Phát triển loại hính Công ty cổ phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các loại hình doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân ở việt nam (Trang 88 - 95)

Tuy hiện nay ở Việt Nam trong khu vực kinh tế tư nhân loại hình Công ty cổ phần không phải là loại hình phát triển nhiều nhất nhưng qua phân tích ưu thế của nó thì xu hướng trong tương lai loại hình Công ty cổ phần sẽ có xu hướng phát triển cả về số lượng, chất lượng, quy mô sử dụng vốn và lao động vì nó có thế hơn hẳn so với các loại hình khác trong khu vực và nó phù hợp với quy luật phát triển của nền kinh tế thế giới. Đồng thời yếu tố tâm lý và tư tưởng về tính tập thể đã thay đổi trong quan niệm của dân chúng.

Hiện nay, trên thế giới và khu vực loại hình Công ty cổ phần đang có xu hướng tăng lên và ngày càng thể hiện ưu thế của nó, với Việt Nam ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì loại hình Công ty cổ phần cần được ưu tiên phát triển. Trong thời gian tới, Đảng và Nhà nước cần chú trọng hơn nữa để cho Công ty cổ phần phát triển tương xứng với đúng nghĩa của nó, điều này thể hiện ở những điểm sau:

- Đảng và Nhà nước cần định hướng tạo điều kịên cho loại hình Công ty cổ phần đứng đầu trong các doanh nghiệp ở khu vực kinh tế tư nhân.

- Cần chú trọng phát triển loại hình Công ty cổ phần ở các thành phố lớn, để tạo tiền đề cơ bản và lâu dài cho khu vực kinh tế tư nhân.

- Thực hiện quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp một cách hợp lý.

3.3.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp trong khu vực.

Hiện nay, các loại hình doanh nghiệp tư nhân có số lượng tăng lên hàng năm, nhưng năng lực cạnh tranh không lớn, so với các doanh nghiệp trong khu vực khác thì doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân là kém nhất từ mặt bằng sản xuất cho đến chất lượng sản phẩm.

Các loại hình doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân do quy mô về vốn, lao động thấp, đồng thời cơ cấu mặt hàng sản xuất kinh doanh đơn giản, thời gian luân chuyển vốn ngắn khiến cho các loại hình doanh nghiệp này khả năng cạnh tranh không cao. Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong từng doanh nghiệp trong khu vực trong thời gian tới Đảng và Nhà nước cần có những giải pháp phù hợp:

- Tạo điều kiện và khuyến khích cho doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân có thể kinh doanh nhiều loại mặt hàng khác nhau trong nhiều ngành nghề.

- Để nâng cao chất lượng sản phẩm thì Nhà nước cần hỗ trợ cho khu vực doanh nghiệp này về đào tạo nguồn nhân lực, kinh nghiệm quản lý.

- Đa dạng hoá các loại hinh đào tạo, bồi dưỡng theo nhiều hình thức khác nhau để phù hợp với nhu cầu học tập của chủ doanh nghiệp và các cán bộ quản lý của doanh nghiệp, từ đó xây dựng mới hệ thống đào tạo với nhiều trình độ và thời gian khác nhau.

- Mở khoá đào tạo miễn phí hoặc giảm chi phí cho các loại hình doanh nghiệp tư nhân nhằm nâng cao trình độ cho các chủ doanh nghiệp và người lao

động.

- Hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp. - Hỗ trợ về thông tin và khoa học - công nghệ.

- Phát triển công ty cho thuê tài chính để cho doanh nghiệp tư nhân dễ dàng tiến hành sản xuất kinh doanh mà không cần vốn lớn và không cần thế chấp tài sản để có điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm.

3.3.3. Nâng cao vai trò của các tổ chức Hiệp hội doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp mọc lên, tồn tại và phát triển mục đích cuối cùng là vì lợi nhuận cho chính doanh nghiệp của mình. Mỗi doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh, phương pháp tổ chức quản lý… khác nhau và lợi ích cũng riêng nhau nhưng để có được những thứ đó các doanh nghiệp không thể tự một minh mà có, các doanh nghiệp phải có sự liên kết với nhau ở những khâu nhất định. Đây là yêu cầu không thể thiếu được cho sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp

Muốn tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp thì phải nâng cao vai trò của các tổ chức Hiệp hội doanh nghiệp và Nhà nước nên tạo điều kiện cho các tổ chức đó hoạt động hiệu quả. Hiện nay, các tố chức xã hội nghề nghiệp như Hiệp hội các doanh nghiệp có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, theo đúng nghĩa là nơi nhân dân tự tổ chức, tự hoàn thiện, cùng hỗ trợ giúp nhau trong hoạt động sản xuất cũng như trong đời sống, là cầu nối giữa nhân dân và Nhà nước, bảo đảm cho Nhà nước là thực sự của dân, do dân và vì dân.

Đối với khu vực kinh tế tư nhân còn non kém về nhiều mặt thì việc phát triển các tổ chức xã hội nghề nghiệp lại càng có vai trò trợ giúp hết sức quan trọng. Kể cả trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước cũng như trong hoạt động đối ngoại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên. Vụ

kiện cá Basa Việt Nam là một ví dụ về vai trò quan trọng của tổ chức Hiệp hội doanh nghiệp, sự ra đời của Hiệp hội đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa nông thôn, doanh nhân, nghệ nhân và 2197 làng nghề truyền thống trong cả nước cùng với những hoạt động hỗ trợ của hiệp hội đối với từng doanh nghiệp cụ thể trên nhiều lĩnh vực như: hỗ trợ về thị trường, hỗ trợ về công nghệ tư vấn xây dựng dự án, dịch vụ tìm các nguồn vốn tín dụng trong và ngoài nước cho các dự án phát triển, đã thực sự trở thành chỗ dựa, người bạn đồng hành cùng doanh nghiệp, là cầu nối quan trọng giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với các cơ quan Đảng và Nhà nước. Sự phát triển nhanh và bền vững của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam đã chứng minh vai trò quan trọng của các tổ chức Hiệp hội. Vì vậy Nhà Nước càng khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh hình thành và ra đời các tổ chức Hiệp hội và Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động của những Hiệp hội đó.

- Để các loại hình Hiệp hội Việt Nam hoạt động có hiệu quả, vấn đề cần quan tâm trước hết là Nhà nước tôn trọng tiếng nói của người đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp cùng hiệp hội tổ chức những cuộc đối thoại thẳng thắn về những vấn đề liên quan đến sản xuất kinh doanh, giải quyết các vấn đề xuất phát từ thực tế cuộc sống, tạo thuận lợi tới mức cao nhất cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời vẫn phải đảm bảo sự quản lý cần thiết của Nhà nước. Thậm chí Nhà nước cho phép các hiệp hội cùng với các cơ quan quản lý của Nhà nước trong việc soạn thảo các văn bản pháp quy và lấy ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp trước khi ban hành. Làm được việc đó thì chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước sẽ đi vào đời sống và nhanh chóng trở thành hiện thực.

- Nhà nước cũng nên từng bước chuyển giao một số chức năng và một số dịch vụ công của các cơ quan Nhà nước đang thừa hành cho các tổ chức Hiệp

hội, những việc mà các tổ chức Hiệp hội có thể làm được và làm tốt để các cơ quan Nhà nước tập trung vào hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô. Việc Nhà nư- ớc tập trung quá nhiều dịch vụ vào các cơ quan Nhà nước đã phát sinh những tiêu cực, tham nhũng như vụ tham nhũng ở Bộ Thương Mại trong cấp hạn ngạch hàng dệt may năm 2004 vừa qua ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp dệt may cũng như thông tin của dân với các cơ quan công quyền.

- Và cuối cùng Nhà nước cần hỗ trợ các tổ chức Hiệp hội doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư. Sự hỗ trợ ở đây là tạo ra khung pháp lý, một số cơ sở vật chất và ngân sách cần thiết để Hiệp hội có thể hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của mình.

3.3.4. Giải pháp nâng cao trính độ của người lao động

Số lượng lao động của nước ta rất dồi dào nhưng chất lượng lao động còn hạn chế không chỉ riêng ở các loại hình doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân mà nó là đặc điểm chung của lao động nước ta. Hơn nữa trong khu vực kinh tế tư nhân, ở các doanh nghiệp thì trình độ lao động lại còn thấp hơn so với mặt bằng chung của nền kinh tế không chỉ đối với riêng người lao động và cả chủ doanh nghiệp, đặc biệt ở những loại hình doanh nghiệp quy mô nhỏ. Để nâng cao trình độ của người lao động cho các loại hình doanh nghiệp trong khu vực này, Nhà nước cần phải quan tâm đến việc đào tạo nguồn nhân lực và đưa ra những giải pháp phù hợp trong giai đoạn tới:

- Trong quá trình hội nhập ta rất cần những nhà quản lý giỏi, do vậy Nhà nước cần phải tổ chức đào tạo, đào tạo lại những nhà quản lý cho các loại hình doanh nghiệp khu vực này có thể phát huy hết tiềm năng của mình

- Phát triển hệ thống các trường trung học, dạy nghề, cao đẳng, đại học, sau đại học để nâng cao trình độ người lao động. Đặc biệt cần chú ý đến chương trình đào tạo của các trường sao cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn

nhau để phù hợp với nhu cầu học tập của chủ doanh nghiệp và các cán bộ quản lý của doanh nghiệp, từ đó xây dựng mới hệ thống đào tạo với nhiều trình độ, thời gian khác nhau

- Cần mở những khoá đào tạo miễn phí hoặc giảm chi phí cho các loại hình doanh nghiệp tư nhân nhằm nâng cao trình độ cho chủ doanh nghiệp và người lao động

- Trong quá trình đào tạo tại các trường cần chú ý giáo dục ý thức xã hội, tạo điều kiện cho những người học hiểu được sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế để họ có sự lựa chọn cho phù hợp tránh tình trạng chỉ coi trọng làm việc trong khu vực doanh nghiệp nhà nước

3.3.5. Tạo điều kiện, đưa ra giải pháp phù hợp để các loại hính doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân phân bổ đồng đều hơn

Hiện nay các loại hình doanh nghiệp tư nhân phát triển ngày càng tăng trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ và ngày càng giảm trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Đồng thời xét về phương diện địa lý lãnh thổ, các loại hình doanh nghiệp tư nhân thường tập trung ở những thành phố lớn - những nơi có điều kiện thuận lợi hơn về cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và đồng thời đó là nơi có thị trường tiêu thụ rất lớn. Hệ quả là dẫn đến việc mất cân đối nền kinh tế và gây ra sự phân hoá xã hội.

Để khắc phục tình trạng phân bổ không đồng đều của các loại hình doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân, để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, Đảng và Nhà nước cần có những giải pháp phù hợp để các loại hình doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân phát triển đồng đều hơn trong thời gian tới: - Khuyến khích các loại hình doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân phát triển sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp

- Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nếu đầu tư vào những ngành sản xuất, chế biến, nuôi trồng..mà phải sử dụng vốn lớn và thu hồi

vốn chậm, lợi nhuận ít.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi trên tất cả các vùng miền, tỉnh thành trong cả nước

- Phát triển giao thông vận tảI thuận lợi giữa các tỉnh thành, giữa các vùng miền, đặc biệt là những nơi có điều kiện địa lý thuận lợi, tài nguyên phong phú mà giao thông chưa phát triển

- Các cơ quan chính quyền địa phương cần có những chích sách thu hút đầu tư hợp lý, tạo môi trường đầu tư thông thoáng.

KẾT LUẬN

Xuất phát từ lý luận về kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ, Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986) đã mở ra một giai đoạn mới cho sự phát triển của kinh tế tư nhân, các loại hình doanh nghiệp tư nhân là một bộ phận cấu thành của khu vực kinh tế tư nhân. Những quan điểm đổi mới kinh tế đã thúc đẩy và khơi dậy mọi tiềm năng sẵn có trong dân, các chích sách, cơ chế quản lý đã từng bước được hoàn thiện và đồng bộ.

Chính những cố gắng của Đảng và Nhà nước là động lực chính để khuyến khích sự lớn mạnh của các loại hình doanh nghiệp tư nhân như ngày nay. Song để hoàn thành chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, đưa Việt Nam hội nhập thành công kinh tế quốc tế thì đóng góp của các loại hình doanh nghiệp tư nhân còn đáp ứng được sự mong đợi đó.

Như vậy, muốn nâng cao vai trò, vị thế của các loại hình doanh nghiệp tư nhân đòi hỏi Đảng, Nhà nước và bản thân các doanh nghiệp phải cùng nỗ lực phấn đấu. Trước mắt chúng ta nên phát huy những mặt tích cực đã đạt được trong lịch sử và vận dụng “các giải pháp cấp bách để giải quyết những khó khăn”, từng bước mở đờng cho các loại hình doanh nghiệp tư nhân đóng góp sức mình vào công cuộc ổn định, xây dựng và phát triển kinh tế xã hội đưa Việt Nam thành quốc gia phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các loại hình doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân ở việt nam (Trang 88 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)