Lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thành phố Hà Nội (Trang 61 - 71)

Đơn vị (người)

2006 2011

Tổng số xã 414 401

Số nhân khẩu trong xã 3.360.252 3.821.969 Số lao động 1.989.405 2.219.850

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011

Khu vực kinh tế này chủ yếu ở các vùng nông thôn với tổng số xã năm 2006 là 414 xã, 2643 thôn, ấp, bản với 3.360.252 nhân khẩu, số ngƣời trong độ tuổi lao động là 1.989.405 ngƣời. Đến năm 2011 còn 401 xã trong đó có 2542 thôn, ấp, bản với 3.821.969 nhân khẩu chiếm 56,3% dân số thành phố, trong khi đó cơ cấu kinh tế chỉ đạt 5,6% vào năm 2011 số ngƣời trong độ tuổi lao động là 2.219.850 ngƣời. Nhƣ vậy sau 5 năm khu vực nông nghiệp của thành phố có sự giảm dần do quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng. Sau 5 năm số xã nông thôn giảm đi 13 xã và 101 thôn số nhân khẩu lại tăng lên 461.717 nhân khẩu, số lao động trong khu vực này cũng có sự tăng lên 230.445 lao động.

Khu vực nông thôn của thành phố từ khi sát nhập Hà Tây, khu vực nông thôn của Hà Nội có sự chênh lệch rất lớn. Ở những vùng nông thôn ven

đô thì sản xuất nông nghiệp không mang tính thuần nông nên đời sống nông dân khá giả, còn ở những vùng nông thôn vùng núi, vùng sâu, vùng xa hình thức canh tác lạc hậu nên đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Ở những vùng này sản xuất rất lạc hậu nhƣ một số xã của các huyện Sơn Tây, Ba Vì, Đan Phƣợng… NNL ở những vùng này rất lạc hậu chủ yếu là lao động phổ thông không qua đào tạo trình độ tay nghề thấp, thiếu việc làm thƣờng xuyên do tính mùa vụ của nông nghiệp gây ra. Bên cạnh đó hiệu quả sản xuất thấp, đời sống nông dân gặp nhiều khó khăn. Để tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn là vấn đề rất khó.

Nhƣ vậy quy mô và số lƣợng NNL ở thành phố Hà Nội có sự phân bổ không đồng đều và bất hợp lý giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao đông ở Hà Nội. Cơ cấu kinh tế của Hà Nội là công nghiêp - dịch vụ - nông nghiệp. Nhƣng cơ cấu lao động lại là nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ.

Bảng 2.7. Bảng so sánh cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế giữa các ngành kinh tế của Hà Nội

Đơn vị: %

Năm Công nghiệp Dịch vụ Nông nghiệp Cơ cấu lao động (%)

2005 18,3 10,8 70,6 2008 19,8 13,5 66,7 2009 19,9 14,3 65,8 2010 20,1 16,5 63,4 2011 18,5 18,2 63,3

Cơ cấu kinh tế (%)

2005 40,7 52,4 6,9 2008 41,2 52,2 6,6 2009 41,5 52,3 6,2 2010 41,7 52,5 5,8 2011 41,8 52,6 5,6

Nhìn vào bảng thống kê ta thấy có sự bất hợp lý giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ngành dịch vụ có số lao động ít nhất thì giá trị kinh tế đạt đƣợc lại cao nhất chiếm trên 52% tổng sản phẩm nội địa. Ngành có số lao động tập trung đông nhất trên 60% lao động thì lại đạt giá trị kinh tế thấp nhất là khoảng 6%. Ngành công nghiệp và xây dựng có số lao động tập trung khoảng 20% nhƣng kinh tế lại chiếm khoảng 42% tổng sản phẩm nội địa. Nhƣ vậy giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở nƣớc ta cần có sự phân công lại theo hƣớng tăng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ. Giảm lao động trong ngành nông nghiệp cho phù hợp với cơ cấu kinh tế mà chúng ta xậy dựng trong những năm tới là công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ.

2.2.4. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực cho CNH, HĐH ở thành phố Hà Nội

Chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc thể hiện qua trình độ văn hoá của dân số từ 5 tuổi trở lên và trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn lao động. theo thống kê hiện hành thì nguồn lao động đƣợc tính bao gồm những ngƣời trong độ tuổi lao động có khả năng lao động (từ 15 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ và từ 15 tuổi đến 60 tuổi đối với nam) và những ngƣời ngoài độ tuổi có tham gia lao động.

2.2.4.1. Quan điểm về phát triển chất lượng nguồn nhân lực cho công nghiệp hoa, hiện đại hoá của thành phố Hà Nội

Ngày nay loài ngƣời tiến bộ đang khao khát hƣớng tới một mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đáng kể chất lƣợng sống cho con ngƣời trong sự kết hợp hài hoà giữa điều kiện vật chất và điều kiện tinh thần, giữa mức sống cao và nếp sống đẹp, vừa an toàn, vừa bền vững cho tất cả mọi ngƣời, cho thế hệ ngày nay và muôn đời con cháu mai sau. Theo quan niệm của Đảng ta thực hiện “dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Để đạt đƣợc mục tiêu tốt đẹp trên đây, cần phải tìm cho đƣợc động lực cơ bản của sự phát triển. Vào thời kỳ của những thế kỉ trƣớc, khi lao động thủ công đóng vai trò chủ yếu, thì các yếu tố lao động và đất đai đóng vai trò động lực. Nếu biết kết hợp đúng đắn lao động và đất đai thì của cải sẽ sinh sôi, nảy nở. Chính vì vậy mà nhà kinh tế học Adam Smit đã nhận định: “Đất là mẹ, lao động là cha”. Đến thời kỳ cách mạng công nghiệp, lao động, vốn, kĩ thuật và phƣơng pháp quản lí đƣợc xem là những yếu tố chủ chốt của tăng trƣởng kinh tế. Trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại với sự tiến đến nền văn minh trí tuệ, đến các “xã hội thông tin”, trong đó “thông tin” trở thành nguồn tài nguyên quan trọng của mọi quốc gia, việc “tin học hoá” tạo nên những chuyển biến nhanh chóng về lƣợng cũng nhƣ về chất của nền kinh tế thế giới, thì con ngƣời đƣợc vũ trang bằng những tri thức hiện đại sẽ là động lực cơ bản của sự phát triển.

Ngày nay, khi mà trí tuệ đã trở thành yếu tố hàng đầu thể hiện quyền lực và sức mạnh của một quốc gia, thì các nƣớc trên thế giới đều ý thức đƣợc rằng giáo dục không chỉ là phúc lợi xã hội, mà thực sự là đòn bẩy quan trọng để phát triển kinh tế, phát triển xã hội. Các nƣớc chậm tiến muốn phát triển nhanh phải hết sức quan tâm đến giáo dục và đầu tƣ cho giáo dục chính là đầu tƣ cho phát triển. Chỉ có một chiến lƣợc phát triển con ngƣời đúng đắn mới giúp các nƣớc thuộc thế giới thứ ba thoát khỏi sự nô lệ mới về kinh tế và công nghệ. Tổng Bí thƣ Đỗ Mƣời cũng đã nói nhân dịp khai giảng năm học 1995 - 1996: “Con ngƣời là nguồn lực quý báu nhất, đồng thời là mục tiêu cao cả nhất. Tất cả do con ngƣời và vì hạnh phúc của con ngƣời, trong đó trí tuệ là nguồn tài nguyên lớn nhất của quốc gia. Vì vậy, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng và trọng dụng nhân tài là vấn đề có tầm chiến lƣợc, là yếu tố quyết định tƣơng lai của đất nƣớc”. Do vậy, giáo dục, đào tạo giữ vai trò cốt tử đối với mỗi quốc gia, mỗi vùng kinh tế, mỗi tỉnh thành phố.

* Trong giáo dục, vấn đề nổi lên hàng đầu là giáo viên. Giáo viên là nhân tố quyết định chất lƣợng của giáo dục. Ở đây vấn đề giáo viên đƣợc đặt ra dƣới góc độ năng lực, phẩm chất, điều kiện sống, điều kiện làm việc, quan niệm của xã hội đối với nghề dạy học và thái độ đối với giáo viên. Ngƣời Việt Nam có truyền thống tôn sƣ, trọng đạo: “Không thầy đố mày làm nên”, “Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”, “Nhất tự vi sự, bán tự vi sƣ”... Vai trò quan trọng của ngƣời thầy cũng đƣợc đại thi hào Ta-go diễn tả trong câu nói nổi tiếng của mình: “Giáo dục một ngƣời đàn ông đƣợc một con ngƣời. Giáo dục một ngƣời đàn bà đƣợc một gia đình. Giáo dục một ngƣời thầy đƣợc cả một thế hệ”. Ngƣời thầy cần đƣợc đảm bảo có cuộc sống tốt cho bản thân và gia đình để yên tâm làm nhiệm vụ. Khác với các ngành nghề khác trong xã hội, trong nghề dạy học, ngƣời thầy với tƣ cách mô phạm không thể tùy tiện làm thêm bất cứ việc gì để kiếm sống. Tốt nhất, có hiệu quả nhất là tạo điều kiện để ngƣời thầy đủ sống với nghề dạy học và các công việc xoay quanh việc đào tạo. Việc để cho ngƣời thầy sống thiếu thốn sẽ càng gia cố thêm những quan niệm sai lệch của xã hội, đặc biệt là của thế hệ trẻ về nghề dạy học và ngành sƣ phạm, sẽ càng làm cho nguy cơ tụt hậu của ngành giáo dục lớn lên mãi.

Ngày nay, do yêu cầu của quá trình CNH, HĐH yêu cầu về chất lƣợng đối với ngƣời thầy cũng rất cao. Đồng thời với dạy chữ, ngƣời thầy còn phải dạy ngƣời. Dạy chữ không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức, mà quan trọng hơn là phải tạo cho ngƣời học khả năng sáng tạo, khả năng tự thích nghi với mọi hoàn cảnh. Muốn vậy ngƣời học phải nắm đƣợc những điều bản chất nhất, những cái cơ bản nhất. Ngƣời thầy còn phải là một điển hình tốt về tinh thần tự học, tự vƣơn lên, một tấm gƣơng sáng ngời về đạo đức, về nhân cách đối với học sinh. Nhƣ vậy, chất lƣợng đòi hỏi ở ngƣời thầy là rất cao, rất toàn diện.

Để đào tạo đƣợc NNL cho sự nghiệp CNH, HĐH vai trò rất quan trọng là đội ngũ giảng viên. Trong mấy chục năm qua các trƣờng đại học đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có những bƣớc tiến vƣợt bậc. Giáo dục đại học đã có những đóng góp đáng kể trong công tác đào tạo cán bộ cho sự nghiệp CNH, HĐH để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đội ngũ giảng viên đại học đã trƣởng thành nhanh chóng, trong đó có một số cán bộ xuất sắc, đạt trình độ quốc tế. Tuy nhiên, bƣớc vào giai đoạn mới và trƣớc yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, đội ngũ giảng viên còn có nhiều nhƣợc điểm cả về số lƣợng và chất lƣợng. Hiện nay, Hà nội có khoảng 18000 giảng viên đại học và cao đẳng, trong đó chỉ có khoảng 7000 (chiếm 39%) có trình độ trên đại học. Số ngƣời có học vị tiến sĩ chỉ vào khoảng trên 200 (chiếm gần 1%). Ở các nƣớc tiên tiến trên thế giới và ở nhiều đại học trong khu vực, phần lớn giảng viên đại học có trình độ trên đại học. Đội ngũ giảng viên đại học của họ không những hơn ta về chất lƣợng mà còn nhiều gấp đôi, gấp ba ta về số lƣợng, trên cùng số đầu sinh viên. Ở nƣớc ta, còn một tình hình đã ở trên mức báo động là tuổi của giáo viên quá cao. Hầu hết các giáo sƣ đã sắp đến tuổi nghỉ hƣu. Số giảng viên đại học ở tuổi dƣới 35 chỉ chiếm vài phần trăm. Với tình hình này chỉ trong vòng mƣời năm nữa, các trƣờng đại học của ta sẽ thực sự bị khủng hoảng về đội ngũ giảng dạy. Do vậy, vấn đề rất cấp bách đối với nƣớc ta và đối với thành phố Hà Nội là phải nhanh chóng nâng cao trình độ giảng viên, tăng cƣờng mở rộng và nâng cao chất lƣợng đào tạo cán bộ có trình độ trên đại học, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, khẩn trƣơng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ trẻ và giỏi, có những chính sách đặc biệt để khuyến khích nghề dạy học, ngành sƣ phạm, tạo những điều kiện thuận lợi cho việc du học và giao lƣu quốc tế

* Vấn đề thứ hai là đầu tư cho giáo dục. Nhiều nƣớc, trong đó có cả những nƣớc đang phát triển, đã quan tâm đặc biệt đến đầu tƣ cho giáo dục. Trong nhiều thập kỉ liền, họ đã đầu tƣ khoảng trên dƣới 20% ngân sách hàng

năm cho phát triển giáo dục. Trong những năm gần đây, Nhà nƣớc Việt Nam đã chú trọng tăng tỷ lệ đầu tƣ cho giáo dục. Tuy nhiên, tỷ lệ đó vẫn ở mức dƣới 10% ngân sách hàng năm, là còn thấp và chƣa đủ đảm bảo cho nền giáo dục cất cánh. Ngân sách nhà nƣớc thì có hạn, mà những vấn đề bức xúc giải quyết ngay thì lại nhiều, cho nên dù muốn hay không, nhà nƣớc cũng không thể dồn nhiều kinh phí ngay cho giáo dục. Vì vậy một mặt cần thiết phải huy động sự đóng góp của ngƣời học của toàn xã hội để phát triển giáo dục. Lao động sản xuất, nghiên cứu và ứng dụng khoa học, xúc tiến các dịch vụ cũng là một khả năng to lớn của nhà trƣờng để tăng thêm nguồn thu. Mặt khác, chúng ta cũng cần biết quản lí và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn vốn để phát triển giáo dục.

* Vấn đề thứ ba là giáo dục phải thực hiện thật tốt mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Việc giáo dục không chỉ dừng lại ở xoá nạn mù chữ trong toàn dân mà còn phải đƣa lại cho mọi ngƣời, đặc biệt là nhân dân sống ở nông thôn, vùng xâu, vùng xã, miền núi, khả năng tiếp thu nền giáo dục mới, những tri thức về đời sống, văn hoá, về xã hội và thiên nhiên, về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật và về thế giới mà chúng ta đang sống. Hà Nội cùng với cả nƣớc đã phổ cập tiểu học, tiến tới phổ cập trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Để nâng cao nguồn nhân lực cho CNH, HĐH giáo dục của thành phố Hà Nội phải đào tạo, bồi dƣỡng đƣợc đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật và nhân viên đủ về số lƣợng và có những kĩ năng nghiệp vụ cần thiết, lành nghề, những ngƣời lao động có tri thức cao, có phẩm chất tốt theo những giá trị đạo đức truyền thống, tiên tiến của các dân tộc mình, những ngƣời có hoài bão lớn, có lí tƣởng sống cao cả vì “dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Ngày nay kiến thức của loài ngƣời đang tăng lên nhanh chóng và khoa học đang phát triển rất nhanh, công nghệ luôn luôn thay đổi. Do vậy, giáo dục thƣờng xuyên, học và tự học

suốt đời sẽ là một yêu cầu bắt buộc của cuộc sống. Tình hình này đòi hỏi việc giáo dục ở nhà trƣờng những đổi mới cơ bản. Giáo dục phải võ trang cho ngƣời học tinh thần học tập, phƣơng pháp tƣ duy khoa học, những kiến thức cơ bản và ngoại ngữ để sau đó họ có thể tự học, tự phát triển suốt cuộc đời. Một hệ thống tài liệu, giáo trình, sách báo tham khảo chất lƣợng cao, hấp dẫn cần đƣợc đảm bảo cho mọi tầng lớp nhân dân, từ trẻ em vỡ lòng đến ngƣời lớn tuổi.

Vấn đề giáo dục đạo đức, lí tƣởng sống cho thanh niên phải đƣợc đặt lên hàng đầu. Trƣớc đây nhờ thanh niên và nhân dân ta thấm nhuần tƣ tƣởng: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, chúng ta đã giành lại đƣợc độc lập tự do cho Tổ quốc. Ngày nay cần làm cho mọi ngƣời hiểu nỗi nhục của một nƣớc nghèo và lạc hậu, có ý chí quyết tâm không chịu để rơi vào cảnh phụ thuộc, làm nô lệ mới về kinh tế cho các nƣớc giàu.

Tuy nhiên, do điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị trong các trƣờng của đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội rất yếu kém, lạc hậu. Trình độ giảng viên còn bị hạn chế. Do vậy chất lƣợng đào tạo thấp so với nhiều nƣớc. Gần đây thành phố Hà Nội chú trọng hơn đến việc nâng cao chất lƣợng đào tạo. Song đây mới chỉ là những điều mong ƣớc, chƣa có những điều kiện vật chất đảm bảo. Bên cạnh đó việc tăng nhanh số lƣợng sinh viên, mở rộng thêm các loại hình đào tạo dễ dẫn đến tình trạng lạm phát đại học, chất lƣợng đào tạo tiếp tục giảm, sinh viên tốt nghiệp tiếp tục không kiếm đƣợc công ăn, việc làm và giáo dục lại càng trở nên gánh nặng cho xã hội. Chất lƣợng đào tạo đang phải là vấn đề quan tâm hàng đầu của ngành giáo dục nƣớc ta và của Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thành phố Hà Nội (Trang 61 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)