Cải thiện cơ sở vật chất, hạ tầng, công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hà tĩnh quản lý kinh tế (Trang 87)

Đây cũng là một vấn đề phát sinh từ năng lực tài chính của Chi nhánh phụ thuộc quá lớn vào VietinBank. Tất cả cơ sở vật chất, hạ tầng, công nghệ đều đƣợc VietinBankphê duyệt. Vì vậy, Chi nhánh cần làm tờ trình đồng thời bám sát đề nghị để các Phòng ban liên quan tại Hội sở chính cho phép trang bị cơ sở vật chất tại các phòng giao dịch đƣợc khang trang và hiện tại, tạo nên sự an tâm cho khách hàng khi đến với Ngân hàng.

Đề xuất trang bị lại hệ thống máy tính, hệ thống công cụ dụng cụ, phƣơng tiện làm việc cho cán bộ tác nghiệp đƣợc trôi chảy, nâng cao chất lƣợng thẩm định và từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng cho vay. Trang bị đầy đủ máy tích điện cho các máy vi tính của cán bộ, tránh tình trạng mất điện nguồn là cán bộ phải mất thời gian khởi động lại máy.

Ứng dụng công nghệ trong việc xây dựng các phần mềmphục vụ các giao dịch nhƣ: tin nhắn báo số dƣ, báo các khoản nợ đến hạn sớm trƣớc ngày đến hạn 10 ngày... hay các sản phẩm mới hiện đại nhƣ vay vốn online, Internetbanking, Homebanking, ATM…

Tiến hành kiểm tra thƣờng xuyên để có thể nhanh chóng khắc phục sự cố đảm bảo giao dịch ổn đi ̣nh , thông suốt đồng thời đẩy ma ̣nh áp dụng các phần mềm đảm bảo bảo mật, nâng cao đô ̣ an toàn cho các sản phẩm Ngân hàng.

3.2.6. Tăng cường công tác quản lý rủi ro, kiểm tra, kiểm soát

nhƣng rõ nhất và thƣờng hay xảy ra nhất là “Rủi ro tác nghiệp” và “ Rủi ro tín dụng ”. Rủi ro tác nghiệp là khả năng xảy ra tổn thất do con ngƣời, quy trình xử lý, hệ thống nội bộ không đầy đủ, không hoạt động hoặc do các sự kiện bên ngoài gây ra. Rủi ro tín dụng là do bên vay và các bên khác không sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Để giảm thiểu rủi ro, đảm bảo hoạt động cho vay có chất lƣợng, hiệu quả và phát triển bền vững cần phải:

- Nâng cao năng lực trình độ cho cán bộ trong việc thực hiện văn hóa quản lý rủi ro của VietinBank.

- Tuân thủ cơ chế, quy chế và quy trình nghiệp vụ. Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo điều hành của VietinBank về công tác tín dụng trong từng thời kỳ.

- Chú trọng công tác thẩm định, xếp hạng tín dụng khách hàng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cán bộ và nghiệp vụ phân tích thị trƣờng.

- Lãnh đạo phòng cần phải sâu sát, chú trọng tới công tác đào tạo, rèn luyện cán bộ.

- Phát triển hệ thống thông tin tập trung và quản lý rủi ro độc lập, tăng cƣờng công tác quản trị rủi ro của chi nhánh. Tiến hành áp dụng thực tế các hệ thống công cụ quản trị rủi ro (các phầm mềm hỗ trợ và các kênh thu thập thông tin) đối với tất cả các loại rủi ro, từng bƣớc tiến tới quản lý rủi ro theo thông lệ. Thực hiện kiểm soát rủi ro thông qua các hạn mức rủi ro.

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra nội bộ tại Chi nhánh, trong đó tăng cƣờng công tác kiểm soát trƣớc, trong và sau cho vay. Việc kiểm tra, kiểm soát khoản vay cần phải đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc, hiệu quả, tránh hiện tƣợng mang tính hình thức.

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước và Chính phủ

- Chính phủ và Nhà nƣớc cần có chỉ đạo các ban ngành liên quan ở địa phƣơng trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cho cá nhân/hộ gia đình, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những ngƣời dân có nhu cầu vay vốn trong việc thế chấp tài sản đảm bảo.

Trong thực tế tại địa bàn Hà Tĩnh, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất còn nhiều bất cập nhƣ đã nêu tại Chƣơng II, đề tài này. Nhiều ngƣời dân mặc dù là một thành viên trong gia đình, không phải chủ hộ, đất thuộc tài sản riêng nhƣng lại cấp cho chủ sở hữu là hộ Ông/Bà... Theo quy định thì tất cả các thành viên trong sổ hộ khẩu gia đình từ 15 tuổi trở lên đều phải ký vào Hợp đồng thế chấp nếu tài sản đó cấp cho Hộ gia đình. Vì vậy, rất bất lợi cho những khách hàng có nhu cầu vốn thực sự, kinh doanh tốt, tài sản có nhƣng con lại đi làm ăn xa không về ký đƣợc. Và 100% khách hàng cá nhân chƣa đƣợc cấp quyền sở hữu tài sản gắn liền trên đất đã bị giảm giá trị tiền vay tƣơng ứng theo quy định của VietinBank.

Những năm qua VietinBank Hà Tĩnh đã kiểm soát khá tốt chất lƣợng tín dụng là nhờ thực hiện quy định 100% khách hàng vay vốn đều có tài sản bảo đảm. Trong đó tỷ lệ tài sản thế chấp là đất ở và tài sản gắn liền trên đất chiếm tỷ lệ 90%, còn lại là thế chấp phƣơng tiện giao thông nhƣ ôtô con, ôtô tải và một phần nhỏ cầm cố giấy tờ có giá do VietinBank Hà Tĩnh phát hành.Và VietinBank Hà Tĩnh là NHTM áp dụng lãi suất cho vay đúng theo định hƣớng của Chính phủ. Nhƣ vậy việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất đúng và kịp thời sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đủ điều kiện tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay với lãi suất thấp; đồng thời góp phần đảm bảo an toàn tín dụng cho Ngân hàng.

Công tác giải phóng mặt bằng còn quá chậm; VietinBank có 01 KHCN phát sinh nợ xấu đã hơn 03 năm, tài sản phát sinh thuộc vùng quy hoạch mở đƣờng tránh quốc lộ IA của UBND huyện Cẩm Xuyên - Tỉnh Hà Tĩnh sau khi đã thế chấp vay vốn tại VietinBank Hà Tĩnh. Chi nhánh đã nhiều lần cử cán bộ vào trực tiếp làm việc với Lãnh đạo UBND huyện và có đề xuất lên UBND Tỉnh, tuy nhiên vẫn chƣa có chuyển biến nào.

Có những hộ dân có tài sản là đất ở liền kề nhau, nhƣng gia đình này thì có chỉ giới quy hoạch, gia đình bên cạnh lại không quy hoạch. Hoặc vẫn còn tình trạng quy hoạch treo, không có trả lời rõ ràng bằng văn bản của các cấp chính quyền liên quan . Dẫn đến ngƣời dân chịu thiệt thòi trong việc thế chấp tài sản để vay vốn kinh doanh.

- Chính quyền địa phƣơng cần hỗ trợ hơn nữa đối với việc xử lý các khoản nợ xấu, thu hồi nợ và các tranh chấp cần có sự can thiệp của Tòa án… Trong các khâu xử lý nợ, hầu nhƣ bị vƣớng mắc tại việc xử lý tài sản để thu hồi nợ. Nhiều khách hàng thế chấp vay vốn bị thua lỗ, không trả đƣợc nợ Ngân hàng đã biểu hiện chây ỳ, hoặc tài sản thế chấp của bên thứ ba khi phát sinh nghĩa vụ trả nợ, do mình không đƣợc sử dụng nên tiếc tiền và đâm đơn kiện Ngân hàng. Chính quyền các cấp thì phối hợp chƣa đồng bộ; có nơi đã hỗ trợ tích cực nhƣng vẫn còn có tình trạng nể nả dân, sợ mất lòng dân nên chƣa kiên quyết, dứt điểm trong việc phối hợp, hỗ trợ Ngân hàng thực hiện xử lý tài sản để thu hồi nợ cho Nhà nƣớc. Tòa án giải quyết còn chậm, còn có trƣờng hợp kéo dài thời gian chờ xét xử và mở phiên tòa tiếp theo quá mức quy định.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

- NHNN cần thực hiện nghiêm minh trong việc xử lý các NHTM không chấp hành khung lãi suất theo chỉ đạo điều hành của Chính phủ. Có cơ chế

quản lý, kiểm tra, giám sát, hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh của các NHTM ngoài quốc doanh.

Theo quy định của Chính phủ khống chế lãi suất cho vay của NHTM bằng cách quy định lãi suất cơ bản. Và NHNN là cơ quan giám sát việc thực hiện của các NHTM. Tuy nhiên việc biến tƣớng lãi suất của các NHTM ngoài quốc doanh trên địa bàn vẫn tiếp tục diễn ra. Với nhiều hình thức quà tặng, thậm chí có NHTM ghi lãi suất cụ thể trên Sổ tiết kiệm tăng cao. Hoặc cho vay lãi suất cao và khi có biến động chỉ đạo giảm của Chính phủ nhƣng vẫn không giảm cho khách hàng. Đồng thời có những quy định ngầm trong Hợp đồng tín dụng mà khách hàng không nghiên cứu kỹ, không đƣợc trả nợ trƣớc hạn; nếu trả trƣớc hạn sẽ bị phạt một khoản phí rất lớn mà lợi ích từ việc cho vay lãi suất ƣu đãi từ VietinBank Hà Tĩnh cũng không bù đắp nổi. Đây là một trong những chiêu thức giữ chân khách hàng không lành mạnh. Tạo sự bức xúc và ép khách hàng nếu lỡ ký vay rồi thì phải tuân theo nếu nhƣ không muốn bị xử lý tài sản thế chấp.

- Có hƣớng dẫn cụ thể và đơn giản hóa thủ tục khi chỉ đạo NHTM thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất của Tỉnh, của Chính phủ cho khách hàng. Tránh hiện tƣợng nhiều hồ sơ, thủ tục dẫn đến khách hàng và NHTM cùng nản chí, dẫu biết đƣợc giảm lãi nhƣng để nhận đƣợc lại quá phiền hà.

Thƣc tế qua đợt hỗ trợ lãi suất của Chính phủ từ năm 2009, về phía Ngân hàng đã nhiều lần đón nhận các đoàn kiểm tra của NHNN, VietinBank. Cứ mỗi lần kiểm tra thì phải kiểm tra thực tế khách hàng, xem có thật sự kinh doanh, thực sự đúng đối tƣợng đƣợc hỗ trợ lãi suất hay không. Nhiều cá nhân kinh doanh thật sự nhƣng do tính chất kinh doanh cá thể, hộ gia đình nên hồ sơ tài liệu không lƣu giữ cẩn thận nhƣ KHDN. Và cán bộ Ngân hàng đã nhận đƣợc nhiều câu nói của khách hàng, rằng “biết thế này thì không nhận hỗ trợ, đỡ mất thời gian”. Mặt khác, phía Ngân hàng phải thực hiện khá nhiều loại

báo cáo, chẳng hạn đợt Chính phủ hỗ trợ lãi suất năm 2009 gồm 05 biểu báo cáo. Cụ thể, biểu 05: Bảng kê chi tiết lãi cho vay đƣợc hỗ trợ lãi suất (chi tiết từng tài khoản của khách hàng; nếu 01 khách hàng vay theo phƣơng thức hạn mức có khoảng 30 tài khoản chi tiết thì CBTD phải lập 30 bảng kê cho 1 khách hàng); biểu 06: Bảng kê các khoản vay đƣợc hỗ trợ lãi suất (theo từng khách hàng); biểu 07: Bảng kê tổng hợp các khoản vay đƣợc hỗ trợ lãi suất (tất cả khách hàng của 01 Chi nhánh), trong đó kê cụ thể từng tài khoản chi tiết của từng khách hàng; biểu 08: Bảng kê tổng hợp lãi khoản vay đƣợc hỗ trợ lãi suất; biểu 09: Bảng kê tổng hợp quyết toán khoản vay kiêm giấy xác nhận hỗ trợ lãi suất. Nói chung tốn kém rất nhiều chi phí in ấn, thời gian của Cán bộ tín dụng.

- Cân nhắc kỹ lƣỡng về đặc thù của địa phƣơng và nắm bắt đƣợc tình hình hoạt động của các NHTM ngoài quốc doanh khi ra quyết định đồng ý cho thành lập chi nhánh trên địa bàn Tỉnh.

Hà Tĩnh là một tỉnh nhỏ, nền kinh tế lại kém phát triển. Mặc dù Tỉnh đã nêu lên một số lợi thế của địa phƣơng nhƣng thực tế cho thấy các hạng mục đầu tƣ lớn đều bị chững lại. Thị trƣờng bất động sản đóng băng, sản xuất lớn thì bị thua lỗ. Dự án mỏ sắt Thạch Khê tƣởng chừng sẽ giải quyết đƣợc công ăn việc làm cho hàng ngàn ngƣời dân Hà Tĩnh, và sẽ kéo theo dịch vụ thƣơng mại phát triển, nhƣng đến nay vẫn ì ạch, chƣa có chuyển biến tích cực nào. Khu công nghiệp cảng Vũng Áng Kỳ Anh đã nhận đƣợc nguồn đầu tƣ từ Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc.... Nhƣng lợi ích thì ngƣời dân còn phải chờ đợi thời gian dài. Mặt khác, làm việc với mấy nƣớc này không đơn giản. Với điều kiện kinh tế và khối lƣợng khách hàng không lớn mà NHNN cho phép thành lập nhiều chi nhánh NHTM nên dễ dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh. Có Ngân hàng thành lập ra nhƣng không đầu tƣ vốn cho địa phƣơng mà chỉ tập trung huy động với lãi suất cao, làm ảnh hƣởng lớn đến môi trƣờng kinh

doanh của các NHTM khác. Đây có nghĩa là Ngân hàng đi vay của dân mà không cần thế chấp.

- Chú trọng công tác nhân sự cho phòng Thanh tra và giám sát:

Cán bộ thuộc Phòng Thanh tra và giám sát các NHTM là cán bộ nên có trình độ và có kinh nghiệm thực tiễn. Hầu hết cán bộ Thanh tra của NHNN tỉnh chƣa qua thực tế nghiệp vụ từ NHTM sẽ có những quan điểm, quyết định cứng nhắc hoặc có những nhận định không phù hợp làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng việc kiểm tra giám sát các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay của các NHTM. Chƣa có giải pháp hỗ trợ hữu hiệu cho NHTM trong việc thông qua kiểm tra giám sát cần phòng ngừa, hạn chế rủi ro nhƣ thế nào. Chƣa có cảnh báo rủi ro cho NHTM về ngành hàng, đối tƣợng cần hạn chế hay đƣa ra những định hƣớng, những lĩnh vực, đối tƣợng các NHTM nên phát huy đầu tƣ vốn. Hoặc kiểm tra, giám sát nhƣng không nắm bắt đầy đủ, không có cơ sở thực tiễn để đề xuất, tham mƣu cho Ban Giám đốc NHNN tỉnh trong việc đề xuất lên cấp trên và UBND tỉnh trong thực thi nhiệm vụ quản lý các NHTM trên địa bàn.

3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

VietinBank Hà Tĩnh là một Chi nhánh của VietinBank, mọi hoạt động của Chi nhánh nằm trong mục tiêu chung của hệ thống, để có thể góp phần nâng cao chất lƣợng cho vay KHCN, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị nhƣ sau:

- Chú trọng độ bền khi ra các văn bản quy định, chỉ đạo về hoạt động cho vay. Các Phòng ban thuộc Hội sở chính cần có danh mục cụ thể trong việc Chi nhánh trình hồ sơ khách hàng khi vƣợt mức thẩm quyền.

+ Trên thực tế, có những thời điểm Trụ sở chính có những văn bản có tính hiệu lực rất ngắn. Tất nhiên là phải chỉ đạo theo cơ chế thị trƣờng, nhƣng có những quy định không nhất thiết phải thay đổi nhanh, chẳng hạn quy định điều kiện, chứng từ giải ngân, hình thức giải ngân; quy định mẫu hồ sơ, hợp

đồng. Khi có sự cố là Trụ sở chính chỉ đạo các Chi nhánh tiến hành sửa đổi hợp đồng tín dụng, mỗi lần thỏa thuận với khách hàng lại bị khách hàng phản ánh VietinBank Hà Tĩnh lắm thủ tục. VietinBankcần nghiên cứu, nắm bắt đƣợc tình hình để hạn chế bớt tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”.

+ Về hồ sơ Chi nhánh trình Trụ sở chính: cần có thông báo cụ thể cho Chi nhánh cần gửi cho Trụ sở chính những loại hồ sơ nào ngay từ đầu. Tránh tình trạng thay đổi yêu cầu, buộc Chi nhánh bổ sung hồ sơ, làm mất thời gian của Chi nhánh và đặc biệt là mất thời gian cung cấp hồ sơ tài liệu của khách hàng, làm khách hàng không hài lòng.

- Các thủ tục, hồ sơ vay vốn cần đƣợc rút gọn hơn.

+ Đối với cho vay có bảo đảm bằng tài sản có tính thanh cao nhƣ cầm cố sổ, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá do VietinBank phát hành là loại hình cho vay có rủi ro rất thấp, vì vậy nên rút gọn hồ sơ, thủ tục. Hiện tại khách hàng phải ký khá nhiều lần; trên giấy đề nghị vay vốn; ký 2 lần trên HĐTD kiêm cầm cố giấy tờ có giá; sau đó cán bộ phải vào chƣơng trình máy nhập tài sản, in sao kê để khách hàng ký nhập tài sản. Nói chung là buộc khách hàng phải chờ đợi. VietinBank nên nghiên cứu để giảm bớt lƣợt ký cho khách hàng; có thể nhập đề nghị vay vốn, kiêm phƣơng án, kiêm HĐTD, Hợp đồng cầm cố vào một bản.

Và việc giao nhận tài sản cũng chỉ nên ký trên giấy giao nhận tài sản giữa CBTD và khách hàng và sau đó CBTD xử lý sau với Thủ kho Chi nhánh; không nên để khách hàng phải chờ CBTD nhập hồ sơ máy, lãnh đạo phòng duyệt sau đó mới in sao kê nhập tài sản và ký đầy đủ thủ kho, lãnh đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hà tĩnh quản lý kinh tế (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)