CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1. Phân tich bối cảnh môi trƣờng vĩ mô
3.1.1. Bối cảnh kinh tế Việt Nam
Đến tháng 12/2014, một số dấu hiệu ban đầu cho thấy kinh tế đã phục hồi trở lại. Mức tăng trƣởng GDP Q3/2014 đã đạt mức đáng mừng 6,2% (so với cùng kỳ năm ngoái), nâng mức tăng trƣởng 9 tháng đầu năm lên 5,6%. Ổn định kinh tế vĩ mô đã giúp tạo đà tăng trƣởng, giúp cải thiện mức độ xếp hạng rủi ro quốc gia. Mức độ rủi ro nợ của Việt Nam vẫn còn ở mức thấp nhƣng nợ công gia tăng đang gây nhiều quan ngại. Tín dụng đã tăng dần nhƣng vẫn dƣới mức kỳ vọng. Kết quả hoạt động của khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài và tƣ nhân trong nƣớc là khá tƣơng phản. Khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài tiếp tục là nguồn tăng trƣởng quan trọng, trong khi hoạt động của doanh nghiệp trong nƣớc còn khó khăn, với số doanh nghiệp đóng cửa hoặc ngừng hoạt động vẫn gia tăng.
Trong năm 2014 Chính phủ đã thực hiện một số biện pháp mạnh nhằm cải thiện môi trƣờng kinh doanh nhƣ: Nghị quyết 19 về cắt giảm thủ tục và chi phí hành chính, tăng cƣờng trách nhiệm giải trình và minh bạch trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc. Luật Phá sản, Luật Doanh nghiệp, và Luật Đầu tƣ sửa đổi sẽ tăng cƣờng quản trị doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nƣớc nói riêng.
Nhƣ vậy, tính đến năm 2014, nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến khả quan hơn, tuy nhiên vẫn có một số điểm cần quan tâm là số doanh nghiệp trong nƣớc đóng cửa hoặc ngƣng hoạt động tăng lên, các tổ chức hoạt động tài chính kém hiệu quả. Điều này sẽ gây tác động không nhỏ đối các trƣờng Đại học, sẽ làm giảm tính hấp hẫn của những ngành đào tạo về kinh tế,
tài chính hoặc những lĩnh vực phục vụ cho doanh nghiệp hay các tổ chức tài chính nhƣ ngân hàng và tăng tính hấp dẫn đối với những ngành đào tạo phục vụ những lĩnh vực ổn định hơn nhƣ Nội vụ, y hoặc là sƣ phạm,… điều này sẽ dẫn đến một sự dịch chuyển trong cơ cấu đào tạo của ngành giáo dục.
3.1.2. Bối cảnh kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và chủ trương phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Trung – Tây Nguyên
Miền Trung - Tây Nguyên gồm 19 tỉnh, thành: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông; gồm bốn vùng chính: Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; phía Bắc giáp khu vực đồng bằng Sông Hồng và Trung du miền núi Bắc Bộ; phía Nam giáp các tỉnh Bình Phƣớc, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu; phía Đông giáp biển đông; phía Tây giáp hai nƣớc Lào và Campuchia.
Miền Trung - Tây Nguyên có vị trí chiến lƣợc rất quan trọng, khu vực duyên hải miền Trung có hàng nghìn km bờ biển hƣớng ra biển Đông, có 02 đảo lớn là Hoàng Sa và Trƣờng Sa, đồng thời có đƣờng biên giới giáp với Lào và Campuchia. Miền Trung - Tây Nguyên có nền văn hóa riêng biệt, nhƣng do địa lý liền một dải, lại có mối tƣơng hỗ giữa các vùng miền trong nƣớc nên vừa có tính đặc trƣng lại vừa tƣơng đồng nền văn hóa chính thể; có nhiều di sản văn hóa thế giới công nhận nhƣ Cố đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế, Vƣờn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, phố cổ Hội An, Mỹ Sơn, văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Nơi đây còn có 80 di tích lịch sử, văn hóa đã đƣợc xếp hạng trong nƣớc, nhiều bãi biển đẹp nhất Việt Nam. Miền Trung - Tây Nguyên có vị trí chiến lƣợc quan trọng, có tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế nhƣng chƣa phát huy đƣợc. Trong nhiều năm qua các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên cố gắng hết sức phát huy mọi nguồn lực và ban hành nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhƣng cho đến nay miền Trung - Tây Nguyên
vẫn chƣa thoát khỏi sự lạc hậu, nền kinh tế chậm phát triển so với cả nƣớc; giáo dục, y tế, văn hóa, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, không đồng đều.
Nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung bộ đến năm 2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 16 tháng 8 năm 2004 và Kết luận số 25-NQ/TW ngày 02 tháng 8 năm 2012, trong đó nhấn mạnh mục tiêu đến năm 2020: Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ với tốc độ nhanh và bền vững, trở thành vùng phát triển năng động; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh… và nhiệm vụ phát triển văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế. Trọng tâm là đẩy mạnh giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Tiếp tục đầu tƣ xây dựng các trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học, đào tạo nguồn nhân lực… .
Quyết định số 276/QĐ-TTg ngày 18/2/2014 của Thủ tƣớng ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 12-KL/TW ngày 24/10/2011 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011-2020. Mục tiêu tổng quát của kế hoạch nêu rõ: Phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020 phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của cả nƣớc; đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực; khai thác và phát huy có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của vùng Tây Nguyên. Xây dựng Tây Nguyên thành vùng kinh tế trọng điểm…
Từ chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc trong phát triển kinh tế - xã hội của miền Trung - Tây Nguyên, các tỉnh trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã xác định và coi trọng nội dung phát triển nguồn nhân lực và nhấn mạnh phát triển nguồn nhân lực là trọng tâm của mọi sự phát triển. Và rõ ràng, việc phát triển nguồn nhân lực chỉ đƣợc thực hiện có hiệu quả thông qua hoạt động giáo dục và đào tạo.
Ngày 24/10/2014 Chính phủ chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở Giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017. Chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc về cải cách giáo dục, ƣu tiên đầu tƣ ngân sách cho giáo dục và đẩy mạnh việc thực hiện đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục, trong đó có Giáo dục đại học.
Việc cho phép các cơ sở GDĐH công lập đƣợc quyền tự chủ trong việc mở ngành, chuyên ngành đào tạo, liên kết đào tạo và định hƣớng nghiên cứu sẽ tạo cơ hội cho các trƣờng có thể chủ động đổi mới toàn diện chƣơng trình và phƣơng pháp giảng dạy phù hợp với mô hình đào tạo của trƣờng, qua đó thể hiện đƣợc đẳng cấp và thƣơng hiệu của trƣờng trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo.