CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3. Giới thiệu về công nghệ khai thác lộ thiên quặng apatit của khai trường 26
1.3.1. Hệ thống khai thác
Các thông số cơ bản của hệ thống khai thác:
Bảng 1.6. Tổng hợp các thông số của HTKT
STT Các thông số Đơn vị Giá trị
1 Chiều cao tầng khai thác (hkt) m 10
2 Chiều cao tầng kết thúc (Hkt) m 10
3 Góc nghiêng sườn tầng khai thác (αk) độ 60 - 70
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
5 Chiều rộng bề mặt công tác tối thiểu (Bmin) m 32
6 Góc nghiêng bờ công tác (ct) độ 0
7 Góc nghiêng bờ kết thúc (kt) độ 29 - 45
8 Chiều rộng mặt tầng khi kết thúc (bv) m 6 - 10
(Nguồn: Công ty Apatit Lào Cai, năm 2015)[5]
1.3.2. Trình tự khai thác
Dựa trên cơ sở thực tế của mỏ, theo vị trí nằm của các thân quặng, sơ đồ các bước tiến hành khai thác quặng apatit khai trường 26 được thể hiện tại Hình 1.4.
Hình 1.4. Sơ đồ trình tự khai thác kèm dòng thải [4]
+ Nổ mìn, mở vỉa + Xây dựng cơ bản
Khoan, nổ mìn Bóc tầng phủ chuẩn
bị khai trường
Xúc lên ô tô vận chuyển GPMB
+ Phát quang thực vật + Phá dỡ các công trình trong khu vực khai trường
Bụi, khí thải, CTR, CTNH
Vận chuyển quặng về nhà máy tuyển tại khu
Bắc Nhạc Sơn
Vận chuyển đất, đá đổ thải về bãi thải Ồn, rung, chấn động,
sóng xung kích, thay đổi địa hình, cảnh quan, đa dạng sinh học, thay đổi cân bằng nước vùng hạ lưu; bồi lắng, xói lở,...
Bụi, khí thải, đá văng, đất đá thải, CTR, CTNH
+ Vận chuyển sinh khối về hố chôn lấp
+ Vận chuyển khối lượng phá dỡ về bãi thải
Thuyết minh trình tự khai thác: Công ty tiến hành phát quang thực vật, phá dỡ các công trình trên khu đất để chuẩn bị mặt bằng cho khai trường. Khối lượng sinh khối từ quá trình này được thu gom và vận chuyển về hố chôn lấp; khối lượng phá dỡ được thu gom và vận chuyển về khu vực bãi thải. Sau khi GPMB, tiến hành khoan nổ mìn, mở vỉa và xây dựng các hạng mục phụ trợ như: nhà điều hành mỏ, nhà ăn ca, hồ lắng,…
Sau khi kết thúc xây dựng cơ bản, tiến hành bóc tầng phủ hữu cơ để chuẩn bị khai trường. Diện tích khai thác được hình thành tại tiểu khu 1 ở cos +145, tại tiểu khu 2 ở cos +150. Để phá khối lượng đất đá có kích thước lớn, làm tơi sơ bộ đất đá và quặng, trong công nghệ khai thác có tiến hành khoan nổ mìn.
+ Tại tiểu khu 1 sẽ tiến hành khai thác quặng từ tầng +145 xuống tầng +100 dự kiến công suất đạt 167.570 tấn/năm quặng I nguyên khai.
+ Tại khu khai trường 2 sẽ tiến hành khai thác khu vực 2 cốt +170m xuống cốt +70, kết thúc khai trường tận thu quặng I. Công suất khai thác đạt 109.200 tấn/năm quặng I nguyên khai.
Quặng III được tiến hành khai thác đồng thời trong quá trình khai thác tận thu quặng I.
Tổng trữ lượng quặng loại I là: 276.770 tấn trong đó khối lượng khai thác tại trong năm khai thác thứ nhất là 167.570 tấn và năm thứ 2 là 109.200 tấn [5].
Quặng sau khi khai thác không tiến hành tập kết tại khu vực khai trường mà được bốc xúc lên ô tô và vận chuyển trực tiếp về nhà máy tuyển tại khu Bắc Nhạc Sơn; đất đá được vận chuyển về bãi đổ thải ngoài được bố trí tại phía Đông Bắc khu mỏ và bãi thải trong tiếp giáp với bãi thải ngoài.
Trong quá trình khai thác sẽ làm phát sinh bụi, khí thải, CTR, CTNH, độ ồn, rung gây ô nhiễm môi trường khu vực. Đồng thời, gây chấn động, sóng xung kích và làm thay đổi địa hình, cảnh quan, đa dạng sinh học, làm thay đổi cân bằng nước vùng hạ lưu, tăng nguy cơ bồi lắng và xói lở, gây ảnh hưởng đến điều kiện tự nhiên, đời sống của dân cư xung quanh khu vực Khai trường.
1.3.3. Công nghệ khai thác
1.3.3.1. Công tác khoan, nổ mìn
Tổng khối lượng đất đá và quặng trong các năm sản xuất của mỏ căn cứ vào tính chất cơ lý được chia làm 2 loại: Đất đá, quặng mềm và đá cứng. Đá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
cứng sơ bộ lấy 5% khối lượng đất đá phải bóc hàng năm.
Để khoan các lỗ khoan trong đất đá và quặng mềm sử dụng máy khoan xoay có đường kính D160mm, khoan trong đất đá cứng sử dụng máy khoan đập xoay có đường kính D115mm. khoan trong đá quá cỡ dùng máy khoan ΠP - 20 đường kính 34mm đi kèm với máy nén khí ΠB.10 [12].
1.3.3.2. Công nghệ xúc bốc
a. Công nghệ vận tải
Để vận tải quặng và đất đá từ khai trường đến kho, bãi thải dự kiến sử dụng ô ô tô có tải trọng mang tải là loại 12÷15 tấn và loại có tải trọng mang tải > 27 tấn [5].
b. Công nghệ san gạt
Trên khai trường máy gạt phục vụ công tác bóc đất phủ, làm đường, gom đất, đá phục vụ máy xúc, san gạt bãi thải, máy gạt sử dụng loại T.130.
Khi gạt đất đá chưa phong hoá (đất đá cứng) có năng suất 500m3/ca, khi gạt đất đá phong hoá (đất đá mềm) có năng suất 600m3/ca [5].
1.3.3.2. Công nghệ đổ thải
Trong quá trình, khai thác quặng phát sinh đất đá thải. Công ty Apatit Lào Cai vận chuyển đổ thải tại 02 bãi thải ngoài mỏ [5].