Tổng quan về đất nước về tiềm năng phát triển du lịch của Ma-lai-xi-a

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho việt nam (Trang 37 - 44)

CHƢƠNG 3 : KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH

3.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch của Ma-lai-xi-a

3.1.1 Tổng quan về đất nước về tiềm năng phát triển du lịch của Ma-lai-xi-a

Với diện tích 329,758 km2, dân số 28,33 triệu ngƣời (2010), đơn vị tiền tệ của Ma-lai-xi-a là Ringgit. Ma-lai-xi-a là quốc gia có nền công nghiệp du lịch phát triển. Năm 2013 đã đón đƣợc 25,72 triệu khách du lịch quốc tế, và luôn đƣợc Tổ chức Du lich thế giới (UNWTO) xếp vào nhóm những nƣớc đón khách quốc tế cao nhất.

Ma-lai-xi-a là liên bang gồm mƣời ba bang, có lãnh thổ bị tách rời thành hai phần biệt lập chia tách bởi Biển Đông. Miền Tây Ma-lai-xi-a nằm trên bán đảo Malay có biên giới trên bộ ở phía Bắc giáp với Thái Lan và phía Nam nối với Singapore bằng đƣờng nối Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po. Miền Đông Ma-lai-xi-a chiếm phần phía Bắc đảo Borneo, giáp biên giới với In-đô-nê-xi-a và bao quanh Vƣơng quốc Hồi giáo Brunei. Hai phần này nằm xa cách nhau, bị ngăn cách bởi biển và đoạn gần nhất để liên lạc cũng cách khoảng 500km. Ma-lai-xi-a là một đất nƣớc đa sắc tộc, là nơi ba nền văn minh Mã Lai, Trung Hoa và Ấn Độ hòa quyện với nhau. Do đa dạng về sắc tộc nên Ma-lai- xi-a có nhiều lễ hội diễn ra quanh năm theo tín ngƣỡng và phong tục của mỗi sắc tộc và tôn giáo. Là một xã hội đa tôn giáo và Đạo Hồi là tôn giáo chính thức của Ma-lai-xi-a. Ma-lai-xi-a có khí hậu nhiệt đới gió mùa ở phía đông bắc (từ tháng 10 đến tháng 2) và có độ ẩm cao ở tây nam (tháng 4 đến tháng 10). Ma-lai-xi-a quanh năm nắng nóng, mƣa nhiều. Chính đặc trƣng này đã tạo cho Ma-lai-xi-a một hệ cảnh quan thiên nhiên phong phú, đa dạng gồm các đầm lầy, rừng nhiệt đới, bờ biển vàng và nhiều núi non, trong đó ngọn núi Kinabalu cao 4101m là ngọn núi cao nhất Đông Nam Á [11].

Cảnh quan thiên nhiên tƣơi đẹp, bạt ngàn sắc xanh của cây cỏ, gam màu sặc sỡ của hoa dâm bụt - biểu tƣợng của đất nƣớc Ma-lai-xi-a đã thu hút hang ngàn khách du lịch đến thăm mỗi năm. Đặt chân lên đất nƣớc Ma-lai-xi- a xinh đẹp, du khách có thể chọn lựa vô khối những điểm đến thú vị, thu hút hàng triệu khách du lịch hàng năm của Ma-lai-xi-a nhƣ: Thủ đô Kuala Lumpur, Bán đảo Ma-lai-xi-a, Malacca - Miền đất đa sắc màu, Bang Sabah, Bang Pahang, Tiểu bang Terengganu, Đảo Batam, Thành phố mới Putrajaya, Genting - Thành phố trong mây, Đồi Fraser, Langkawi - Đảo Đại Bàng, Ốc đảo Penang, Bang Peark, Kuantan….

3.1.2 Chiến lược phát triển du lịch của Ma-lai-xi-a

3.1.2.1 Thu hút đầu tư vào du lịch và tái cấu trúc hướng đến chất lượng dịch vụ tốt hơn.

Chính phủ Ma-lai-xi-a rất quan tâm đầu tƣ cho ngành Du lịch và đã đầu tƣ hàng trăm triệu đô la Mỹ vào cơ sở hạ tầng du lịch. Trong kế hoạch phát triển đất nƣớc lần thứ 10 của Ma-lai-xi-a, ngành du lịch đƣợc xác định là ngành mang lại nguồn ngoại tệ lớn nhất và tạo ra nhiều việc làm cho đất nƣớc.

Để thu hút vốn đầu tƣ, đặc biệt là vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào phát triển du lịch, chính phủ Ma-lai-xi-a đã áp dụng các chính sách nhƣ: trợ cấp thuế cho các nhà đầu tƣ tiên phong, trợ cấp xây dựng công nghiệp và miễn thuế cho các công ty lữ hành quốc tế lớn. Hội đồng xúc tiến du lịch Ma- lai-xi-a (MTPB) khuyến khích các cơ hội đầu tƣ tiềm năng ở nhiều nhóm ngành, từ bán lẻ và dịch vụ đến khách sạn và lữ hành. Nhiều ƣu đãi thuế đã đƣợc xem xét để hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Các cơ hội đầu tƣ đảm bảo sẽ đƣợc ƣu đãi thuế bao gồm các khoản đầu tƣ vào các dự án du lịch nhƣ các doanh nghiệp khách sạn, các dự khu giải trí cũng nhƣ là các khu nghỉ dƣỡng, các trung tâm hội nghị. Năm 2009 với các dự án mới đầu tƣ khách sạn, nhà hàng sẽ đƣợc miễn thuế thu nhập 70% trong giai đoạn 5 năm kể từ

ngày bắt đầu hoạt động; riêng với các khách sạn, nhà hàng 4- 5 sao đƣợc xây dựng ở hai bang Sabah và Sarawak thì sẽ đƣợc miễn 100% thuế thu nhập trong 5 năm [19, tr.4].

Quá trình tái cấu trúc của Ma-lai-xi-a liên quan đến du lịch bao gồm các sân bay, khách sạn, cảng biển, đƣờng sắt, công viên, trung tâm mua sắm, đại siêu thị, cửa hàng mỹ nghệ và các cửa hàng miễn thuế. Sân bay quốc tế Kuala Lumpur là cửa khẩu chính ở Ma-lai-xi-a,là sân bay lớn nhất trong số bảy sân bay quốc tế của nƣớc này, sân bay này đủ lớn để phục vụ các chuyến bay cho hơn 50 hãng hàng không quốc tế bao gồm các hãng lớn nhƣ: British Airways, Emirates, Japan Airlines, Lufthansa, Qatar Airways…Để phục vụ cho các nhu cầu của khách du lịch qua đƣờng hàng không ngày càng tăng, một sân bay quốc tế thứ 2 ở Kuala Lumpur đã đƣợc xây dựng vào năm 2013, ngoài ra sân bay quốc tế Kota Kinabalu và sân bay quốc tê Penang cũng đã đƣợc nâng cấp gần đây. Hệ thống đƣờng sắt Ma-lai-xi-a bao trùm hầu hết bán đảo Ma-lai-xi-a và bang Sabah ở khu vực phía đông, hệ thống này kết nối Ma-lai-xi-a với phía nam Xin-ga-po và phía bắc Thái Lan. Tháng 02 năm 2013, Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po đã ký kết thỏa thuận xây dựng tuyến đƣờng sắt cao tốc giữa Kuala Lumpur và Xin-ga-po trƣớc năm 2020 [16, tr.6]. Tuyến đƣờng sắt mới này đƣợc hi vọng sẽ làm tăng lƣợng khách du lịch và giảm đáng kể thời gian đi lại giữa hai nƣớc.

3.1.2.2 Đa dạng hoá dịch vụ du lịch bắt kịp nhu cầu thị trường du lịch quốc tế

Nắm bắt đƣợc nhu cầu đang không ngừng tăng lên của Châu Á về loại hình du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, khen thƣởng, hội thảo, triển lãm), chính phủ Ma-lai-xi-a đã có những chính sách đầu tƣ hợp lý để đƣa nƣớc này vƣơn lên vị trí của một trung tâm du lịch MICE hàng đầu khu vực. Đơn cử, chỉ riêng Trung tâm hội nghị quốc tế Kuala Lumpur, cạnh tòa tháp đôi Petronas cũng đã đƣợc nƣớc này đầu tƣ gần 180 triệu đô la Mỹ để hoàn thiện.

Ngoài những danh lam thắng cảnh trời phú, Ngành du lịch Ma-lai-xi-a luôn biết khai thác các yếu tố văn hoá đa dạng của đất nƣớc hơn 28 triệu dân này, nơi ba nền văn minh Mã Lai, Trung Hoa và Ấn Độ hòa quyện với nhau để tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo gắn liền với các lễ hội truyền thống đặc sắc nhằm thu hút khách du lịch.

Các cơ sở chăm sóc sức khỏe, bệnh viện ở Ma-lai-xi-a đã không bỏ lỡ cơ hội do ngành du lịch đem lại. Hàng loạt các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh đã đƣợc đầu tƣ nâng cấp nhằm phát triển mạnh loại hình du lịch chữa bệnh, nghỉ dƣỡng.

Hoạt động du lịch, vui chơi giải trí ở Ma-lai-xi-a vô cùng phong phú. Đến đây, ngƣời ta có thể tìm thấy cả những thú ăn chơi xa xỉ đƣợc tổ chức một cách chuyên nghiệp bài bản. Genting Highland Resort – “thành phố giải trí” phức hợp trên cao nguyên 2000m, ngoài khu mát nổi tiếng thế giới, còn cung cấp cho du khách một sòng bạc hiện đại để du khách tung tiền vào chơi. Với 450 bàn và khoảng 5.000 máy đánh bạc, Genting Highlands là casino lớn thứ ba thế giới sau Foxwoods và Mohegan Sun của Mỹ. Trong năm 2013, có khoảng 19,6 triệu ngƣời, đa số là từ các nƣớc láng giềng nhƣ Singapore, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc… đến thử vận may. Số tiền thu đƣợc tại nơi này lên đến nhiều tỷ USD mỗi năm. Khu nghỉ mát Genting có thể thoả mãn mọi nhu cầu của khách du lịch nhờ hệ thống 6 khách sạn quốc tế, 2 khu nhà nghỉ trên đỉnh đồi, khu sân golf Awana Genting và khu nghỉ mát khác dành cho ngƣời dân địa phƣơng, 170 nhà hàng và cửa hàng mua sắm. Trong đó nổi tiếng nhất là khách sạn First World, một trong những khách sạn lớn nhất thế giới với 6.200 phòng [27, tr.25].

3.1.2.3 Chính sách ưu tiên đầu tư và ứng dụng công nghệ trong quảng bá du lịch

Dù đã đƣợc mệnh danh là đất nƣớc nhất nhì Đông Nam Á về phát triển du lịch, vậy mà nhiều năm nay, chi phí xúc tiến du lịch của Ma-lai-xi-a đều chi từ 150- 200 triệu đô la Mỹ/năm.

Chỉ cần đặt chân đến sân bay quốc tế Kuala Lumpur, du khách đã có cơ hội tiếp cận với tất cả các thông tin du lịch của Ma-lai-xi-a một cách dễ dàng, miễn phí mà không hề mất công, mất sức. Ngay tại sân bay, và sau này ở khắp nơi, khách sạn, các địa điểm du lịch, nhà hàng… khách tha hồ lựa chọn và đút túi cả lô những tờ rơi, bƣu ảnh, bản đồ… giới thiệu đầy đủ, chi tiết và sinh động về đất nƣớc Ma-lai-xi-a.

Ngành du lịch Ma-lai-xi-a còn khai thác một cách triệt để hệ thống Internet, báo chí, quan hệ đối ngoại để quảng bá cho các sản phẩm du lịch của mình, nhất là các sản phẩm du lịch văn hoá, lễ hội đặc sắc của đất nƣớc đa sắc tộc. Truyền thông xã hội (social media) đã mang đến những thay đổi có tính cách mạng đối với cách thức ngƣời Ma-lai-xi-a truyền tải thông tin và giao tiếp. Với việc internet không bị kiểm soát ở Ma-lai-xi-a đã tạo điều kiện thuận lợi cho các diễn đàn xã hội trực tuyến phổ biến nhƣ Facebook, Twitter, YouTube và blog phát triển mạnh mẽ. Ma-lai-xi-a trở thành nƣớc có số lƣợng ngƣời sử dụng mạng xã hội lớn thứ 5 ở châu Á, điều này góp phần tuyên truyền hình ảnh và văn hóa đất nƣớc Ma-lai-xi-a. Ở Ma-lai-xi-a có Nuffnang- một công ty quảng cáo blog trực tuyến với mạng lƣới bao gồm 68,000 blog chuyên phục vụ nhu cầu quảng cáo thƣơng mại trên các blog. Đƣợc ƣa thích nhất là các blog về phong cách sống, trong đó có du lịch.

Ngoài ra nhiều nhà cung cấp dịch vụ nhƣ các hãng hàng không, ngân hàng đã cho ra mắt các phiên bản phần mềm thân thiện với các thiết bị di động cho các dịch vụ trực tuyến của mình. Cùng với đó là sự đảm bảo hạ tầng kỹ thuật, an ning cho các dịch vụ thanh toán điện tử đã giúp Ma-lai-xi-a xây dựng đƣợc hệ thống booking (đặt chỗ) và thanh toán qua mạng một cách đơn giản và thuận tiện.

3.1.2.4 Đẩy mạnh phát triển thị trường du lịch qua các chiến dịch giảm giá.

Để có những mức giá hợp lý nhất để lôi kéo du khách, ngành du lịch Ma-lai-xi-a đã kết hợp với tiêu dùng nội địa để có nhiều “chiêu” khuyến mãi

vô cung hấp dẫn. Lễ hội “Mega Sales" (tạm dịch: Bán hàng đại giảm giá) là một trong những chiêu này. Mega Sales đƣợc tổ chức tại Ma-lai-xi-a từ nhiều năm nay vào mỗi dịp hè và thƣờng kéo dài gần ba tháng. Suốt lễ hội, hàng loạt các trung tâm thƣơng mại lớn ở các thành phố lớn của Ma-lai-xi-a, đặc biệt là khu vực Kuala Lumpur, đồng loạt giảm giá bán hàng từ 20% - 80%. Và hàng gì cũng đƣợc giảm giá, từ hàng đƣợc sản xuất trong nƣớc cho đến hàng nhập khẩu, từ hàng hiệu cho tới hàng bình thƣờng. Và có nhiều loại sản phẩm đƣợc miễn thuế khi mang ra khỏi cửa khẩu.

Các khu vực mua sắm cũng đóng góp lớn trong thu du lịch của Ma-lai- xi-a, chiếm 21.6 tỷ RM (Ringgit Ma-lai-xi-a), hay 30 phần trăm của tổng thu 72 tỷ RM từ du lịch trong năm 2014. Với hơn 350 trung tâm mua sắm trên khắp đất nƣớc, Ma-lai-xi-a đƣợc xem là một trong số ít các thiên đƣờng mua sắm. Ba trong số 10 trung tâm thƣơng mại lớn hàng đầu thế giới là của Ma- lai-xi-a: Trung tâm mua sắm Utama, Mid Valley Megamall và Sunway Pyramid, tất cả đều ở Klang Valley, nơi đƣợc coi nhƣ là nơi tốt nhất để trải nghiệm khi mua sắm tại Ma-lai-xi-a. Kuala Lumpur là thành phố đứng thứ 4 trong số thành phố mua sắm tốt nhất thế giới theo đánh giá của kênh truyền hình CNN vào năm 2012 và năm 2013, bên cạnh New York, Tokyo và London [31].

Kuala Lumpur cũng đƣợc xếp hạng là điểm đến thứ hai mua sắm tốt nhất ở châu Á Thái Bình Dƣơng của Globe Shopper Index, khiến nó trở thành điểm đến mua sắm tốt nhất trong khu vực Đông Nam Á và một trong những thành phố đứng đầu ở châu Á. Các trung tâm mua sắm của Ma-lai-xi-a đã trở thành điểm đến hấp dẫn của các du khách, họ không chỉ tìm kiếm mua sắm, mà còn vui chơi, giải trí, khám phá ẩm thực, cũng nhƣ tận hƣởng các nhu cầu về sức khỏe và thể thao… Các lễ hội mua sắm giảm giá này đƣợc kỳ vọng sẽ giúp Ma-lai-xi-a đảm bảo các mục tiêu 29,4 triệu lƣợt khách du lịch và đạt

tổng thu 89 tỷ RM trong du lịch cho năm 2015 [31]. Những con số này sẽ giúp đạt đƣợc các mục tiêu của 36 triệu lƣợt khách du lịch với 168 tỷ RM trong thu du lịch năm 2020 theo kế hoạch phát triển du lịch của Ma-lai-xi-a.

3.1.2.5 Chính sách phát triển thị trường thu hút khách du lịch kết hợp với nước thứ ba.

Đối với khách du lịch từ các thị trƣờng xa, ngày càng có mong muốn kết hợp 2-3 nƣớc trong một chuyến du lịch. Ma-lai-xi-a có nhiều đƣờng bay thẳng đến các nƣớc ở Châu Úc, Châu Âu, Châu Mỹ. Cơ quan du lịch quốc gia Ma-lai-xi-a có nhiều văn phòng đại diện tại các thị trƣờng xa thực hiện nhiệm vụ xúc tiến quảng bá du lịch Ma-lai-xi-a. Nhìn nhận đây là cách để làm mới sản phẩm du lịch, thu hút khách du lịch quay trở lại và thu hút thêm đƣợc một lƣợng khách du lịch thực sự quan tâm đến các nƣớc liên kết với Ma-lai-xi-a. Với lợi thế có các nƣớc láng giềng cũng có nền du lịch phát triển rất mạnh mẽ nhƣ Thái Lan, Singapore, Indonesia…và sự phát triển mạnh mẽ của các hãng hàng không giá rẻ tạo điều kiện cho các chuyến du lịch qua nhiều quốc gia. Nhờ đó góp phần giúp Ma-lai-xi-a trở thành điểm đến hấp dẫn không chỉ với các du khách châu Âu mà còn cả với các du khách từ các nền kinh tế mới nổi nhƣ Trung Quốc, các nƣớc Trung Đông, Ấn Độ…Ví dụ nhƣ: bang Melaka là điểm đến có lƣợng du khách nƣớc ngoài nhiều thứ hai chỉ sau thủ đô Kuala Lumpur. Điều này là nhờ vào khoảng cách chỉ 40 phút khi bay từ Melaka (Ma-lai-xi-a) đến Sumatran (In-đô-nê-xi-a). Thỏa thuận hợp tác giữa chính quyền bang Melaka và Sumatran từ ngày 12 /06/2003 về các tour du lịch trọn gói nhằm thúc đẩy các du khách kéo dài chuyến thăm quan đến Sumatran của In-đô-nê-xi-a [17, tr.11].

3.1.2.6 Khuyến khích khách du lịch bằng chính sách miễn thị thực nhập cảnh

Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đánh giá: Chi phí cho việc giải quyết thị thực (visa), đặc biệt là thời gian chờ đợi, đi lại để nhận thị thực và

thông tin không rõ ràng là rào cản tâm lý rất lớn đối với khách du lịch. Thậm chí, điều này đƣợc cho là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho khách thay đổi quyết định du lịch sang một điểm du lịch khác có điều kiện đi lại thuận tiện hơn, thông tin rõ ràng hơn. Chính vì thế ngoài các điều kiện dịch vụ, cơ sở hạ tầng, quảng cáo, tiếp thị…để thu hút khách du lịch quốc tế, Ma- lai-xi-a còn xét miễn thị thực du lịch của Ma-lai-xi-a đối với nhiều trƣờng hợp khách du lịch quốc tế để tăng lƣợng khách du lịch, tăng khả năng cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho việt nam (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)