Xu hƣớng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển cơ sở đào tạo tại miền trung của trường đại học nội vụ hà nội đến năm 2020 002 (Trang 43 - 45)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Xu hƣớng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan, vừa là quá trình hợp tác để phát triển, vừa là quá trình đấu tranh để bảo vệ lợi ích quốc gia. Sự cạnh tranh trong phát triển kinh tế ở nhiều cấp độ khác nhau trong nội bộ mỗi quốc gia và giữa các quốc gia diễn ra ngày càng quyết liệt hơn đòi hỏi phải tăng năng suất lao động, nâng cao chất lƣợng hàng hóa và đổi mới công nghệ. Vì vậy, vấn đề nâng cao chất lƣợng đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội là vấn đề sống còn của mỗi trƣờng đại học.

Một khuynh hƣớng mạnh mẽ của toàn cầu hoá là chủ nghĩa tự do mới, đã và đang đƣợc áp dụng rộng khắp trong các trƣờng đại học (HEI) trên tòan thế giới. Olssen và Peters (2005) cho rằng văn hoá truyền thống về các nhu cầu trí tuệ trong GDĐH đang đƣợc thay thế bằng cách nhấn mạnh vào “việc thực hiện” đƣợc minh chứng qua các sản phẩm có thể đo lƣờng đƣợc mà các sản phẩm này đƣợc phản ánh trong các kế hoạch chiến lƣợc, những chỉ số chất lƣợng và sự kiểm tra học thuật. Theo nhƣ Levin (2001a), chủ nghĩa tự do

mới dẫn đến một “văn hóa kinh doanh” trong đó các hành vi tổ chức nhấn mạnh việc thực hiện, ví dụ nhƣ năng suất hoạt động. Sự năng động của chủ nghĩa tự do mới bao gồm: Chính phủ tăng quyền tự chủ cho các trƣờng đại học bên cạnh yêu cầu họ nâng cao tính trách nhiệm xã hội; giảm ngân sách trợ cấp của nhà nƣớc; Chính phủ định hƣớng các trƣờng đại học thông qua pháp luật, chính sách và khuyến khích hỗ trợ kinh phí; yêu cầu nhiều hơn đối với các trƣờng đại học để họ họat động cạnh tranh, hiệu quả, và có năng suất; tăng áp lực cho các trƣờng để họ trở thành các nhà kinh doanh trong việc tự tìm nguồn ngân quỹ cho mình; và tăng áp lực cho các trƣờng để họ thiết lập mối quan hệ với các cơ sở công nghiệp để đảm bảo rằng chƣơng trình đào tạo thích hợp với nhu cầu nguồn nhân lực (Levis, 2001a, 2001b, 2005; Mok, 2003; Newman, Couturier, & Scurry, 2004; Stromquist, 2002).

Cùng với xu hƣớng mở của hội nhập, các trƣờng Đại học quốc tế và các cơ sở giáo dục quốc tế đang cố gằng mở rộng và phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam thông qua các hình thức liên kết đào tạo với các trƣờng đại học trong nƣớc và ngày càng có xu hƣớng xây dựng trụ sở, đầu tƣ cơ sở vật chất trƣờng lớp ngay tại địa phƣơng. Tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên và trọng điểm là Thành phố Đà Nẵng, tháng 11/2011, Công ty cổ phần trƣờng Cao đẳng Quốc tế Pegasus thuộc Tập đoàn Giáo dục KinderWorld (Singapore) khởi công xây dựng khu cơ sở giáo dục và đào tạo gồm trƣờng Quốc tế Singapore (SIS) và trƣờng Cao đẳng quốc tế Pegasus (PIU) với hình thức đào tạo đa ngành và đa lĩnh vực. Một dự án quốc tế khác là dự án trƣờng Đại học Quốc tế Mỹ – Thái Bình Dƣơng thuộc Tập đoàn Giáo dục quốc tế APU (Hoa Kỳ). Đây là trƣờng Đại học theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ đƣợc đầu tƣ tại thành phố Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển cơ sở đào tạo tại miền trung của trường đại học nội vụ hà nội đến năm 2020 002 (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)