2.2. Thực trạng hiệu quả quản lý danh mục đầu tƣ tại công ty TNHH
2.2.1. Quy trìnhquản lý danh mục đầu tư
TNHH quản lý quỹ SSIAM năm 2010-2012
2.2.1. Quy trình quản lý danh mục đầu tư của công ty TNHH quản lý quỹ SSIAM quỹ SSIAM
2.2.1.1. Tiếp xúc và giới thiệu sản phẩm quản lý danh mục đầu tư của SSIAM
Ở bước đầu tiên, các nhà đầu tư tiềm năng sẽ tiếp xúc trực tiếp với nhân viên thuộc bộ phận dịch vụ khách hàng (Nhân viên môi giới của công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn), bước đầu nghe giới thiệu tổng quan về công ty, giới thiệu về dịch vụ quản lý danh mục của công ty, bảng xếp hạng các công ty quản lý quỹ trên thị trường thời điểm hiện tại. Đồng thời khách hàng cũng nhận được báo cáo phân tích thông tin tổng quan về tình hình nền kinh tế, thị trường chứng khoán Việt Nam và tình hình quản lý danh mục đầu tư tại công ty. Bên cạnh đó khách hàng còn nhận được những phân tích dự báo về xu hướng phát triển của trị trường chứng khoán trong thời gian tới.
Kết thúc giai đoạn đầu của quy trình quản lý danh mục đầu tư. Công ty TNHH quản lý quỹ SSIAM sẽ giúp cho các nhà đầu tư có kiến thức, thông tin cơ bản quan trọng tạo tiền đề cho các quyết định ủy thác đầu tư sau này.
2.2.1.2. Xác định kỳ vọng
Tại SSIAM, từng khách hàng, từng hợp đồng ủy thác đầu tư được thiết kế rất khác nhau. Sau khi tiếp xúc, trao đổi, giới thiệu về công ty, về thị trường về dich vụ quản lý danh mục đầu tư và tình hình quản lý danh mục đầu tư hiện tại của công ty, Giám đốc đầu tư của SSIAM sẽ làm việc với từng khách hàng để tìm hiểu và xác định mục tiêu, kỳ hạn đầu tư và khả năng chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư đó. Mức độ rủi ro cũng như lợi nhuận kỳ vọng của khách hàng phải được cụ thể hóa bằng những con số hoặc phải được tham chiếu tới những chỉ tiêu phổ biến và đáng tin cậy trong nền kinh tế. Trên cơ sở đó công ty sẽ xây dựng danh mục đầu tư phù hợp nhằm tối đa hóa lợi ích của từng khách hàng.
2.2.1.3. Ký kết hợp đồng quản lý danh mục đầu tư chứng khoán
Sau khi trực tiếp đàm phán, thương lượng và thống nhất về chiến lược đầu tư lợi nhuận kỳ vọng, thời hạn ủy thác, phí quản lý,… hai bên sẽ tiến hành ký hợp đồng quản lý danh mục đầu tư. Hợp đồng quản lý danh mục đầu tư chứng khoán sẽ được thiết kế dựa trên kết quả của hai bước trên và chi tiết về mức độ rủi ro có thể chấp nhận được, mức độ sinh lời kỳ vọng, chi phí quản lý đầu tư… theo từng nhà đầu tư. Tỷ lệ thưởng trong trường hợp SSIAM mang lại mức lợi nhuận cao hơn so với mong đợi của khách hàng sẽ do sự thỏa thuận của hai bên.
Nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên, nội dung của hợp đồng quản lý danh mục đầu tư khách hàng ký kết với SSIAM sẽ quy định rõ các điều mục như sau:
- Điều1 : Mục đích và nội dung cơ bản của hợp đồng - Điều 2 : Thời hạn của hợp đồng và gia hạn hợp đồng - Điều 3 : Vốn đầu tư và thời hạn xuất vốn
- Điều 4 : Chiến lược đầu tư và các hạn chế đầu tư
- Điều 5 : Phương pháp xác định giá trị tài sản ròng của danh mục đầu tư - Điều 6 : Các khoản lợi nhuận từ việc quản lý danh mục đầu tư - Điều 7 : Các khoản chi phí có nghĩa vụ thanh toán
- Điều 8 : Chấm dứt hợp đồng trước hạn - Điều 9 : Quyền lợi và trách nhiệm - Điều 10 : Chế độ báo cáo
- Điều 11 : Trách nhiệm vi phạm hợp đồng
- Điều 12 : Luật điều chỉnh và giải quyết tranh chấp - Điều 13 : Hiệu lực của hợp đồng và điều khoản thi hành
2.2.1.4. Mở tài khoản và chuyển tiền vào tài khoản
Sau khi ký hợp đồng với khách hàng, SSIAM thay mặt cho khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng lưu ký. Khách hàng chuyển tiền vào tài khoản theo tiến độ đã cam kết trong hợp đồng. Để đảm bảo khả năng kiếm soát và theo dõi
danh mục đầu tư cũng như số tiền khả dụng từng thời điểm của từng khách hàng một cách độc lập, mỗi khách hàng sẽ được mở một tài khoản riêng biệt và công ty sẽ theo dõi dòng tiền ra vào tương ứng của khách hàng đó.
2.2.1.5. Tiến hành đầu tư căn cứ theo hợp đồng
Sau khi ký hợp đồng danh mục đầu tư chứng khoán, đối với loại hình đầu tư ủy thác toàn bộ, chuyên viên phân tích đầu tư của SSIAM sẽ nghiên cứu các phương án đầu tư, kết hợp với xu thế thị trường nhằm xây dựng cơ cấu danh mục đầu tư tối ưu.
Bước 1 : Bước đầu tiên trong quy trình đầu tư, xác định mục tiêu, nhu cầu của khách hàng chính là xác định được mức độ chấp nhận rủi ro, mức độ kì vọng của khách hàng.
Bước 2 : Là tiến hành phân tích kinh tế vĩ mô và thị trường. Ở bước này SSIAM sẽ thực hiện phân tích vĩ mô để từ đó lựa chọn ra ngành nghề, các công ty tiềm năng để đưa vào danh mục đầu tư. Quy trình phân tích được thực hiện như sau : Phân tích vĩ mô kết hợp với thăm doanh nghiệp, đánh giá tình hình kinh doanh tại doanh nghiệp, phỏng vấn và đánh giá lãnh đạo doanh nghiệp, phân tích đối thủ cạnh tranh và khách hàng của doanh nghiệp, thường xuyên cập nhật các xu hướng của nghành.
Bước 3: Xây dựng chiến lược đầu tư, ở bước này giám đốc đầu tư của SSIAM sẽ là người phụ trách, phải đưa ra được chiến lược phân bố tài sản, phân bố tài sản theo ngành, phân bố tài sản giữa đầu tư ngắn hạn và dài hạn, các chỉ tiêu về sàng lọc cổ phiếu. Sau khi xác định được các tiêu chí trên giám đốc đầu tư sẽ trình lên hội đồng đầu tư, hội đồng đầu tư sẽ họp và phê chuẩn chiến lược đầu tư.
Bước 4: Sàng lọc và lựa chọn cổ phiếu. Đây là bước rất quan trọng trong quá trình quản lý danh mục đầu tư. Ở bước này bộ phận đầu tư của SSIAM sẽ sàng lọc các cổ phiếu đáp ứng được tiêu chí đầu tư (đã xác định ở bước 3). Những công ty được SSIAM đánh giá là có thể đưa vào danh mục đầu tư là các công ty có kết quả kinh doanh tốt, đặc biệt là hiệu quả sử dụng
vốn, có lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh chính. Sau khi lựa chọn được danh mục các cổ phiếu dự định đầu tư, SSIAM sẽ tổ chức tói thăm doanh nghiệp và phỏng vấn lãnh đạo và cuối cùng là đưa ra quyết định đầu tư. Bước 5: Tiến hành đầu tư. Đây là bước mà SSIAM sẽ thực hiện mua bán theo danh mục đầu tư đã được xây dựng.
Bước 6: Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh danh mục đầu tư. Ở bước này chuyên viên phân tích của SSIAM sẽ thường xuyên cập nhật tình hình hoạt động của các công ty có trong danh mục đầu tư và báo cáo lên Giám đốc đầu tư. Giám đốc đầu tư sẽ đánh giá hiệu quả đầu tư của danh mục so với tình hình chung của thị trương (So với các chỉ số chính của thị trường làVNIndex, HNX-Index ) để từ đó điều chỉnh lại danh mục và điều chình lại chiến lược đầu tư khi thị trường thay đổi.
Sơ đồ 2.2 Quy trình đầu tƣ trong quản lý danh mục đầu tƣ của SSIAM
2.2.1.6. Cung cấp thông tin
Để tạo điều kiện cho các khách hàng có thể cập nhật thông tin về những biến động về khoản đầu tư ủy thác của mình, SSIAM sẽ cung cấp các báo cáo chi tiết về hoạt động quản lý danh mục đầu tư định kỳ hàng tháng và đột xuất theo yêu cầu của nhiều nhà đầu tư.
Ngoài ra những báo cáo phân tích về biến động thị trường và những cơ hội đầu tư mới cũng được đính kèm cùng với báo cáo danh mục đầu tư hàng tháng tới các khách hàng trong danh mục. Công ty sẽ tiếp nhận mọi thắc mắc của khách hàng và giải đáp ngay lập tức.
Bên cạnh đó, SSIAM cũng thực hiện báo cáo nhân sự quản lý danh mục đầu tư ngay khi có sự thay đổi cho từng nhà đầu tư ủy thác, cũng như những thay đổi về vốn và tài sản của toàn bộ danh mục đầu tư công ty đang quản lý.
2.2.1.7. Kết thúc hợp đồng
Khi hợp đồng ủy thác đầu tư hết hạn, SSIAM cùng với khách hàng sẽ xem xét tới việc gia hạn, tiếp tục hợp đồng, kéo dài thêm thời gian đầu tư, ký hợp đồng ủy thác đầu tư mới, hay thanh lý hợp đồng, tổng kết danh mục đầu tư. Trường hợp kết thúc kỳ hạn, khách hàng ủy thác lựa chọn hình thức chấm dứt hợp đồng, nhận lại vốn, SSIAM sẽ tiến hành thanh lý danh mục đầu tư. Khách hàng nhận lại tiền và lợi nhuận sau khi đã khấu trừ chi phí, thuế (nếu có) và thưởng hoạt động. Sau khi thanh lý SSIAM sẽ tiến hành chuyển toàn bộ vốn ủy thác và lợi nhuận cho nhà đầu tư qua ngân hàng và kết thúc quy trình ủy thác đầu tư.
Trường hợp kết thúc kỳ hạn, khách hàng lựa chọn tiếp tục hợp đồng ủy thác đầu tư, SSIAM sẽ tiến hành tổng kết danh mục đầu tư của khách hàng hiện có và ký phụ lục với khách hàng với số vốn mới chình bằng giá trị tài sản ròng của khách hàng tại thời điểm kết thúc hợp đồng cũ, chuyển sang hợp đồng mới.