Nội dung quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện đông anh hà nội (Trang 30)

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp

1.2.3. Nội dung quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp

Là quá trình lập kế hoạch, tổ chức biện pháp hành thu, lãnh đạo điều hành và kiểm tra giám sát các hoạt động quản lý thu thuế đối với DN là yếu tố ảnh hƣởng đến những thành tựu và hạn chế quản lý thuế thuế.

1.2.3.1. Công tác lập kế hoạch quản lý thuế:

Kế hoạch cũng là một công cụ không thể thiếu trong quản lý thuế. Nếu quản lý thuế không lên kế hoạch ngắn hạn, trung và dài hạn một cách cụ thể thì không thể đánh giá so sánh đƣợc chất lƣợng hiệu quả của quản lý thuế qua các từng giai đoạn, không rút ra đƣợc những kinh nghiệm bổ ích phục vụ công tác quản lý thuế. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, với nhiều nhân tố tác động đến quản lý thuế từ trong và ngoài nƣớc, công tác lập kế hoạch trong quản lý thuế càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Lên kế hoạch định hƣớng các hoạt động chính để đạt đƣợc các mục tiêu quản lý thuế: Xây dựng văn bản quản lý để triển khai theo yêu cầu từ cấp Tổng cục thuế, Cục thuế tới từng bộ phận, xây dựng kế hoạch dự toán thu, kế hoạch chuyên môn hàng năm tới từng bộ phận chuyên môn theo nội dung trọng tâm, trọng điểm, đề ra lộ trình thực hiện hoàn thành, xây dựng công tác cán bộ bố trì ngồn lực thực hiện công việc, đề bạt cán bộ…

Để phục vụ tốt công tác quản lý thuế, việc lập kế hoạch dự báo nguồn thu là công việc đặc biệt chú trọng, đảm bảo yêu cầu:

- Dự toán thu đƣợc xây dựng theo đúng qui định của Luật thuế và qui trình của Luật Ngân sách Nhà nƣớc là có sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ƣơng tới địa phƣơng, qui trình tổng hợp và lập dự toán đƣợc thực hiện cụ thể từ cơ sở lên cơ quan tổng hợp cấp trên nên dự toán thu đã có căn cứ tƣơng đối rõ ràng, có tính tích cực và có khả năng hiện thực hơn.

- Dự toán thu dựa trên những định hƣớng cơ bản của Nhà nƣớc, nhƣ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, các chỉ tiêu phát triển kinh tế nhƣ tốc độ tăng trƣởng kinh tế, tỷ lệ trƣợt giá, một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của của cả nƣớc, từng ngành, địa phƣơng, khu vực kinh tế và các Luật, Pháp lệnh thuế, chế độ chính sách hiện hành và dự kiến các yếu tố thay đổi về chính sách ảnh hƣởng đến thu.

- Dự toán thu đƣợc xây dựng theo đúng 4 nguyên tắc là đảm bảo tính tập trung và thống nhất; khách quan và trung thực; công khai và dân chủ; tiên tiến và tích cực.

1.2.3.2 Công tác tổ chức thực hiện:

Là việc thực hiện chính sách thuế cơ quan thuế các cấp, phân công trách nhiệm cho các tổ chức, phòng đội nghiệp vụ, xác lập mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận trong việc thực thi chính sách. Hệ thống tổ chức thực hiện quản lý thuế cấp Chi cục quản lý hoạt động theo mô hình chức năng, với 4 chức năng, mỗi một chức năng đều có quy trình riêng là: quy trình tuyên truyền hỗ trợ, quy trình kê khai và kế toán thuế, quy trình thu nợ và cƣỡng chế thuế và quy trình kiểm tra thuế.

* Những nguyên tắc phải tuân thủ khi thực hiện:

- Đảm bảo sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin khi giải quyết công việc, phải hiểu biết quy định chính sách thuế.

- Tuân thủ nguyên tắc thống kê và đối chiếu để đánh giá, nhận dạng dấu hiệu hoặc có khả năng rủi ro và định hƣớng giải quyết.

- Xác định đúng hƣớng nghiên cứu, kiểm tra và căn cứ xử lý đúng tình huống vụ việc. Kỹ năng định hƣớng đòi hỏi khả năng vận dụng các biện pháp phù hợp với các bƣớc thu thập và xử lý thông tin theo quy định, giải quyết thấu tình đạt lý trong từng nội dung làm việc để làm rõ tính chính xác, khách quan của việc thực hiện nghĩa vụ thuế. * Tổ chức thực thi

- Tổ chức tuyên truyền tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế

Bộ phận tuyên truyền và hỗ trợ ngƣời nộp thuế là đơn vị tiếp nhận hồ sơ thuế và tiến hành các thủ tục hƣớng dẫn, trả lời, giải đáp các vƣớng mắc của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong quá trình thực hiện các quy định hiện hành về chính sách thuế, phí và lệ phí thông qua các hình thức trả lời tại cơ quan thuế, qua điện thoại hoặc bằng văn bản theo đúng hƣớng dẫn về nghiệp vụ tại các quy trình do Tổng cục Thuế ban hành về việc hƣớng dẫn thực hiện công tác hỗ trợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong thẩm quyền.

Chủ trì phối hợp với các đội chức năng của chi cục tổ chức tiếp xúc thông qua các hình thức hội thảo, tập huấn theo từng quý hoặc có có sự thay đổi về chính sách để phổ biến hƣớng dẫn chính sách và thủ tục về thuế cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh thực hiện cơ chế tự khai nộp.

Lƣu trữ và tổ chức phổ biến chính sách thuế mới, thực hiện việc đào tạo và đào tạo tại chỗ về chuyên môn nghiệp vụ đối với lực lƣợng cán bộ chuyên trách của đơn vị. Lƣu trữ và thông báo các nội dung hƣớng dẫn chính sách thuế đã tiến hành cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đến các bộ phận chức năng nhằm thống nhất các biện pháp thi hành Pháp luật về Thuế trong toàn ngành.

Thực hiện các chế độ về đánh giá, phân tích, báo cáo với các cấp có thẩm quyền, và cơ quan cấp trên theo quy định.

- Tổ chức tính thuế và nộp thuế:

Bộ phận kê khai kế toán thuế tiếp nhận tờ khai, hồ sơ thuế của các doanh nghiệp và tiến hành xử lý trong thẩm quyền hoặc chuyển cho các Bộ phận chức năng theo phân công, phân cấp hoặc theo qui định tại quy trình kê khai thuế.

Việc tính và thu thuế phải đảm bảo công bằng, mọi đối tƣợng có năng lực chịu thuế đều phải nộp thuế và mọi ngƣời có điều kiện liên quan đến thuế nhƣ nhau phải đƣợc đối xử về thuế nhƣ nhau. Đảm bảo cân bằng lợi ích giữa nhà nƣớc và NNT. Thuế phải đảm bảo nguồn thu cho NSNN nhƣng không để cho NNT lâm vào tình trạng khốn cùng.Việc tính thuế, khai thuế phải dễ hiểu và đạt hiệu quả.

Theo dõi, xử lý thông tin về số thuế phát sinh theo kê khai của doanh nghiệp trên cơ sở dữ liệu đó tiến hành phân tích, đánh giá chung tình hình thực hiện của từng doanh nghiệp nhằm mục đích thu thuế, hoàn thuế và các mục đích khác theo yêu cầu tại hồ sơ thuế của doanh nghiệp và các Bộ phận chức năng có liên quan của Cục, Ngành.

Thực hiện các chế độ về đánh giá, phân tích, báo cáo theo phân cấp trách nhiệm đối với Lãnh đạo Chi cục và cơ quan cấp trên theo quy định.

Quản trị, tổng hợp và lƣu trữ thông tin về thuế của các doanh nghiệp trong phạm vi phân cấp theo qua trình hoạt động của doanh nghiệp.

Căn cứ vào số liệu kê khai thuế của doanh nghiệp tiến hành các bƣớc theo quy trình xử lý thông tin về số thuế phát sinh nhằm mục đích quản trị dữ liệu thuế theo yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ (nhƣng không tác động vào việc kê khai của ngƣời nộp thuế.

Xây dựng dự toán thu và tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu theo qui định.

 Tổ chức thực hiện kê khai thuế tại Cục Thuế, Chi cục thuế - Khai thuế GTGT là loại khai thuế theo tháng trừ các trƣờng hợp:

+ Khai thuế theo quý đối với NNT có tổng doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của năm trƣớc liền kề từ 20 tỷ đồng trở xuống.

+ Khai thuế GTGT tạm tính theo từng lần phát sinh đối với hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhƣợng bất động sản ngoại tỉnh. + Khai thuế GTGT theo từng lần phát sinh đối với thuế GTGT theo phƣơng pháp trực tiếp trên doanh số của ngƣời kinh doanh không thƣờng xuyên.

 Tổ chức thu thuế

+ Ngƣời nộp thuế có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn vào NSNN. + Trƣờng hợp ngƣời nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.

+ Trƣờng hợp cơ quan thuế tính thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo, quyết định của cơ quan thuế.

- Ngƣời nộp thuế thực hiện nộp tiền thuế vào NSNN:

+ Hầu hết NNT có thể nộp tiền tại Kho bạc nhà nƣớc hoặc tại các ngân hàng thƣơng mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Ngân hàng thƣơng mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định

- Tổ chức thu nợ và cưỡng chế thuế

Bộ phận quản lý nợ và cƣỡng chế thuế là bộ phận nhận hồ sơ pháp lý thuế của các doanh nghiệp và tổ chức thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ, cƣỡng chế về thuế. Phân tích dữ liệu – thông tin về tình trạng nợ thuế trên hồ sơ thuế, trên cơ sở đó đƣa ra các biện pháp xử lý, phối hợp thực hiện nhằm mục tiêu đôn đốc thu

nợ, cƣỡng chế về thuế đối với các doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật thuế một cách có hiệu quả.

Tổ chức thực hiện quy trình theo dõi, đôn đốc thu nợ và cƣỡng chế thuế theo yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ, và theo thực tiễn của việc áp dụng cơ chế tự khai nộp trong phạm vi phân cấp, phân quyền.

Giúp lãnh đạo xây dựng các biện pháp, cơ chế phối hợp, cũng nhƣ hành lang pháp lý về việc thực thi quyền hành pháp về thuế - mà cụ thể là quyền đôn đốc thu nợ và cƣỡng chế về thuế.

Thực hiện các chế độ về đánh giá, phân tích, báo cáo theo phân cấp trách nhiệm đối với Lãnh đạo chi cục và cơ quan cấp trên theo quy định.Trên cơ sở số liệu nợ thuế đã đƣợc xác nhận, chốt nợ, bộ phận thu nợ và cƣỡng chế thuế đã thực hiện thông báo nợ thuế, phạt chậm nộp thuế, các biện pháp đôn đốc thu nợ thuế phối hợp với cơ quan chức năng và chính quyền địa phƣơng đƣợc triển khai tích cực.

Xây dựng dự toán thu nợ và tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu nợ theo qui định.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra thuế:

 Những nguyên tắc phải tuân thủ khi thực hiện

- Nhận định đúng vấn đề, nội dung thanh tra, kiểm tra, xác định, đánh giá chính xác tính chất của sự việc để kết luận thanh tra, kiểm tra đƣợc chính xác; phải thông báo đầy đủ, công khai nội dung, quyết định thanh tra, kiểm tra, kết luận thanh tra, kiểm tra để đơn vị, NNT biết và giám sát thực hiện.

- Công tác thanh tra, kiểm tra phải phản ánh đúng sự thật. Phải tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp, các quy định của pháp luật. Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải diễn ra đúng trật tự, đúng quy trình của ngành thuế, tránh trƣờng hợp làm cản trở hoạt động bình thƣờng của cơ quan, tổ chức, cá nhân ngƣời nộp thuế.

Bộ phận kiểm tra thuế chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát kê khai thuế; thực hiện việc giám sát thu nộp thuế đối với ngƣời nộp thuế thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Chi cục Thuế đảm bảo hoàn thành dự toán thu NSNN.

- Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra: Căn cứ dữ liệu kê khai thuế của NNT, cán bộ kiểm tra thuế tiến hành kiểm tra tất cả các HSKT, phân tích, đánh giá lựa chọn các DN có rủi ro về việc kê khai thuế. Đồng thời, dựa trên thông tin (nếu có) liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của NNT từ các nguồn thông tin của các cơ quan nhƣ Ngân hàng, Kho bạc, Kiểm toán, Quản lý thị trƣờng, Tài nguyên môi trƣờng; Kế hoạch và đầu tƣ; Thanh tra tỉnh; Công an; Toà án.Từ đó lập danh sách, kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Ƣu tiên thanh tra, kiểm tra đối với DN có ý thức chấp hành pháp luật về thuế thấp; có các dấu hiệu không bình thƣờng về khai thuế so với tháng trƣớc, năm trƣớc hoặc so với DN có cùng qui mô, ngành nghề.

- Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan Thuế:

+ Trình duyệt, phê duyệt danh sách, kế hoạch kiểm tra: Bộ phận Kiểm tra phải trình Lãnh đạo Cục Thuế danh sách NNT phải kiểm tra HSKT theo tiêu thức đánh giá rủi ro. Ƣu tiên NNT có doanh số hoặc thuế GTGT đầu ra, đầu vào phát sinh tăng, giảm đột biến; những NNT có luỹ kế nợ đọng lớn, liên tục nhiều tháng và những NNT khác nếu xét thấy có chỉ tiêu nghi ngờ.

+ Tiến hành kiểm tra: Căn cứ theo kế hoạch kiểm tra đƣợc duyệt, cán bộ kiểm tra tiến hành kiểm tra việc ghi chép, phản ánh các chỉ tiêu trong HSKT.

Tập trung các chỉ tiêu nhƣ: doanh số, Thuế GTGT HHDV mua vào (bán ra); thuế GTGT phải nộp; số tiền thuế đƣợc miễn, giảm, số tiền thuế đƣợc hoàn... Tiến hành đối chiếu tờ khai thuế với các bảng kê kèm theo; Kiểm tra tính liên tục của các hoá đơn bán hàng cũng nhƣ báo cáo sử dụng, tình hình thanh, quyết toán sử dụng hoá đơn của đơn vị... Trƣờng hợp phát hiện NNT không ghi chép, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu trong HSKT, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Lãnh đạo Cục Thuế ra thông báo bằng văn bản yêu cầu NNT giải trình, bổ sung các chỉ tiêu chƣa phản ánh trong HSKT.

+ Kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp; Số tiền thuế đƣợc miễn, giảm; Số tiền hoàn thuế ... theo phƣơng pháp so sánh: Đối chiếu với các qui định của các văn bản pháp luật về thuế; đối chiếu các chỉ tiêu trong tờ khai thuế với các tài liệu kèm theo, các tài liệu kèm theo tờ khai thuế tháng trƣớc, quí trƣớc, năm trƣớc; đối chiếu với các dữ liệu của NNT có qui mô tƣơng đƣơng, có cùng ngành

nghề, mặt hàng kinh doanh; đối chiếu với các thông tin, tài liệu thu thập đƣợc từ nguồn khác.

+ Xử lý kết quả kiểm tra HSKT tại trụ sở cơ quan thuế: Kết thúc kiểm tra mỗi HSKT, cán bộ kiểm tra thuế phải nhận xét HSKT.

+ Xử lý sau khi nhận xét HSKT: Đối với các HSKT khai đầy đủ chỉ tiêu, đảm bảo tính hợp lý, chính xác của thông tin, tài liệu, không có dấu hiệu vi phạm thì bản nhận xét HSKT đƣợc lƣu cùng HSKT. Đối với các HSKT phát hiện thấy căn cứ để xác định số thuế khai là có nghi vấn; có những chỉ tiêu cần làm rõ liên quan đến số thuế phải nộp, số tiền thuế đƣợc miễn, giảm, số tiền thuế đƣợc hoàn...cán bộ kiểm tra thuế phải báo cáo Lãnh đạo Cục Thuế ra thông báo bằng văn bản đề nghị ngƣời nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu theo mẫu số 01/KTTT ban hành kèm theo Thông tƣ số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013.

+ Xử lý sau khi NNT giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu:

Trƣờng hợp NNT đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu chứng minh đƣợc số thuế khai là đúng thì bản giải trình, tài liệu bổ sung hoặc biên bản làm việc (nếu làm việc trực tiếp) đƣợc chấp nhận và lƣu lại cùng với HSKT.

Trƣờng hợp NNT không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theo thông báo của cơ quan thuế; không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhƣng không chứng minh đƣợc số thuế đã khai là đúng thì cán bộ kiểm tra thuế báo cáo Lãnh đạo Cục: Quyết định ấn định số thuế phải nộp hoặc quyết định kiểm tra hoặc chuyển HSKT sang bộ phận thanh tra thuế để thực hiện thanh, kiểm tra thuế tại trụ sở NNT trong trƣờng hợp không đủ căn cứ để ấn định số thuế phải nộp.

+ Lƣu hồ sơ: Kết thúc kiểm tra, Bộ phận Kiểm tra tổ chức lƣu trữ hồ sơ. Thời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện đông anh hà nội (Trang 30)