Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho việt nam (Trang 88 - 97)

CHƢƠNG 3 : KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH

4.3 Các giải pháp để phát triển du lịch Việt Nam từ kinh nghiệm của Ma-lai-xi-a,

4.3.2 Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch

4.3.2.1 Giải pháp về chất lượng sản phẩm và dịch vụ

Chất lƣợng sản phẩm dịch vụ là yếu tố đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển ngành du lịch. Tuy nhiên thực tế chất lƣợng sản phẩm dịch vụ của du lịch nƣớc ta vẫn còn yếu kém. Chính vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần đóng một vai trò tích cực hơn trong việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch vì hơn ai hết họ chính là những ngƣời trực tiếp cung cấp sản phẩm dịch vụ cho du khách.

Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp của nhiều lĩnh vực nhƣ vận tải, lƣu trú, ăn uống, các hoạt động giải trí, lữ hành… cho nên để nâng cao chất

lƣợng sản phẩm dịch vụ trƣớc hết các doanh nghiệp trong ngành cần liên kết chặt chẽ với nhau bằng cách lập thành các hiệp hội, tổ chức cung cấp một chuỗi sản phẩm chất lƣợng cao. Sự yếu kém của một hay một số mắc xích trong chuỗi cung ứng dịch vụ sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng của sản phẩm du lịch.

Đặc biệt, đối với doanh nghiệp kinh doanh lƣu trú và lữ hành – hai lĩnh vực đóng vai trò thứ yếu trong kinh doanh du lịch cần có những biện pháp tích cực để nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh lưu trú

- Cần tăng cƣờng trang thiết bị tiện nghi cho khách hàng, đảm bảo vệ sinh phòng ở cũng nhƣ vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách hàng

- Tích cực tìm hiểu văn hóa của du khách đến từ các nền văn hóa khác nhau để có cách ứng xử và phục vụ du khách tốt nhất

- Tạo lòng tin với du khách, không tự ý nâng giá phòng trong bất kể tình trạng thừa hay thiếu phòng.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành

- Tập trung khai thác các loại hình du lịch mà Việt Nam có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn nhƣ du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa, du lịch biển…

-Tập trung phát triển những loại hình tour mà các công ty có ƣu thế, tạo thành bản sắc riêng của công ty mình.

- Hợp tác với các đối tác mạnh là các công ty du lịch nƣớc ngoài dƣới hình thức liên doanh, liên kết và phải tái cơ cấu, thay đổi hình thức quản lý, linh hoạt hơn để tận dụng đƣợc nguồn khách và nghiệp vụ khai thác, quản lý, điều hành du lịch của các hãng du lịch nƣớc ngoài.

4.3.2.2 Giải pháp về thị trường, marketing

Công tác thị trƣờng, marketing đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp và các doanh nghiệp kinh

doanh du lịch cũng không phải là ngoại lệ. Để làm tốt công tác thị trƣờng, marketing các doanh nghiệp cần thực hiện những giải pháp sau:

- Tăng cƣờng công tác điều tra thị trƣờng để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và phát triển các sản phẩm đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng. Mỗi doanh nghiệp cần thiết lập một bộ phận chuyên trách điều tra nghiên cứu thị trƣờng để nâng cao hiệu quả của công tác nghiên cứu. Công tác nghiên cứu thị trƣờng của từng doanh nghiệp nên dựa vào báo cáo nghiên cứu thị trƣờng chung của Tổng cục Du lịch.

- Phân đoạn thị trƣờng du khách, xác định thị trƣờng mục tiêu để có chiến lƣợc marketing phù hợp với từng phân đoạn.

- Cần chủ động trong công tác xúc tiến quảng bá du lịch thông qua việc áp dụng thƣơng mại điện tử bằng việc thành lập các trang web hoặc thông qua trang web của Tổng cục Du lịch, sử dụng nhiều công cụ marketing đa dạng nhƣ thông qua các mạng xã hội, marketing truyền miệng, liên kết với các hãng, các đơn vị kinh doanh du lịch trên thế giới để học hỏi kinh nghiệm.

4.3.2.3 Giải pháp về nguồn nhân lực

Song song với sự hỗ trợ của nhà nƣớc các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần chủ động trong việc tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực.

Trƣớc tiên mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một chiến lƣợc phát triển nhân lực phù hợp với từng thời kì, phù hợp với nhu cầu. Các chƣơng trình đào tạo cần trang bị cho nhân viên những kiến thức cơ bản về ngoại ngữ, tin học, tâm lý khách hàng, chuyên môn nghiệp vụ, văn hóa ứng xử…

Các doanh nghiệp du lịch cần chủ động liên kết với các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch để tạo nguồn lực cho nhau, để kiểm định đầu ra của cơ sở đạo tạo, dạy nghề du lịch, để gắn kết giữa cung và cầu nhân lực, cũng nhƣ gắn kết giữa đào tạo với thực tiễn .Nâng cao và chuẩn hóa đầu vào

cho cơ sở sử dụng lao động du lịch, điều chỉnh các hoạt động của từng đơn vị. Liên kết này sẽ bền vững nhờ việc quan tâm huy động nội lực để thực hiện; đồng thời chú trọng hợp tác và hội nhập quốc tế để có thêm nguồn tài chính, kiến thức, công nghệ, kinh nghiệm để phát triển nguồn nhân lực, trƣớc tiên là phát triển đội ngũ chuyên gia, giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý nhà nƣớc và kinh doanh.

Các doanh nghiệp cần cải thiện môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp, xây dựng chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần theo chiến lƣợc phát triển của từng doanh nghiệp trong từng thời điểm cụ thể. Chủ động đào tạo kĩ năng quản lý tài chính, kĩ năng quản lý thời gian, kế hoạch làm việc cho ngƣời lao động để họ nâng cấp và biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo.

Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp cần có một bộ phận tổ chức nhân sự đủ mạnh để tuyển chọn ngƣời lao động phù hợp với từng công việc và trung thành với doanh nghiệp.

4.3.2.4 Giải pháp về công nghệ thông tin

Tận dụng lợi thế của các mạng xã hội nhƣ nhƣ Facebook,Instagram và Twitter… các doanh nghiệp Ma-lai-xi-a, Thái Lan đã biết cách quảng bá sản phẩm du lịch của mình. Đây là một cách làm rất hiệu quả mà các doanh nghiệp ở nƣớc ta nên áp dụng. Bên cạnh đó việc xây dựng các trang web của riêng từng doanh nghiệp sẽ tăng cƣờng thông tin cho khách hàng về các sản phẩm của doanh nghiệp.

Bên cạnh việc áp dụng thƣơng mại điện tử để cung cấp thông tin cho khách hàng, các chức năng đặt tour, đặt chỗ, thanh toán trực tuyến cần đƣợc tăng cƣờng. Hiện nay hệ thống đặt phòng khách sạn qua mạng toàn cầu đƣợc rất nhiều các khách sạn, khu nghỉ dƣỡng trên thế giới áp dụng. Sau khi đăng ký tài khoản tại trang web của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này các doanh nghiệp có thể quảng cáo về khách sạn với đầy đủ

thông tin liên quan nhƣ: lịch sử hình thành khách sạn, giá phòng cho từng loại phòng, các loại giá khuyến mãi..., hình ảnh không giới hạn của khách sạn và tiến hành giao dịch trực tiếp với khách hàng. Du khách thực hiện đặt phòng ngay tại trang web của khách sạn mà không cần thông qua các trang web du lịch hay các đại lý du lịch nào khác.

KẾT LUẬN

Để giữ vững tốc độ phát triển kinh tế, Việt Nam tiếp tục xác định mục tiêu phát triển mạnh du lịch trong cơ cấu ngành kinh tế đất nƣớc. Vấn đề phát triển du lịch đã đƣợc đề cập nhiều trong thời gian qua. Tuy nhiên, nó chƣa bao giờ đƣợc đặt ra ở mức độ cấp bách và là ƣu tiên hàng đầu nhƣ hiện nay do Việt Nam xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nƣớc trong thời gian tới. Do đó, việc học hỏi kinh nghiệm từ các nƣớc có nền du lịch phát triền trong khu vực nhƣ Ma-lai-xi-a và Thái Lan là việc làm cần thiết và mang tính cấp bách đối với Việt Nam. Nó vừa giúp ngành du lịch Việt Nam tiết kiệm thời gian định hƣớng phát triển, tiếp thu nhiều kinh nghiệm của các nƣớc đi trƣớc và khai thác đƣợc nhiều khía cạnh mới của du lịch, bắt kịp với xu thế thị trƣờng thế giới.

Để đạt đƣợc mục tiêu trên, ngành du lịch Việt cần có chiến lƣợc phát triển, đa dạng hóa các loại hình du lịch, phát triển các tuyến du lịch mới, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, nguồn nhân lực phục vụ du lịch, đầu tƣ xúc tiến quảng bá du lịch hiệu quả nhằm kích thích cầu thị trƣờng du lịch quốc tế và nội địa, thu hút các nhà đầu tƣ triển vọng. Đặc biệt, sắp tới, Việt Nam sẽ là điểm đến của du lịch MICE, du lịch nghỉ biển và mua sắm. Ngoài ra nền kinh tế thế giới đã bắt đầu phục hồi sau khủng hoảng và nhu cầu du lịch của du khách đƣợc dự báo là sẽ tiếp tục gia tăng. Đây là cơ hội cho ngành du lịch Việt Nam. Tuy nhiên để du lịch Việt Nam có thể phát huy đƣợc lợi thế của mình thì sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà quản lý du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh với nhau cũng nhƣ giữa các doanh nghiệp với nhau cần chặt chẽ hơn nữa

DANH MỤC TAI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt

1. Phan Đăng Hồng Ánh, 2010. Hợp tác phát triển du lịch giữa Việt Nam

và một số nước Asean. Luận văn Thạc sỹ, Đại học Khoa học Xã hội &

Nhân văn

2. Trần Vĩnh Bảo, 2005. Một Vòng Quanh Các Nước: Thái Lan. Hà Nội : NXB Văn Hóa- Thông Tin

3. Phạm Hồng Chƣơng, 2003. Khai thác và mở rộng thị trường du lịch

quốc tế của doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội. Luận án tiến

sỹ, Đại học kinh tế quốc dân.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam, 1996. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam. Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Đính, 2006. Giáo trình Kinh tế Du lịch. Hà Nội: NXB Lao Động- Xã Hội.

6. Lê Thị Lan Hƣơng, 2005. Một số giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế đến Hà Nội của công ty

lữ hành trên địa bàn Hà Nội. Luận án tiến sỹ, Đại học kinh tế quốc dân.

7. Nguyễn Văn Lƣu, 2009. Thị trường du lịch. Hà Nội: NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Lƣu, 2013. Xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch. Hà Nội: NXB Văn Hóa- Thông tin

9. Nguyễn Văn Lƣu, 2014. Du lịch Việt Nam hội nhập trong Asean. Hà Nội: NXB Văn hóa- Thông tin.

10.Quốc hội nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, /2005. Luật Du

lịch Việt Nam số 44/2005/QH11. Hà Nội.

11.Phạm Đức Thành, 2001. Đặc điểm con đường phát triển kinh tế xã hội

12.Nguyễn Hoài Thu, 2006. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hội nhập

kinh tế quốc tế trong du lịch ở Việt Nam thời gian tới. Luận văn Thạc

sỹ, Đại học Thƣơng mại

13.Tổng cục Du lịch, 2010. Chặng đường 50 năm phát triển của Du lịch

Việt Nam, Số 132/CT_BVHTTDL. Hà Nội.

14.Tổng cục du lịch, 2012. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến

năm 2020, tầm nhìn đến 2030.

15.Viện nghiên cứu phát triển du lịch, 2014. Báo cáo chuyên đề:”Du lịch

Việt Nam, thực trạng và giải pháp phát triển”. Hà Nội.

Tiếng anh

16.Aissa, M., 2014. A review of Tourism development in Malaysia.

European Journal of Business Management, vol.6, no.5.

17. Amran, H., 2004. Policy and planning of the tourism industry in Malaysia. The 6th ADRF General meeting. Bangkok, Thailand

18.Marzuki, A., 2010. Tourism development in Malaysia. A review on

Federal Government Policies.

19. MIDA, 2012. Malaysia: Investment in the services sector- Toursim and Travel related Services

20. Pornphatu Rupjumlong, 2012. Thailand’s Tourism policy law and

regulatory framework for competitiveness in the AEC.

21. UNWTO, 2014. Annual report 2013

22. UNWTO, 2014. Tourism Highlights 2013 Edition

23. UNCTAD, 2007. Trade and Development Implications of

International Tourism for Developing countries. Geneva, Switzerland.

24. UNWTO, 1980. Manila Declaration on world tourism. The world

Website:

25.Andrew, B., 2013. Bangkok Tops The World's 10 Most Visited Cities, [http://www.forbes.com/sites/andrewbender/2013/06/07/bangkok-tops- the-worlds-10-most-visited-cities/]

26.Caroline, E., 2012. The rise of medial tourism in Bangkok.

[http://www.bbc.com/travel/story/20120828-the-rise-of-medical- tourism-in-bangkok]

27.Genting Berhad (a company of Genting Group), 2014. Annual Report 2013. [http://www.genting.com/annualreports/gb.htm]

28.Lan Hƣơng, 2014. Nhân lực- chìa khóa phát triển du lịch bền vững. [http://www.vista.net.vn/tin-dao-tao-du-lich/nhan-luc-chia-khoa-phat- trien-du-lich-ben-vung.html]

29.Imtiaz, M., 2012. Full Details: Thailand’s Tourism Marketing Action

Plan 2013. [https://www.travel-impact-newswire.com/2012/07/full-

details-thailands-tourism-marketing-action-plan-2013]

30. Jennifer, F., 2014. Travel and Leisure World’s best award. [http://www.travelandleisure.com/blogs/announced-tls-2013-worlds- best-awards]

31.Marianne, S.,2015. Malaysia to boost tourism with the launch of

national sales campaigns. [

http://www.businessmirror.com.ph/malaysia-to-boost-tourism-with-the- launch-of-national-sales-campaigns]

32.Ministry of Forgein Affairs of The Kingdom of Thailand. Thailand visa

information, [http://www.mfa.go.th/main/en/services/4908]

33. Ministry of Forgein Affairs of The Kingdom of Thailand. Business

[http://www.thaiembassy.org/cairo/contents/files/business-20140108- 044028-170042.pdf]

34.Hồng Nhung, 2015. Tạo điều kiện thuận lợi về thị thực: Động lực thúc đẩy phát triển du lịch.

[http://www.vietnamtourism.com/index.php/news/items/14540]

35.Nicola S Pocock and Kai Hong Phua , 2011. Medical tourism and policy implications for health systems: a conceptual framework from a

comparative study of Thailand, Singapore and Malaysia.

[http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3114730/]

36.TAT, 2013. Amazing Thailand grand sales 2013. [http://www.tatnews.org/amazing-thailand-grand-sale-2013]

37.T.P, 2014. Nhìn nhận về sự phát triển của ngành Du lịch Việt Nam, [http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/15994]

38.Tourism Authority of Thailand, [http://www.tourismthailand.org/tat- oversea-office]

39. Tourism Malaysia, 2014. Fact and Figures 2000-2013, [http://corporate.tourism.gov.my/research.asp?page=facts_figures] 40.Tổng cục du lịch, 2014. Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2010-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho việt nam (Trang 88 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)