Những vấn đề cấp thiết cần giải quyết để phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh ninh bình (Trang 100)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN

2.3.3. Những vấn đề cấp thiết cần giải quyết để phát triển nguồn nhân lực

ngành du lịch tỉnh Ninh Bình

Qua những phân tích trên có thể thấy những điểm yếu, thách thức sau mà tỉnh Ninh Bình cần phải giải quyết để phát triển NNL ngành du lịch trong thời gian tới.

2.3.3.1. Điểm yếu

Một là, Ninh Bình chƣa có quy hoạch nhân lực nói chung, nhân lực ngành du lịch nói riêng.

Hai là, nhận thức, tƣ duy và hành động của nhân lực du lịch còn yếu, việc đầu tƣ cho đào tạo của ngƣời học chƣa thực sự hƣớng đích nghề nghiệp mà vẫn còn nặng về bằng cấp.

Ba là, một bộ phận ngƣời lao động có mức độ yêu nghề, gắn bó với nghề thấp, chỉ xem du lịch là một nghề tạm thời trong khi chờ đợi cơ hội tìm việc làm khác.

Bốn là, mức độ đáp ứng công việc nhất là kỹ năng giao tiếp, năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh, Pháp, Nga, Nhật...) của một số bộ phận lao động trong ngành chƣa tốt.

Năm là, chƣơng trình đào tạo chƣa thực sự gắn kết với thực tiễn. Đặc biệt, trƣờng Đại học Hoa Lƣ là đơn vị đào tạo nguồn nhân lực du lịch lớn nhất của tỉnh lại chƣa mở đƣợc mã ngành du lịch (hiện chỉ có ngành Việt Nam học).

Sáu là, lực lƣợng giáo viên, giảng viên quá mỏng, thiếu chuyên ngành và phƣơng pháp giảng dạy; một bộ phận giáo viên còn yếu kém về ngoại ngữ

và phƣơng pháp sƣ phạm hiện đại. Chƣa có giảng viên có trình độ chuyên môn cao (Tiến sĩ).

Bảy là, chƣa có định hƣớng, quy hoạch và điều chỉnh hợp lý việc hình thành và phát triển các cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành du lịch.

2.3.3.2. Thách thức

Một là, hiện tƣợng cạnh tranh giành giật nhân lực khi có khu du lịch mới, sản phẩm mới, thị trƣờng mới.

Hai là, nguy cơ chuyển nghề, chuyển khỏi ngành du lịch có xu hƣớng tăng trong một bộ phận ngƣời lao động trong ngành.

Ba là, sự thiếu hụt giáo viên, giảng viên giỏi vừa có trình độ chuyên môn vừa có kinh nghiệm thực tiễn và phƣơng pháp giảng dạy hiện đại, cũng nhƣ sự thiếu thốn về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ giảng dạy (đặc biệt là cơ sở thực hành) tiếp tục là một thách thức lớn trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo nhân lực trong các cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành du lịch.

Bốn là, những xu hƣớng du lịch mới, du lịch ra nƣớc ngoài tăng lên đòi hỏi hệ thống đào tạo du lịch phải thích ứng và đáp ứng nhân lực trong ngắn hạn là rất khó khăn.

Năm là, trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập toàn cầu và quốc tế hoá đã tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch Ninh Bình phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, song cũng vì thế mà phải chấp nhận cạnh tranh gay gắt ở tầm quốc tế. Để tham gia và khẳng định thƣơng hiệu nhằm tạo lợi thế cạnh tranh, thu hút khách trên thị trƣờng du lịchquốc tế đòi hỏi ngành du lịch cần thiết phát triển một số điểm đến du lịch đạt tầm cỡ quốc tế có chất lƣợng, mang tính bền vững, đủ năng lực cạnh tranh, theo đó tất yếu sẽ đòi hỏi nguồn nhân lực cũng phải đáp ứng theo chuẩn quốc tế, đây thực sự là một thách thức không dễ vƣợt qua.

Tóm tắt chương 2

Chƣơng 2 đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nhân lực ngành du lịch trên các mặt số lƣợng, cơ cấu, chất lƣợng nguồn nhân lực; công tác đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực và công tác quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch của tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2008-2012. Đồng thời, đánh giá kết quả đạt đƣợc, chỉ ra những mặt hạn chế, những vấn đề bất cập cần phải giải quyết trong việc phát triển nguồn nhân lực của ngành du lịch của tỉnh. Đây chính chính là cơ sở để đƣa ra phƣơng hƣớng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch Ninh Bình trong thời gian tới.

CHƢƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁT PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH

3.1. Quan điểm, mục tiêu và phƣơng hƣớng phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Ninh Bình

3.1.1. Quan điểm

Quan điểm phát triển nhân lực du lịch Ninh Bình dựa trên các nguyên tắc chính là kế thừa, đổi mới và đột phá, đƣợc cụ thể hóa nhƣ sau:

- Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển du lịch Ninh Bình, phải đảm bảo đủ số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu hợp lý.

- Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch Ninh Bình đảm bảo quy trình: chiến lƣợc - quy hoạch - kế hoạch; có lộ trình cụ thể; phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và chiến lƣợc phát triển du lịch của cả nƣớc.

- Phát triển nhân lực nhằm thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội và đề án phát triển du lịch đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030.

- Phát triển nhân lực du lịch Ninh Bình phải đảm bảo tính hài hòa về cơ cấu và cân đối nhân lực theo các lĩnh vực của ngành.

- Phát triển nhân lực du lịch Ninh Bình phải đảm bảo tính thời đại. Trình độ kiến thức, kỹ năng làm việc của nhân lực du lịch Ninh Bình phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, tiếp cận trình độ quốc tế.

3.1.2. Phương hướng

3.1.2.1. Phương hướng phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới

Nhằm cụ thể hóa những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, du lịch Ninh Bình cũng cần xây dựng lộ trình cụ thể hƣớng tới việc thực hiện

thắng lợi mục tiêu chung là: Phát triển du lịch Ninh Bình thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020. Xây dựng du lịch Ninh Bình trở thành 1 trong 3 khu vực phát triển du lịch nhất miền Bắc (cùng với Hà Nội và Quảng Ninh).

Những định hƣớng chính cho mục tiêu phát triển là:

- Khai thác triệt để tiềm năng sẵn có, phát triển du lịch phải đảm bảo tính hiệu quả, bền vững từ góc độ về kinh tế, tài nguyên - môi trường và văn hóa - xã hội.

Để thực hiện đƣợc mục tiêu này, cần thiết phải quan tâm đến những vấn đề sau:

+ Phát triển du lịch gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phát triển hài hòa với các ngành kinh tế khác.

+ Phát triển các sản phẩm du lịch đặc sắc, có chất lƣợng, phù hợp với nhu cầu của những thị trƣờng mục tiêu.

+ Phát triển du lịch là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, các đơn vị và của mỗi ngƣời dân.

+ Kết hợp hài hòa giữa phát triển du lịch với bảo tồn giá trị văn hóa, lịch sử, thiên nhiên.

- Phát huy có hiệu quả những cơ hội chính mở ra cho phát triển du lịch Ninh Bình gồm:

+ Phát triển du lịch của vùng Bắc Bộ và khu vực đồng bằng sông Hồng dọc theo tuyến quốc lộ 1A.

+ Hình thành và phát triển sản phẩm du lịch mang tính quốc gia hƣớng về cội nguồn “Chương trình du lịch về thăm các kinh đô cổ”, trong đó Ninh Bình với Di tích Cố đô Hoa Lƣ và Khu du lịch sinh thái Tràng An là một huyền thoại đã đi vào lịch sử hào hùng với những chiến công hiển hách của cha ông ta, một mắt xích quan trọng cho lộ trình tƣơng lai.

Mặc dù đã đạt đƣợc tiến bộ đáng kể trong công tác xóa đói giảm nghèo nhƣng tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh vẫn còn ở mức 5,44%, mức thu nhập của dân cƣ còn thấp, đặc biệt là ở các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Yên Mô. Đây là vấn đề xã hội nan giải đang đặt ra ở Ninh Bình, nhất là trong bối cảnh lạm phát nhƣ hiện nay, đồng thời mức theo chuẩn nghèo của Liên Hiệp Quốc do đồng USD lên giá, tiến tới tỷ lệ nghèo chung của cả nƣớc và của tỉnh cũng tăng lên cần có sự đóng góp tham gia của cả cộng đồng. Ngành du lịch với đặc tính xã hội hóa cao, có khả năng tạo ra đƣợc nhiều việc làm cho ngƣời lao động, tăng thu nhập cho xã hội, sự phát triển du lịch sẽ góp phần đáng kể vào việc xóa đói giảm nghèo cho nhân dân, tạo môi trƣờng thân thiện gần gũi tránh mặc cảm của ngƣời nghèo và cộng đồng xã hội.

- Tăng cườ ng nghiên cứu khoa học, liên kết, hợp tác, hợp tác quốc tế về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Du lịch Ninh Bình.

3.1.2.2. Phương hướng phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới

Nguồn nhân lực là nguồn vốn quan trọng nhất, yếu tố cơ bản ban đầu cho sự phát triển đi lên của một đất nƣớc, con ngƣời có thể chinh phục thiên nhiên, tạo ra các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất. Cùng với các yếu tố tự nhiên và xã hội con ngƣời có định hƣớng hoạch định phát triển xã hội, chất lƣợng nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình đổi mới phát triển toàn diện nền kinh tế - xã hội của đất nƣớc và của tỉnh.

Để có đƣợc nguồn nhân lực có chất lƣợng cao, đủ sức đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Phƣơng hƣớng phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch Ninh Bình trong thời gian tới bao gồm:

trung tâm và ưu tiên số một trong chiến lược phát triển chung của ngành.

Quan điểm này xuất phát từ yêu cầu thực tế trong chiến lƣợc phát triển ngành du lịch của Việt Nam. Đảng và Nhà nƣớc ta luôn xác định du lịch là nền công nghiệp không khói, coi du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu cao cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Ngày nay du lịch là ngành đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lƣợng cao toàn diện. Chính vì vậy, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực nhằm phát huy những nhân tố cơ bản giúp cho con ngƣời nắm bắt, hiểu biết thích nghi, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các hoạt động dịch vụ du lịch. Đây là một yêu cầu cấp bách cần đƣợc ƣu tiên số một trong chiến lƣợc phát triển ngành du lịch.

Thứ hai, nâng cao chất lượng đào tạo và sử dụng có hiệu quả NNL là yếu tố quyết định đến sự phát triển nhanh và bền vững của ngành du lịch trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực phải gắn với việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, muốn có hiệu quả thì phải có sự sắp xếp hợp lý ngƣời lao động, cơ chế chính sách phải luôn đƣợc đi đầu để ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động cùng với nhà quản lý phải cùng chung một chí hƣớng. Xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, ngành phải coi trọng nguồn nhân lực dựa trên các mặt nhƣ: Mở rộng quy mô đào tạo, cơ sở đào tạo phải thực sự chất lƣợng, không đào tạo theo ý thích của ngƣời lao động, phải đào tạo để ngƣời lao động có việc làm, ngƣời sử dụng lao động cần, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực trên các lĩnh vực, khắc phục tình trạng ngƣời có trình độ cao lại không có việc làm và ngƣợc lại. Để có nguồn nhân lực chất lƣợng cao phù hợp với yêu cầu của các sản phẩm du lịch phong phú và đa đa dạng, dƣới tác động của quá trình lan toả kinh tế tri

thức phải thực hiện giáo dục, đào tạo kết hợp với tuyển dụng và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực không làm theo số lƣợng mà cần phải đi đôi giữa số lƣợng với chất lƣợng và sử dụng.

Hơn nữa, để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực thì công tác đào tạo, tuyển dụng phải gắn liền với xu hƣớng hội nhập đáp ứng đƣợc nhu cầu trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài, trong quá trình này đòi hỏi nguồn nhân lực vừa phải có sự hiểu biết, có văn hoá gắn liền với việc có học, khả năng tiếp nhận các nền văn minh mới, từ đó vừa phát huy đƣợc giá trị truyền thống cũng nhƣ tinh thần, nhƣ vậy tiêu chí tuyển dụng và sử dụng ngƣời lao động bất cứ lúc nào cũng phải đặt lên hàng đầu tất cả phải giành cho sự phát triển, hạn chế tối đa tình trạng cá nhân trong tuyển dụng. Mặt khác, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của ngành du lịch còn phải đi liền với phát triển bền vững, ổn định lâu dài. Coi việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực là một sự đầu tƣ chiến lƣợc dài hạn trong chiến lƣợc phát triển chung của ngành du lịch. Điều này rất quan trọng vì nó là tiền đề cho sự phát triển nhanh và bền vững của ngành du lịch trong giai đoạn tới, nhất là trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế đang lan toả nhƣ hiện nay.

Thứ ba, nâng cao chất lượng NNL ngành du lịch phải đảm bảo chuyển dịch nhanh về cơ cấu theo hướng tăng nhanh tỷ lệ NNL có trình độ cao.

Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ngành du lịch, đặc biệt là nguồn lao động trực tiếp cho các thành phần chủ chốt nhƣ cán bộ quản lý nhà nƣớc về du lịch và lao động nghiệp vụ du lịch là một yêu cầu hết sức quan trọng trong điều kiện hiện nay. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ngành du lịch phải theo xu hƣớng chuyển dịch nhanh về cơ cấu, tạo một cơ cấu cân đối và hợp lý trong phát triển ngành.

Theo kinh nghiệm của một số nƣớc thành công trong phát triển du lịch thì tỷ lệ hợp lý giữa nguồn nhân lực có trình độ đại học và cao đẳng so với

nguồn nhân lực có trình độ trung học chuyên nghiệp là 1/4/10. Trong khi đó tỷ lệ này ở trong nƣớc nói chung và của ngành du lịch nói riêng còn mất cân đối, không hợp lý gây ra tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng lực lƣợng lao động phục vụ, hƣớng dẫn viên, cán bộ quản lý và chuyên gia hàng đầu về du lịch và nhƣ vậy NNL của ngành du lịch khó có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Nhƣ vậy, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ngành du lịch phải thực sự đột phá theo hƣớng dân chủ, kỷ cƣơng, minh bạch vì sự phát triển đi lên của nƣớc nhà, vì vậy cần phải tạo ra một cơ cấu nguồn nhân lực cân đối hợp lý và đồng bộ. Cân đối giữa lực lƣợng lao động có trình độ chuyên môn, văn hoá và giữa các loại lao động của ngành du lịch. Chấm dứt tình trạng thừa ngƣời nhƣng thiếu chuyên môn nhƣ hiện nay.

Thứ tư, nâng cao chất lượng NNL ngành du lịch cần phải có tính đột phá, đón đầu.

Hội nhập kinh tế quốc tế trong xu hƣớng toàn cầu hoá ngày nay đang trở thành một trong những đặc trƣng chi phối đời sống kinh tế - xã hội trên cấp vĩ mô và vi mô, quốc gia, khu vực và thế giới, cũng nhƣ địa phƣơng và doanh nghiệp. Hội nhập kinh tế quốc tế là một quỏ tỡnh đƣợc thực hiện trong nhiều năm, có nội dung rộng lớn và phức tạp, liên quan trực tiếp đến các cấp, các ngành, các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động và phát triển, tác động và ảnh hƣởng sâu sắc đến hoạt động quản lý, kinh doanh và dịch vụ của ngành du lịch.

Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn phải chủ động đi tắt đón đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế, trƣớc hết phải tiếp cận kinh tế tri thức, do đó ngành du lịch Ninh Bình sẽ đứng trƣớc nhiều thuận lợi, bên cạnh đó cơ hội, thách thức trong tiến trình tham gia vào xu hƣớng chung này là rất cao. Việc nâng cao chất lƣợng NNL ngành du lịch cũng không nằm ngoài xu thế tất yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh ninh bình (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)