CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.4. Hiện trạng các giải pháp bảo vệ môi trường tại Khai trường 26
1.4.1. Công tác bảo vệ môi trường không khí
Trong giai đoạn khai thác mỏ, Công ty Apatit Lào Cai đã thực hiện các biện pháp giảm thiểu bụi và khí thải tại Khai trường như sau:
- Công ty thuê Công ty công nghiệp Hóa chất mỏ Tây Bắc thực hiện nổ mìn. Yêu cầu về thực hiện đúng biện pháp kỹ thuật trong công tác nổ mìn và đúng quy định của pháp luật được đưa vào hợp đồng thuê khoán.
- Tiến hành phun nước làm ẩm tại khu vực thực hiện khoan để giảm lượng bụi phát sinh do hoạt động khoan đá.
- Trang bị các thiết bị bảo hộ lao động cho CBCNV trực tiếp thực hiện quá trình khoan như khẩu trang, mũ, kính, quần áo, găng tay, nút tai.
- Sử dụng máy móc, thiết bị, phương tiện còn niên hạn sử dụng. - Định kỳ tiến hành bảo dưỡng các máy móc, thiết bị.
Đánh giá biện pháp đang sử dụng
Các biện pháp giảm thiểu bụi và khí thải hiện đang áp dụng đều dễ thực hiện và mang lại hiệu quả giảm thiểu cao.
- Biện pháp phun nước làm ẩm khu vực khoan giảm được ô nhiễm bụi đáng kể. Khi phun nước sẽ làm các hạt bụi lơ lửng ngấm nước, kết dính với nhau tạo thành những khối hạt bùn cát rơi xuống đất và giảm khả năng phát tán ra xa.
- Biện pháp trang bị thiết bị bảo hộ lao động chuyên dụng cho cán bộ công nhân viên để trực tiếp bảo vệ sức khỏe của những công nhân làm việc trong mỏ.
Tuy nhiên, tại thời điểm khảo sát tác giả quan sát thấy Công ty thực hiện chưa đầy đủ, ví dụ: có nhiều công nhân không mang bị bảo hộ lao động: khẩu trang, kính, găng tay,.. ; Khu vực tuyến đường vào mỏ không phun nước làm ẩm, nhiều khói bụi, tiếng ồn lớn, nhiều cây bên đường bị chết và kém phát triển,... Khu vực Khai trường chưa có cầu rửa xe, nên các phương tiện ra khỏi khai trường đã mang theo bùn đất bám dưới gầm và lốp xe. Các phương tiện này khi tham gia giao thông sẽ làm rơi vãi bùn đất trên mặt đường, thêm điều kiện thời tiết nắng, gió sẽ phát sinh bụi gây ô nhiễm môi trường không khí. Do đó, tác giả kiến nghị giải pháp xây dựng cầu rửa xe tại cổng ra vào Khai trường và giải pháp tăng cường quản lý ở chương 3.
Một số hình ảnh chụp thực tế trong quá trình khảo sát làm Luận Văn
Hình 1.5. Khói bụi trên đường vận chuyển (ảnh chụp tại Khai trường 26 ngày 24/3/2020)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Hình 1.6. Công nhân không mang bảo hộ lao động (ảnh chụp tại Khai trường 26 ngày 24/3/2020)
1.4.2. Công tác bảo vệ môi trường nước
a. Biện pháp giảm thiểu tác động do nước thải sinh hoạt
Công ty Apatit Lào Cai sử dụng 02 nhà vệ sinh di động, loại 2 buồng. Lắp đặt tại khu vực khai trường khai thác và khu nhà giao ca. Định kỳ 6 tháng/lần thuê đơn vị chức năng đến hút bã bùn thải.
- Nước thải từ quá trình tắm giặt, rửa chân tay được chảy qua song, lưới chắn rác được dẫn về bể tự hoại 3 ngăn. Sau quá trình chuyển hóa và phân hủy các chất ô nhiễm nhờ hoạt động của các vi sinh vật. Nước thải đầu ra được dẫn ra hệ thống rãnh thoát nước chung của khu vực dẫn về suối Bản Qua. Nguồn tiếp nhận nước thải cuối cùng là sông Hồng.
- Nước thải từ quá trình nấu ăn tại nhà bếp được chảy qua thiết bị tách lọc dầu mỡ như sau: Nước thải đi qua sọt rác nằm tại ngăn thứ nhất, cho phép giữ lại các chất bẩn như: đồ ăn thừa hay các loại tạp chất khác. Chức năng này giúp ngăn tách dầu mỡ (ngăn thứ 1, kích thước: 1,2x0,6x0,4m) làm việc ổn định và không bị nghẹt rác. Sau đó, nước thải đi sang ngăn thứ 2 (kích thước: 0,6x0,6x0,4m), tại đây dầu, mỡ được thu gom dưới dạng tuyển nổi. Phần nước sau khi tách rác, dầu mỡ được chảy sang ngăn thứ 3 (kích thước: 0,6x0,6x0,4m) và được lắng qua hố ga trước khi thải ra suối Bản Qua. Nguồn tiếp nhận cuối
cùng là sông Hồng.
Đánh giá biện pháp sử dụng:
- Đối với nước thải sinh hoạt khu nhà điều hành, Công ty Apatit Lào Cai đã và đang sử dụng bể tự hoại 3 ngăn xử lý nước thải sinh hoạt tại khu nhà điều hành. Tuy nhiên, công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại 3 ngăn đạt hiệu quả thấp do chưa xử lý triệt để được BOD5, Nitơ, Phốt pho, Coliform,... Trong đó, các hợp chất hữu cơ chứa Nitơ, Phốt pho... khi xả ra môi trường sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng, là nguyên nhân của hiện tượng tảo nở hoa tại các sông, suối tiếp nhận.
- Đối với nước thải nhà bếp, hiện nay đang sử dụng thiết bị tách dầu mỡ, hiện nay đây là thiết thị thông dụng, được áp dụng sử dụng rộng rãi, xử lý hiệu quả tách dầu mỡ. Tuy nhiên, trong nước thải nhà bếp ngoài dầu mỡ còn chứa thành phần khác như: chất rắn lơ lửng, chất hoạt động bề mặt, chất tẩy rửa,... nên nếu chỉ xử lý qua bể tách dầu mỡ thì chưa đủ.
Do vây, tác giả đề xuất biện pháp kỹ thuật lắp đặt một hệ thống xử lý nước thải dạng module hợp khối composite để xử lý tiếp toàn bộ lượng nước thải đầu ra của bể tự hoại và bể tách dầu mỡ đạt QCVN 14:2008, cột B ở chương 3.
b. Biện pháp giảm thiểu tác động do nước mưa chảy tràn
- Tại khu vực khai trường: Hệ thống rãnh thoát nước mưa được đào dọc theo chân taluy sau mỗi tầng khai thác với độ dốc 1-2% để thu nước về phía hồ lắng.
- Tại khu vực phụ trợ: Hệ thống rãnh thoát nước mưa chảy tràn được bố trí bao quanh bãi thải và nhà điều hành mỏ.
- Tại khu vực bãi thải: Hệ thống rãnh thoát nước mưa được bố trí xung quanh theo chân taluy sau mỗi tầng đổ thải với độ dốc 1-2% về phía Tây Nam khu vực bãi thải.
Kích thước: Rãnh thoát nước mưa chảy tràn trong khu vực bãi thải được thiết kế có tiết diện hình thang, chiều rộng mặt rãnh 1m, chiều rộng đáy 0,8m, chiều cao trung bình 0,5m.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Đông, từ Bắc xuống Nam nên nước mưa chảy trên các rãnh bờ tầng, mặt tầng khai thác qua rãnh thoát nước tại khai trường chảy về rãnh thu nước, qua các hố ga để giảm lưu tốc, sau đó nước mưa được dẫn vào hồ lắng diện tích 0,3 ha; dung tích khoảng 7.500 m3 được bố trí ở phía Tây của Khai trường.
Hồ lắng có tác dụng lắng đọng các chất cặn, lơ lửng có trong nước mưa chảy tràn để hạn chế gây ô nhiễm tới nguồn tiếp nhận. Nước sau khi được lắng đọng sẽ đổ ra suối Bản Qua gần khu vực Khai trường và đổ ra sông Hồng là nguồn tiếp nhận cuối cùng. Hồ lắng thường xuyên được cải tạo và nạo vét. Lượng chất thải nạo vét chủ yếu là đất, cặn rắn được vận chuyển về bãi thải của mỏ.
Sơ đồ thoát nước mưa chảy tràn trong khu vực Khai trường được thể hiện tại Hình 1.7.
Hình 1.7. Sơ đồ thoát nước mưa trong khu vực Khai trường [14]
Bản vẽ tổng mặt băng thoát nước mưa của Khai trường đóng kèm phụ lục.
Đánh giá biện pháp áp dụng:
Biện pháp đào rãnh thu nước dưới chân tầng khu vực khai thác, khu vực bãi thải; rãnh thu nước khu phụ trợ hiện Công ty đã xây dựng theo đúng thiết kế thi công, đảm bảo tiêu thoát nước nhanh, không gây ngập ảnh hưởng đến hoạt động khai thác.
Tuy nhiên, qua đợt đi khảo sát, lấy mẫu chất lượng môi trường tại khu vực hồ lắng. Theo cảm quan của tác giả thấy: Hồ lắng của khai trường có dung tích nhỏ, mực nước trong hồ luôn mấp mé bờ hồ lắng. Khi tiếp nhận thêm lượng nước chảy vào ngăn thứ nhất thì nước chảy liên tục thoát ra tại cửa xả ngăn thứ 2, và chất lượng nước đầu ra có màu đục, lẫn hạt bùn cát lơ lửng. Do vậy, tác giả đề xuất biện pháp kỹ thuật xây dựng cải tạo, mở rộng hồ lắng khu vực Khai trường ở chương 3. Nước mưa từ khai trường Rãnh thu nước Suối Bản Qua Sông Hồng Hồ lắng
Hình 1.8. Hình ảnh thực tế hố lắng (ảnh chụp ngày 24/3/2020) 1.4.3. Công tác bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn
a. Đối với chất thải rắn sinh hoạt
Công ty Apatit Lào Cai đã bố trí, đặt 02 thùng đựng rác chuyên dụng loại 240 lít, có nắp đậy, có bánh xe tiện cho việc di chuyển, đặt tại cổng khu nhà điều hành và nhà giao ca ở Khai trường.
Công ty trang bị 10 thùng rác loại nhỏ, dung tích 24 lít, có nắp đậy đặt tại khu vực dễ phát sinh. Hàng ngày, công nhân mỏ đổ rác từ các thùng nhỏ ra tập kết vào thùng lớn. Vào buổi sáng các ngày, Công ty CP Môi trường đô thị Lào Cai đến thu gom và mang đi xử lý.
Đánh giá biện pháp sử dụng:
Biện pháp thu gom và thuê Công ty CP môi trường đô thị Lào Cai đến vận chuyển và mang đi xử lý toàn bộ rác thải sinh hoạt phát sinh trên là phù hợp và đảm bảo vệ sinh trong khu mỏ.
b. Đối với đất đá thải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
lớn được vận chuyển đem đổ thải tại 02 bãi thải ngoài như sau:
- Bãi thải 1: nằm ở phía Đông Bắc khu mỏ, diện tích 8,0 ha, hiện trạng là thung lũng tự nhiên sâu 30m, cos cao độ đáy bãi thải khoảng +100, dung tích chứa khoảng 1,2 triệu m3.
- Bãi thải 2: có diện tích 6,8 ha, hiện trạng khu vực này có địa hình moong trũng, cos đáy moong ở mức +95. Dung tích chứa của bãi thải này khoảng 500.000 m3, sau khi đổ đầy bãi thải có cos mặt bằng đạt +130.
- Tổng dung tích của cả 2 bãi thải là 1,7 triệu tấn m3.
- Ô tô vận chuyển đất đá thải từ khai trường ra mặt bãi thải và đổ gần mép bãi. Khối lượng đá thải đổ từ ô tô xuống có khoảng 70% khối lượng lăn xuống taluy bãi, 30% nằm trên mặt bãi cần thiết phải dùng máy gạt để ủi xuống.
- Hiện nay, Công ty Apatit Lào Cai đã và đang đổ thải tại bãi thải số 1, khối lượng đã đổ thải khoảng 300.000 m3 và cao độ đổ thải ở cốt +140. Bãi thải số 2 chưa thi công đổ thải.
Đánh giá biện pháp sử dụng:
Công ty Apatit Lào Cai đã lựa chọn bãi thải 02 bãi thải ngoài. Bãi thải số 1 là thung lũng tự nhiên và bãi thải số 2 là lòng moong trũng nên công nghệ đổ thải đơn giản, đất đá đổ không phân tầng, thuận lợi cho việc đổ thải.
Khối lượng đất đá thải phát sinh cả đời Khai trường là 1.562.778 m3 [5], do vậy với dung tích chứa của 2 bãi thải đáp ứng được nhu cầu chứa đủ đất đá thải của mỏ.
c. Đối với CTNH
Công ty Apatit Lào Cai đã xây dựng 01 khu vực lưu giữ tạm thời CTNH đáp ứng yêu cầu kỹ thuật với diện tích 75m2 tại khu xưởng sửa chữa, đã có sổ chủ nguồn thải CTNH và quản lý CTNH theo đúng quy định.
Đánh giá biện pháp sử dụng:
Công ty đã thực hiện đúng quản lý chất thải nguy hại theo đúng quy định pháp luật của Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
1.4.4. Công tác bảo vệ môi trường đối với tiếng ồn, độ rung
- Công ty có bộ phận kỹ thuật của mỏ định kỳ kiểm tra tình trạng hoạt động của các trang thiết bị, kiểm tra độ mòn chi tiết. Định kỳ bảo dưỡng, bảo trì, thay thế các chi tiết hư hỏng.
- Trồng hàng rào cây xanh xung quanh khu vực Khai trường để giảm thiểu tiếng ồn đến khu dân cư xung quanh.
- Tiến hành gia cố, sửa chữa các tuyến đường vận chuyển, tạo điều kiện cho các xe vận chuyển hoạt động tốt nhất, giảm được ồn rung do xóc.
- Sử dụng các loại phương tiện chuyên dụng (xe gạt, xe cẩu, xe tải…) còn niên hạn kiểm định.
Đánh giá biện pháp sử dụng:
Các biện pháp giảm thiểu trên dễ thực hiện, kinh phí hoạt động thấp và hiệu quả giảm thiểu cao. Tuy nhiên, qua đợt khảo sát tác giả thấy trong môi trường làm việc khói bụi, thường xuyên tiếp xúc tiếng ồn lớn do khoan, xúc, vận tải,... Nên tác giả đề xuất giải pháp đề nghị Công ty bổ sung nguồn kinh phí hàng năm để trang bị bảo hộ lao động: mũ, khẩu trang, kính, quần áo lao động, nút tai chống ồn,... tại chương 3.
1.4.5. Công tác quản lý bảo vệ môi trường
- Tại khu nhà điều hành mỏ treo bảng quy định nội quy về an toàn lao động, đảm bảo vệ sinh môi trường tại công trường khai thác.
- Tổ chức lớp tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các CBCNV mỏ về việc ý thức bảo vệ đa dạng sinh học, hạn chế đến các hành vi xâm hại đến hệ sinh thái trong vùng Khai trường.
- Thực hiện đúng quy trình khai thác cuốn chiếu và tiến hành quá trình hoàn nguyên để tái tạo cảnh quan khu vực, hoàn trả lại mặt bằng và giảm thiểu tác động tới môi trường nói chung và hệ sinh thái nói riêng.
- Thực hiện khai báo tạm trú tạm vắng với chính quyền địa phương về CBCNV làm việc tại Khai trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Đánh giá biện pháp sử dụng:
Các giải pháp trên đều dễ thực hiện, hiện nay Công ty đang áp dụng và chưa xảy ra xung đột giữa CBCNV mỏ với người dân xung quanh.
Tuy nhiên, qua đợt khảo sát tác giả thấy hiện nay chỉ có 1 cán bộ môi trường chịu trách nhiệm quản lý, giám sát toàn bộ nhà thầu về việc tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường. Với diện tích khai trường lớn, nhiều hạng mục thi công đồng thời nên 1 cán bộ không thể bao quát hết vấn đề bảo vệ môi trường của toàn mỏ. Nên tác giả đề xuất giải pháp bổ sung thêm cán bộ môi trường để tăng cường công tác quản lý ở chương 3.