh toán sẽ đƣợc thực hiện nhƣ phƣơng pháp nhờ thu.

 Đề nghị ngƣời nhập khẩu chấp nhận bộ chứng từ: Nếu ngƣời xuất khẩu không đủ thời gian để bổ sung và tu chỉnh bộ chứng từ thì có thể đề nghị ngƣời nhập khẩu chấp nhận những sai biệt. Tuy nhiên, phƣơng pháp này chỉ thực hiện đƣợc khi cả hai bên có mối quan hệ rất tốt, tin tƣởng lẫn nhau.

Rõ ràng khi bộ chứng từ xuất trình bị từ chối thanh toán do bị lỗi bất hợp lệ thì ngƣời xuất khẩu muốn đƣợc thanh toán cần sự hợp tác chặt chẽ từ ngƣời nhập khẩu. Vì vậy, tìm hiểu kỹ đối tác và thiết lập mối quan hệ kinh doanh uy tín là điều cực kỳ quan trọng.

3.1.2.2 Khi hàng hóa nhận được không theo thỏa thuận

Theo điều 4 UCP 600, thƣ tín dụng là một giao dịch độc lập với hợp đồng mua bán. Ngân hàng giao dịch với chứng từ chứ không giao dịch với hàng hóa. Ngân hàng phát hành phải thanh toán nếu chứng từ xuất trình phù hợp cho dù hàng hóa có vấn đề về chất lƣợng hoặc số lƣợng. Mọi tranh chấp về vấn đề hàng hóa giao không đúng hợp đồng phải đƣợc giải quyết theo hợp đồng.

Thực tế cho thấy, sắt thép là loại hàng hóa có yêu cầu tỉ mỉ về chất lƣợng, do đó có rất nhiều khiếu nại phát sinh về vấn đề này. Do vậy, khi hàng hóa nhận đƣợc không theo thỏa thuận hợp đồng, nhà nhập khẩu cần ngay lập tức gửi đơn khởi kiện ra trọng tài kinh tế và yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Theo đó, tòa án lệnh cho ngân hàng phát hành ngừng thanh toán chờ giải quyết tranh chấp. Trong trƣờng hợp này ngân hàng buộc phải

tuân theo lệnh của tòa. Tuy nhiên, lệnh của tòa phải đƣợc ban hành trƣớc khi ngân hàng thanh toán.

3.2 Các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thƣơng mại

Hiện nay, nhiều ngân hàng thƣơng mại đã triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng và giảm thiểu rủi ro xảy ra với hoạt động thanh toán quốc tế theo phƣơng thức tín dụng chứng từ trong đó có sản phẩm thép. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, rủi ro trong thanh toán quốc tế mà cụ thể là thanh toán thƣ tín dụng vẫn xảy ra ít nhiều, gây thiệt hại vất chất và ảnh hƣởng tới uy tín của ngân hàng. Vì vậy, việc nghiên cứu và tìm ra biện pháp hạn chế rủi ro là yêu cầu thiết yếu trong thời điểm hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ đối với xuất nhập khẩu thép tại việt nam 001 (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)