2.2. Thực trạng hiệu quả quản lý danh mục đầu tƣ tại công ty TNHH
2.2.2. Thực trạng hiệu quả quản lý danh mục đầu tư
TNHH quản lý quỹ SSIAM
Công ty TNHH quản lý quỹ SSIAM thực hiện quản lý danh mục đầu tư dựa trên những nguyên tắc nhất định. Một là, SSIAM chỉ quyết định sở hữu những gì mình hiểu biết và đảm bảo sự hiểu biết đối với những gì mình sở hữu. Hai là, công ty chỉ đầu tư ở mức giá được xem là có lợi cho dài hạn. Ba là, trong quá trình phân tích cơ bản, SSIAM tiến hành nghiên cứu đồng thời nhiều công ty và chỉ đầu tư vào một số ít các công ty đó. Bốn là, hỗ trợ các công ty đã đầu tư trong qúa trình phát triển khi có thể, việc hỗ trợ này có thể chỉ là những trao đổi giữa SSIAM và các nhân sự chủ chốt của công ty đã đầu tư về những vấn đề kinh doanh, tài chính . Năm là, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình đầu tư được xác định trước. Sáu là, không đánh cược vào dự đoán biến động giá cổ phiếu ngắn hạn. Bảy là, thực hiện việc đa dạng hóa mức độ vừa phải trong hoạt động đầu tư.
Trên cơ sở quán triệt các nguyên tắc đầu tư trên, SSIAM hiện đang quản lý các danh mục cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, bao gồm cả các nhà đầu tư tổ chức và các nhân. Tính đến năm 2012, tổng số hợp đồng quản lý danh mục mà công ty đã ký còn hiệu lực thực hiện là14 hợp đồng, với giá trị là 1.648 tỷ VND.
Đối với nhà đầu tư tổ chức, tại thời điểm 31/12/2012, SSIAM thực hiện quản lý danh mục cho 8 nhà đầu tư trong đó có một nhà đầu tư tổ chức nước ngoài là Ngân hàng đầu tư và phát triển Campuchia với quy mô ủy thác khoảng 1.640 tỷ VNĐ. Đối với nhà đầu tư cá nhân tổng số nhà đầu tư mà công ty quản lý là 6 nhà đầu tư trong đó có 2 nhà đầu tư cá nhân nước ngoài với quy mô ủy thác tại ngày 31/12/2012 là khoảng 8 tỷ VNĐ.
Về phạm vi đầu tư, danh mục đầu tư công ty hiện tại đang quản lý gồm nhiều loại tài sản, tài chính với mức độ rủi ro và khả năng sinh lời
khác nhau. Tuy nhiên, nhằm kiểm soát chặt chẽ và hạn chế tối đa rủi ro cho toàn bộ danh mục đầu tư cũng như vốn ủy thác của khách hàng, các nhóm tài sản chính trong danh mục đầu tư của công ty chỉ giới hạn ở 3 nhóm chính. Một là, Chứng khoán vốn (trong đó chủ yếu là cổ phiếu niêm yết và cổ phiếu chưa niêm yết). Hai là, chứng khoán nợ (trái phiếu chính phủ, trái phiếu địa phương, trái phiếu công ty có uy tín, trái phiếu chuyển đổi,…) tại Việt Nam. Ba là, vốn không cam kết được quản lý dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng lưu ký hoặc tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại có mức lãi suất cạnh tranh có uy tín tại Việt Nam.
Biểu đồ 2.3 Phân loại tài trong danh mục đầu sản tƣ của SSIAM tại 31/12/2010
Nguồn: Công ty TNHH quản lý quỹ SSIAM
Trong hoạt động quản lý danh mục đầu tư, Công ty TNHH quản lý quỹ SSIAM thực hiện mở tài khoản giao dịch và lưu ký tài sản cho toàn bộ nhà đầu tư tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Hà Thành. Các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài được xin cấp mã số giao dịch riêng theo quy định của Ủy ban chứng khoán Nhà nước.
Bảng 2.4 Tổng hợp tình hình hoạt động SSIAM cuối năm 2012, 2011, và 2010 STT Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2011 31/12/2010
1
Tổng số hợp đồng quản lý danh
mục đầu tư đang thực hiện 14 21 17 Tổ chức (%) 57,14% 33,33% 23,5% Cá nhân (%) 42,86% 66,67% 76,5%
2
Tổng giá trị các hợp đồng quản
lý danh mục đầu tư (nghìn đồng) 1.648.247.805 1.580.989.142 714.420.342 Tổ chức (%) 99,38% 93,72% 89,31% Cá nhân (%) 0,62% 6,28% 10,69% 3 Số hợp đồng nhận thêm trong kỳ 5 6 8 Giá trị hợp đồng nhận thêm trong kỳ (Nghìn đồng) 1.108.034.088 1.327.955.873 1.182.854.819 4 Số hợp đồng thanh lý trong kỳ 12 13 4 Giá trị hợp đồng thanh lý trong
kỳ (nghìn đồng) 1.040.775.425 461.387.073 316.286.019 5 Tổng số phí thu được trong kỳ
(đồng) 15.145.852.903 13.248.941.251 9.286.959.449
6 Tỷ lệ phí quản lý danh mục đầu
tư bình quân (5/2) 0,92% 0,84% 1,26%
Nguồn: Công ty TNHH quản lý quỹ SSIAM 2.2.2.1. Số lượng và quy mô các hợp đồng ủy thác đầu tư
Một danh mục đầu tư hiệu quả có thể giúp cho công ty quản lý quỹ duy trì các hợp đồng với khách hàng hiện có và thu hút thêm khách hàng trong tương lai với quy mô ủy thác ngày càng lớn. Do đó, số lượng và quy mô hợp đồng đầu tư cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả quản lý danh mục đầu tư của một công ty quản lý quỹ.
Biểu đồ 2.4 Thay đổi số lƣợng hợp đồng qua các năm của SSIAM
Nguồn: Công ty TNHH quản lý quỹ SSIAM
Từ (biểu đồ 2.4) có thể thấy từ năm 2010 đến năm 2012, tổng số lượng hợp đồng của công ty có nguy cơ giảm xuống rõ rệt, trong đó chủ yếu là hợp đồng ủy thác đầu tư ký với các đối tác là nhà đầu tư cá nhân (từ 12 hợp đồng tại thời điểm cuối năm 2010 xuống chỉ còn 6 hợp đồng năm 2012), Tuy nhiên số lượng hợp đồng đối với nhà đầu tư tổ chức có tín hiệu tăng dần qua các năm (từ 4 hợp đồng năm 2010 lên 6 hợp đồng năm 2012). Điều này cho thấy SSIAM đang quản lý danh mục đối với nhà đầu tư tổ chức hiệu quả hơn đối với nhà đầu tư cá nhân.
Từ (biểu đồ 2.5) cho ta thấy quy mô trung bình hay giá trị trung bình của mỗi hợp đồng quản lý danh mục đầu tư của SSIAM có xu hướng tăng dần qua các năm (từ 42 tỷ năm 2010 lên 75,28 tỷ năm 2011 và lên 117,7 tỷ năm 2012). Trong đó, chủ yếu là do đóng góp từ sự gia tăng giá trị trung bình mỗi
14 21 17 8 14 13 6 7 4 0 5 10 15 20 25 31/12/2012 31/12/2011 31/12/2010
hợp đồng ủy thác đầu tư của khách hàng là tổ chức (từ 127,6 tỷ cuối năm 2010 lên 211,6 tỷ cuối năm 2011 và đến năm 2012 là 204,7 tỷ)
Biểu đồ 2.5 Giá trị trung bình mỗi hợp đồng quản lý danh mục đầu tƣ của SSIAM tại cuối các năm 2012, 2011, 2010 (ĐVT: 1.000 VNĐ)
Nguồn: Công ty TNHH quản lý quỹ SSIAM
Có 3 nguyên nhân chính dẫn tới sự gia tăng đáng kể trên là: Thứ nhất là quyết định gia hạn hợp đồng ủy thác đến hạn của một số tổ chức lớn; Thứ hai, kết quả quản lý danh mục đầu tư cho các tổ chức trên của công ty đạt hiệu quả tương đối tốt (tăng trưởng NAV cao dẫn tới giá trị tái đầu tư hay giá trị hợp đồng quản lý danh mục đầu tư mới căn cứ trên NAV đáo hạn gia tăng đáng kể so với giá trị hợp đồng được ký ban đầu) ; Thứ 3 là số lượng nhà đầu tư tổ chức tăng lên từ 4 nhà đầu tư tổ chức vào cuối năm 2010 lên 6 nhà đầu tư tổ chức vào cuối năm 2012 trong đó công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn là một khách hàng lớn của SSIAM.
Do đó, tính chung trong giai đoạn từ 2010 đến năm 2012, tổng giá trị hợp đồng ủy thác đầu tư tại công ty TNHH quản lý quỹ SSIAM tăng mạnh từ 714tỷ VND vào cuối năm 2010 lên 1.580 tỷ VND năm 2011 và đến cuối năm 2012 là 1.648 tỷ VND (Biểu đồ 2.6).
1,648,247,805 1,580,989,142 714,420,342 10,219,136 99,286,118 76,371,535 1,638,028,669 1,481,703,024 638,048,807 0 200,000,000 400,000,000 600,000,000 800,000,000 1,000,000,000 1,200,000,000 1,400,000,000 1,600,000,000 1,800,000,000 31/12/2012 31/12/2011 31/12/2010
Tổng giá trị HĐ Tổng giá trị HĐ với cá nhân Tổng giá trị HĐvới tổ chức
Biểu đồ 2.6 Thay đổi tổng giá trị vốn ủy thác qua các năm của SSIAM (ĐVT : 1.000 đồng)
Nguồn: Công ty TNHH quản lý quỹ SSIAM
Mặt khác, xem xét (Bảng 2.4) về biến động số lượng và quy mô của các hợp đồng quản lý danh mục đầu tư tại SSIAM có thể thấy, trong giai đoạn từ 2010 đến 2012, số lượng các nhà đầu tư tổ chức tăng rất nhanh từ 23,5% năm 2010 lên 57,4% năm 2012, đồng thời số lượng nhà đầu tư cá nhân cũng giảm xuống mạnh từ 76,5% năm 2010 xuống 42,86% năm 2012. Tỉ trọng giá trị hợp đồng của các nhà đầu tư tổ chức lớn hơn rất nhiều so với giá trị hợp đồng của các nhà đầu tư cá nhân và nó tăng dần qua các năm từ năm 2010 giá trị hợp đồng của nhà đầu tư tổ chức là 89,31% tăng lên đến 99,38% vào năm 2012. Điều này cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư tổ chức đối với thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và đối với khả năng quản lý danh mục của SSIAM tăng lên, nhưng đồng thời niềm tin của nhà đầu tư cá nhân đối với khả năng quản lý danh mục của SSIAM giảm mạnh. Điều này cho thấy sự phát triển khách hàng tổ chức của SSIAM với khách hàng cá nhân là mất cân đối và không đồng đều.
Như vậy có thể thấy, xét theo biến động về số lượng hợp đồng ủy thác có xu hướng giảm điều này cho thấy hiệu quả quản lý danh mục của SSIAM đang giảm xuống. Nhưng xét về tổng giá trị của các hợp đồng ủy thác và giá trị hợp đồng trung bình, hiệu quả quản lý danh mục đầu tư của SSIAM lại có xu hướng tăng trong toàn bộ giai đoạn.
2.2.2.2. Tình hình biến động tài sản ròng và các chỉ tiêu liên quan tới giá trị tài sản ròng của danh mục đầu tư
Bảng 2.5 Tổng hợp biến động giá trị tài sản ròng của danh mục đầu tƣ do SSIAM quản lý tại ngày cuối các năm 2012, 2011 và 2010
STT Chỉ tiêu ĐVT 31/12/2012 31/12/2011 31/12/2010 1 NAV danh mục đầu tư 1.000
VND 1.750.392.798 1.650.483.219 740.382.354 2 Tổng giá trị các hợp đồng
quản lý danh mục đầu tư
1.000
VND 1.648.247.805 1.580.989.142 714.420.342
3 Mức độ thay đổi NAV
của danh mục đầu tư % 6,05 122,92
4
Mức độ thay đổi giá trị hợp đồng quản lý danh mục đầu tư % 4,25 121,30 5 Tỷ lệ NAV/giá trị hợp đồng % 106,20 104,40 103,63 6 Tỷ lệ tăng trưởng NAV=(NAV-tổng số tiền đầu tư lũy kế)/tổng số tiền đầu tư lũy kế
%
6,2 4,4 3,63
Nguồn: Công ty TNHH quản lý quỹ SSIAM
Từ (bảng 2.5) chúng ta có thể nhận thấy giá trị tài sản ròng của toàn bộ danh mục đầu tư do công ty quản lý tại ngày cuối các năm 2010, 2011 và 2012 có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Từ 740 tỷ VND ngày 31/12/2010, chỉ tiêu này đã có sự bứt phá mạnh lên 1.650 tỷ VND vào cùng ngày năm 2011 nhưng lại có mức tăng trưởng chậm lại vào năm 2012 là 1.750 tỷ VND.
Tuy nhiên nếu đồng thời xem xét cả chỉ tiêu về tổng giá trị hợp đồng trong toàn bộ danh mục mà công ty đã quản lý từ năm 2010 đến năm 2012, sự biến
động giá trị tài sản ròng của danh mục đầu tư một phần là do những biến động của chỉ tiêu tổng giá trị hợp đồng quản lý danh mục gây ra. Hai chỉ tiêu này có xu hướng tăng cùng chiều với nhau tại cùng thời điểm. Cụ thể, tổng giá trị hợp đồng quản lý danh mục của công ty đã thay đổi từ 714 tỷ VND vào cuối năm 2010 tăng rất mạnh lên 1.580 tỷ VND năm 2010 rồi có xu hướng tăng chậm lại vào cuối năm 2012 là 1.648 tỷ VND. Việc tăng mạnh giá trị hợp đồng của danh mục đầu tư do SSIAM quản lý giai đoạn từ cuối năm 2010 đến cuối năm 2011 là do công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn đã chuyển toàn bộ danh mục tự doanh của công ty sang cho SSIAM quản lý, và đồng thời có thêm một số các hợp đồng quản lý danh mục đầu tư của các tổ chức khác.
Mặt khác, khi xem xét tới chỉ tiêu tương đối, mức độ biến động của giá trị tài sản ròng không chênh nhau nhiều so với mức độ biến động của tổng giá trị hợp đồng quản lý danh mục. Tỷ lệ giá trị tăng trưởng tài sản ròng so với tổng giá trị vốn đầu tư lũy kế vẫn được duy trì ở mức khá thấp từ 3% năm 2010 lên 6% năm 2012. Đây là một kết quả quan trọng, phản ánh rằng, sau quá trình đầu tư, mức chênh lệch về giá trị mà nhà đầu tư nhận được là 3% vào năm 2010 và 6% năm 2012 (đã bao gồm cả phí thưởng hoạt động cho công ty) so với lượng vốn mà họ đầu tư ban đầu vào danh mục của công ty thông qua các hợp đồng ủy thác đầu tư, đây là một tỷ lệ rất thấp
Tổng hợp những chỉ tiêu trên cho ta thấy hiệu quả quản lý danh mục đầu tư của SSIAM chưa tốt mặc dù tỷ lệ tăng trưởng NAV giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 từ 3,63% lên 6,2% nhưng vẫn ở mức thấp đây cũng là nguyên nhân chính khiến số lượng và quy mô ủy thác các hợp đồng ký với các nhà đầu tư cá nhân bị giảm rất mạnh, việc tổng giá trị hợp đồng tăng từ 714 tỷ VND năm 2010 lên tới 1.648 tỷ VND vào cuối năm 2012 (tăng hơn 2 lần) là do SSIAM nhận được các hợp đồng ủy thác đầu tư chủ yếu từ công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (đây là công ty đầu tư 100% vốn vào SSIAM).
Mặc dù vậy, việc đánh giá và đối chiếu giá trị tài sản ròng của danh mục đầu tư chứng khoán giữa các năm là chưa đủ để đưa ra kết luận về hiệu quả quản lý danh mục đầu tư tại công ty. Thực chất, chỉ tiêu giá trị tài sản ròng của danh mục đầu tư không chỉ phụ thuộc vào giá trị đầu tư lũy kế theo hợp đồng với khách hàng (hay giá trị lũy kế của vốn ủy thác) mức độ hiệu quả của quản lý danh mục đầu tư còn phụ thuộc vào những biến động vĩ mô của nền kinh tế, đặc biệt là những biến động trên thị trường tài chính và thị trường chứng khoán nói chung. Do đó, để đánh giá hiệu quả quản lý danh mục đầu tư của công ty, cần phải đối chiếu chỉ tiêu giá trị tài sản ròng danh mục đầu tư của SSIAM với số liệu của các công ty quản lý quỹ khác trong cùng thời kỳ hoặc đối chiếu với một chỉ tiêu tham chiếu mang tính tổng quát có khả năng phản ánh được những biến động chung trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong cùng khoảng thời gian được xen xét.
Bảng 2.6 Tăng trƣởng NAV danh mục đầu tƣ của SSIAM so với VNIndex
Chỉ tiêu 31/12/ 2010 31/12/1011 31/12/2012 Tỷ lệ tăng trưởng NAV của SSIAM 3,63 % 4,4 % 6,2 % Tỷ lệ tăng trưởng của VN-Index -2,0% -27,5% 10,3 %
Nguồn: Công ty TNHH quản lý quỹ SSIAM
Từ (Bảng 2.6) trên cho ta thấymức độ giao động của tỷ lệ tăng trưởng giá trị tài sản ròng của danh mục đầu tư do SSIAM quản lý tốt hơn so với tỷ số tăng trưởng của VN-Index. Do đó nếu so sánh với mức độ trung bình của toàn thị trường, hiệu quả đầu tư của công ty TNHH quản lý quỹ SSIAM dành cho danh mục đầu tư đạt hiệu quả cao hơn so với mức trung bình chung trên toàn thị trường.
2.2.2.3 Thu nhập rủi ro và tính thành khoản của danh mục đầu tư
Mặc dù giá trị tài sản ròng vẫn luôn là chỉ tiêu hàng đầu được lựa chọn để đánh giá hiệu quả quản lý danh mục đầu tư của công ty quản lý quỹ. Tuy nhiên, giống nhiều trường hợp các nhà đầu tư bị đánh lừa về hiệu quả quản lý danh mục nếu chỉ căn cứ vào chỉ tiêu duy nhất này. Bởi rất có thể lợi nhuận được ghi nhận trên báo cáo giá trị tài sản ròng phần lớn đều là lợi nhuận chưa thực hiện; hoặc
cơ cấu danh mục đầu tư chỉ bao gồm một số ít những cổ phiếu có khối lượng lưu hành thấp, nhưng có số vốn hóa thị trường cao gây méo mó tới hiệu quả thực của danh mục đầu tư. Do vậy, ngoài việc đánh giá hiệu quả quản lý danh mục đầu tư