CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.4. Tình hình sản xuất rau tại xã Sa Pả huyện SaPa tỉnh Lào Cai
1.4.1 Đặc điểm tự nhiên xã Sa Pả huyện Sa Pa
Địa hình
Sapa là một huyện miền núi của tỉnh Lào Cai nằm ở phía đông của dãy Hoàng Liên Sơn, một phần cực của dãy Himalaya. Phạm vi này bao gồm ngọn núi cao nhất Việt Nam, Fan Si Pan (3.143 m), là một phần hành chính của huyện Sapa. Địa hình được hạ xuống từ Tây - Tây Nam đến Đông Bắc. Vị trí thấp nhất trong huyện là suối Bo (400 m). Chiều cao trung bình của huyện là 1.200 - 1.800 m. Ranh giới địa lý của huyện Sapa là 22O07'04 ”Bắc đến 22O28'46” Bắc và 103O43'28 ”E
đến 104O04'15” E, với tổng diện tích 68.329 ha. Các huyện lân cận là Bát Xát ở phía Bắc, Văn Bàn ở phía Nam, Bảo Thắng ở phía Đông và Than Uyên (tỉnh Lai Châu) ở phía Tây.
Địa hình Sapa được chia thành 3 phần (tiểu vùng):
- Tiểu vùng núi cao hàng đầu: gồm các xã Sa Pả, Tả Giang Phìn, Bản Khoang, Tà Phìn, Sán Sa Hồ với tổng diện tích 16.574 ha, tức là 24,42% khu vực huyện. Vùng này có độ cao trung bình 1.400 - 1.700 m và địa hình bị gãy mạnh với các sườn dốc và thung lũng hẹp.
- Tiểu vùng Sa Pa - Sa Pa: gồm các xã Sa Pa, Trung Chải, Lao Chải, Hậu Thảo, Tả Van, Su Pan và thị trấn Sapa với tổng diện tích 20.170 ha, chiếm 29,72% diện tích huyện. Chiều cao trung bình của khu vực này là khoảng 1.500 m. Địa hình bị chi phối bởi những ngọn đồi hình bát.
- Tiểu vùng núi nứt gãy: gồm 7 xã phía Nam: Bản Phụng, Nam Sài, Thanh Kim, Suối Thầu, Thạnh Phú, Nam Cang và Bản Hồ với tổng diện tích 31.120 ha, chiếm 45,86% diện tích toàn huyện. Đặc điểm điển hình của vùng này là đỉnh núi cao và nhọn, dốc nghiêng và thung lũng sâu và hẹp.
Khí hậu
Huyện Sa Pa nằm gần biên giới cận nhiệt đới Bắc bán cầu, và có khí hậu ôn đới và hai mùa rõ rệt. Mùa hè, từ tháng 5 đến tháng 10, có lượng mưa lớn và nhiệt độ mát. Mùa đông, từ tháng 11 đến tháng 4, có nhiệt độ lạnh.
Thời tiết lạnh và khô vào mùa đông và mát vào mùa hè. Nhiệt độ trung bình năm ở đây khoảng 18 - 20oC. Đối với phần còn lại của Bắc Hà, nhiệt độ trung bình khoảng 25 - 28oC
Độ che phủ mây trung bình hàng năm > 70%. Do đó, vì những hàm ý cho sự tăng trưởng và chuyển hóa nitrat, nó sẽ hữu ích để đo cường độ bức xạ hoạt động quang hợp.
Lượng mưa hàng năm ở Sa Pa khá cao, khoảng 2.700 mm; tập trung vào mùa mưa, chủ yếu vào tháng 7 và tháng 8 (hình 3) - khoảng 1/3 tổng lượng mưa của một
năm. Ở Bắc Hà, tiêu chí này khá thấp so với Sa Pa, với tổng lượng mưa khoảng 2.000 mm, cũng tập trung vào tháng 5, 7 và 8.
Vì vậy điều kiện tự nhiên nơi đây hết sức thuận lợi cho sản xuất rau nói chung và rau Cải bắp nói riêng, nhất là các cây trồng trái vụ.
(Dự án ACIAR AGB/2012/059 (2015))
1.4.2. Tình hình sản xuất rau tại địa phương
Bảng 1.6. Diện tích năng suất sản lượng rau toàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2013-2017 giai đoạn 2013-2017
Năm Tổng diện tích sản xuất ( ha)
Năng suất bình quân ( tạ/ha) Sản lượng ( tấn) 2013 9.577 113 108.459 Vụ Đông 3.926 109.44 42.963 Vụ Xuân 2.661 108.10 28.759 Vụ mùa 2.991 122.83 36.737 2014 10.096 113,5 114.646 Vụ Đông 3.909 108,96 42.592 Vụ Xuân 2.902 107,43 31.175 Vụ Mùa 3.285 124,44 408,79 2015 10.524 113 119.172 Vụ Đông 4.091 111,95 45.793 Vụ Xuân 2.980 108,03 32.193 Vụ Mùa 3.453 119,28 41.186 2016 11.123 115 128.031 Vụ đông 4.436 113,15 50.194 Vụ Xuân 3.108 108,3 33.659 Vụ mùa 3.579 123,44 44.178 Vụ Xuân 2017 3.637 115,8 42.118
(Số liệu thống kê tỉnh Lào Cai 2018)
Từ năm 2013 tới 2017, diện tích trồng rau có sự biến đổi lớn, ngày càng tăng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Trong 4 năm diện tích rau tăng mạnh từ 9.577ha lên 11.123ha.
Trên địa bàn tỉnh triển khai nhiều mô hình sản xuất rau ứng dụng khoa học kỹ thuật như mô hình giống mới góp phần đa dạng hóa chủng loại rau của tỉnh, mô hình cơ giới hóa, mô hình trồng rau trái vụ,...Tổ chức sản xuất rau, đặc biệt là sản xuất rau an toàn được sự quan tâm ủng hộ của các cấp, các ngành đặc biệt là sự
tham gia tích cực của chính quyền các cơ sở và các hộ trồng rau trên địa bàn tỉnh. Người dân ngày càng có nhiều kiến thức nhờ được đào tạo, tập huấn và tiếp cận với thông tin kỹ thuật thuận lợi. Giao thông đi lại thuận lợi, tạo điều kiện tốt cho việc giao thương buôn bán, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
Sơ chế, bảo quản: Hiện nay, có 2 cơ sở sơ chế, chế biến rau của Hợp tác xã Mai Anh (Sa Pa) và Hợp tác xã Dì Thàng ( Bắc Hà), tuy nhiên sản lượng sơ chế, đóng gói rau còn ít.
Tiêu thụ: Việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm rau bước đầu đã có mối liên kết chặt chẽ và phát huy hiệu quả 04 Công ty, Hợp tác xã đã có hợp đồng tiêu thụ liên kết chặt chẽ (Hợp tác xã Mai Anh sản xuất, tiêu thụ 1.800 tấn rau/năm, Hợp tác xã Hoa Đào 4.400 tấn/năm, Hợp tác xã Dì Thàng 20 tấn/năm, Công ty trách nhiệm hữu hạn Anh Nguyên 272,7 tấn/năm). Thị trường tiêu thụ chủ yếu ở các tỉnh lân cận như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Sơn La, Yên Bái…thông qua hệ thống các cửa hàng siêu thị lớn, siêu thị tiện ích. Một số công ty có hợp đồng sản xuất rau cải thảo, tỏi, cà chua… xuất khẩu sang thị trường Đài Loan như Công ty Mường Hoa, Công ty Nông Liên (Sa Pa), số lượng bình quân xuất khẩu khoảng trên 60 tấn/năm. Diện tích trồng rau còn lại chủ yếu người dân tự tiêu thụ tại các chợ đầu mối hoặc qua tư thương tiêu thụ trong tỉnh.
Từ những năm 1960, Sa Pa đã phát triển nghề trồng rau và được lựa chọn là vùng sản xuất, trồng và phát triển rất nhiều các loại rau truyền thống như: Su su, cải bắp, Cải mèo, Cải xoong…đã có uy tín về chất lượng. Những năm gần đây khoa học phát triển được áp dụng mạnh vào sản xuất nên nhiều loại giống rau chất lượng cao của Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan được đưa vào sản xuất nên chủng loại rau của Sa Pa càng phong phú hơn.
Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Sa Pa (Lào Cai), ông Nguyễn Tiến Thành cho biết: Trên địa bàn huyện hiện sản xuất 1.545 ha rau đậu các loại, sản lượng đạt trên 30.000 tấn/năm, trong đó diện tích rau chuyên canh 350ha, ứng dụng công nghệ cao đạt 31ha. Huyện đã xây dựng được nhãn hiệu tập thể "su su Sa Pa" và đang xây dựng nhãn hiệu "Rau an toàn Sa Pa". Song, vùng sản xuất RAT mới chỉ tập trung tại
thị trấn Sa Pa và một số xã lân cận. Việc liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau chưa tốt, người sản xuất rau chủ yếu tự tiêu thụ sản phẩm.
Các giống được sử dụng sản xuất tại Sa Pa: Các giống xuất xứ từ Nhật Bản chủ yếu các hộ mua về trồng, và một số giống được Hợp tác xã Mai Anh trông thử nghiêm và nhân rộng mô hình cho các hộ lân cận. Các giống thường được sử dụng Giống NS-Cross, KK - cross. Giống cải bắp tím Ret Jewel F1 xuất sứ Nhật Ban và giống như CamRamBa F1 xuất sứ Hà Lan đang được Hợp tác xã Mai Anh tại Sa Pả trồng thử nghiệm. Các giống cải bắp xuất sứ Trung Quốc cũng được bà con sử dụng, vì giá thành rẻ, và rễ dàng mua lẻ tại chợ, như giống Hoàng Miêu, Kinh Phong … tuy nhiên năng suất, sản lượng không cao, cây rễ bị nhiệm bệnh và tỷ lệ cuốn bắp thấp.
Canh tác rau nói chung và rau cải bắp nói riêng ở Sa Pa còn gặp rất nhiều khó khăn. Điều kiện đất đai đồi núi chia cắt ảnh hưởng k nhỏ tới quá trình canh tác, vận chuyển thương phẩm và mở rộng sản xuất. Nguồn nước hạn chế và người dân không chủ động được lượng tưới tiêu cũng gây cản trở trong quá trình sản xuất. Một số năm gần đây, trên địa bàn xảy ra hạn hán khiến nhiều diện tích rau bị chết d thiếu nước. Diện tích rau được đầu tư công nghệ cao chiếm tỉ lệ thấp chưa tương xứng với tiềm năng của vùng. Nguyên nhân là do mối liên hệ giữa nhà nước, nhà doanh nghiệp và người nông dân chưa chặt chẽ. Trình độ hiểu biết của người dân còn hạn chế nên chưa mạnh dạn trong việc thay đổi tập quán canh tác, việc thiếu vốn và kiến thức gây cản trở lớn trong công cuộc đầu tư sản xuất công nghệ cao trên địa bàn. Phần lớn diện tích trồng rau vẫn là sự tự phát của người dân với trình độ kĩ thuật không đảm bảo ảnh hưởng rất lớn chất lượng và năng suất của sản phẩm. Đầu ra bị phụ thuộc vào thương lái thu mua nhất là chính vụ. Chính sách ưu đãi của nhà nước và địa phương trong phát triển sản xuất nông nghiệp chưa nhiều cũng khiến cho việc mở rộng sản xuất trên địa bàn bị ảnh hưởng. Trước những khó khăn đó, cần có những nghiên cứu kĩ thuật cụ thể cho từng loại rau giúp người dân nâng cao được giá trị sản xuất.