CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.6. Một số nghiên cứu về phân bón và mật độ cây cải bắp
* Phân bón
Kết quả nghiên cứu của bộ môn Rau-hoa-quả, khoa Nông học, trường ĐHNN Hà Nội cho thấy: bón N, P, K riêng rẽ thì tỷ lệ cuốn bắp của công thức bón N là 85%, công thức bón P là 82%, công thức bón K là 79% và công thức đối chứng là 77,7%.
Kết quả nghiên cứu đối với các công thức bón phối hợp thì công thức bón đầy đủ N, P, K tỷ lệ cuốn bắp cao nhất 92-95%; về năng suất: công thức bón đầy đủ N, P, K cho năng suất cao nhất, tiếp đến là công thức N, P rồi đến công thức N, K; P, K và năng suất thấp nhất là công thức đối chứng.
Kết quả nghiên cứu về liều lượng đạm cho thấy mức đạm từ 60-180 kg N/ha ở vùng ĐBSH, nhiều giống cho năng suất cao nhất ở công thức bón 140 - 150 kg N/ha.
Nguyễn Tuấn Song (2006), khi nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bón đạm kết hợp với vi lượng Bo đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cải bắp gieo trồng chính vụ tại ý Yên - Nam Định, kết luận bón 170-230 kg N, kết hợp phun dung dịch acid Boric nồng độ 0,1-0,2% cho giống cải bắp KK-Cross trồng chính vụ đều đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, đồng thời hàm lượng NO3-
trong sản phẩm ở mức an toàn.
Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các mức bón phân đạm Urê đến năng suất và dư lượng nitrat trong giống rau cải bắp NS –Cross vụ đông 2013 tại phường Quang Vinh, TP Thái Nguyên cho kết quả: ở các mức bón phân đạm Urê khác nhau đã làm ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của cải bắp. Trong đó mức bón 160 kgN/ha cho năng suất cao nhất nhưng dư lượng Nitrat lại vượt quá ngưỡng dư lượng cho phép, do vậy không đạt tiêu chuẩn rau an toàn. Với mức bón 140 kgN/ha cho năng suất cao (263,78 tạ/ha) và dư lượng Nitrat dưới ngưỡng dư lượng cho phép. (Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Duy Lam 2013).
Kết quả nghiên cứu về liều lượng đạm cho thấy mức đạm từ 60-180 kg N/ha ở vùng Đồng bằng sông Hồng, nhiều giống cho năng suất cao nhất ở công thức bón 140 - 150 kg N/ha .
Bón bổ sung lưu huỳnh từ phân polysulphate có hiệu quả khá rõ đối cải bắp trên đất xám bạc màu, trên cùng một nền phân bón đa lượng (N, P, K) thì bón 50 kg S/ha từ phân polysulphate làm tăng năng suất cải bắp khoảng 10% và hiệu quả kinh tế tăng và 11,7 triệu đồng/ha. Lượng phân bón thích hợp cải bắp trên đất xám bạc màu tại điểm nghiên cứu là:15 tấn phân chuồng + 180 kg N + 80 kg P2O5 + 90 kg K2O + 75 kg S/ha; trong đó bón 50% K2O (tương ứng 45 kg K2O) và 75 kg S bằng 321 kg phân polysulphate/ha. (Trần Minh Tiến và cs, 2018).
Với các kết quả nghiên cứu bón TSH và phân hữu cơ cho đất cát ở 3 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Trị và Quảng Nam cho thấy như sau: Bón TSH cho cây rau tăng năng suất cải bắp từ 17,2 - 22,7%. Bón TSH với mức 2,5 - 5,0 tấn/ha cho cây rau ăn lá cho năng suất xấp xỉ với bón 10 tấn phân hữu cơ/ha, do đó có thể thay thế một phần hoặc thay thế hoàn toàn phân hữu cơ đối với vùng đất cát ven biển ở vùng nghiên cứu. Bón TSH kết hợp phân hữu cơ cho thấy hiệu quả tăng lên rất rõ rệt, khi bón TSH kết hợp với phân hữu cơ ở mức 2,5 tấn TSH + 10 tấn phân hữu cơ đã làm tăng năng suất rau cải bẹ xanh từ 54 - 65%, năng suất cải bắp tăng 38,4% với đối chứng chỉ bón phân NPK.( N.Q. Viet et al. 2019).
* Mật độ: Những ngiên cứu về mật độ trồng rau cải bắp trên cả nước nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng không nhiều. Qua tìm hiểu thực tế các hộ dân trồng rau cải bắp theo quy trình trồng của bộ nông nghiệp ban hành với mật độ như sau (có quy trình kèm theo):
- Vụ sớm: mật độ 33.000 - 35.000 cây/ha, khoảng cách 60 x 40 cm.