STT Tên sông Độ dài (km) Diên tích lưu vực (km2) Đô cao trung bình (m) Độ dốc (%) 1 Sông Cầu 246 6030 190 15,2 2 Sông Chợ Chu 36 437 206 16,2
3 Sông Nghinh Tường 46 465 290 12,9
4 Sông Đu 44 361 129 13,3
5 Sông Công 96 957 224 27,3
6 Sông Cà Lồ 89 881 87 4,7
7 Sông Ngũ Huyên Khê 27 145 81 5,2
Lưu vực chiếm khoảng 47% tổng diện tích tự nhiên của 6 tỉnh với 6,9 triệu người, trong đó 5,9 triệu người sống ở vùng nông thôn, 1 triệu người sống ở các đô thị. Mật độ dân số khoảng 427 người/ km2, gấp đôi mật độ dân số trung bình trên cả nước. Vùng núi thấp và trung du là khu vực có mật độ dân cư thấp nhất trong lưu vực, chiếm khoảng 63% diện tích toàn lưu vực nhưng dân số chỉ chiếm 15% dân số lưu vực. Mật độ dân số cao ở vùng trung tâm và khu vực đồng bằng.
Thành phần dân cư trong lưu vực có sự đan xen của 8 dân tộc anh em: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Hoa, Dao, Mông. Trong đó người Kinh chiếm đa số. Cơ cấu kinh tế dựa trên nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, thủy sản đóng góp không đáng kể vào cơ cấu này. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp cao hơn tỉ lệ trung bình quốc gia. Sản phẩm từ nông nghiệp, lâm nghiệp thủy sản chiếm khoảng 26% và có xu hướng giảm.
c, Thủy văn
Quá trình lan truyền và chuyển hoá các chất ô nhiễm của môi trường nước phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu tại khu vực sông Cầu. Các yếu tố đó là: Nhiệt độ không khí; Độ ẩm tương đối của không khí; Lượng mưa; Tốc độ gió và hướng gió; Nắng và bức xạ.
Nhiệt độ không khí có liên quan và ảnh hưởng đến quá trình phát tán và chuyển hóa các chất ô nhiễm khí quyển. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ lan truyền và chuyển hoá các chất ô nhiễm trong khí quyển, đất, nước càng lớn, tác động của các yếu tố gây ô nhiễm môi trường khí càng mạnh. Ngoài ra, nhiệt độ còn ảnh hưởng đến quá trình phát tán và chuyển hóa chất ô nhiễm nước, và chất thải rắn. Từ tháng 5 đến tháng 10 khí hậu nóng và ẩm, từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau khí hậu lạnh và ít mưa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 19,2 - 20,5oC.
3.1.7 Đánh giá chung
Sông Cầu là con sông lớn thuộc hệ thống sông Thái Bình, là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam. Sông Cầu chảy qua trung tâm TP Thái Nguyên, có vai trò cực kỳ quan trọng, là con đường giao lưu kinh tế huyết mạch quan trọng của Thái Nguyên qua nhiều thế kỷ, là cầu nối giao lưu giữa các vùng văn hóa của các dân tộc anh em trên đất Thái Nguyên.
Tuy nhiên, trong quá trình khai thác nguồn tài nguyên phát triển kinh tế, lưu vực sông Cầu đang bị đe dọa do tác động của tự nhiên và của con người. Qua số liệu điều tra của các cơ quan chuyên môn và nhà khoa học cho thấy, lượng nước lưu vực sông Cầu đang có chiều hướng suy giảm, lũ lụt với cường độ lớn và tần suất cao, bồi lấp dòng sông và biến đổi dòng chảy diễn ra khá mạnh mẽ; cảnh quan sinh thái, thiên nhiên bị biến đổi, các nguồn lợi thủy sản có nguy cơ bị cạn kiệt, những nét đẹp văn gắn với truyền thống và bản sắc các dân tộc bị mai một, đặc biệt chất lượng nguồn nước sông Cầu đang có diễn biến khá phức tạp, nhất là khu vực hạ lưu sông Cầu do ô nhiễm từ các làng nghề, các khu công nghiệp, các đô thị, từ khai thác khoáng sản, các hoạt động sản xuất nông nghiệp...
3.2. Đánh giá thực trạng môi trường nước mặt sông Cầu thành phố Thái Nguyên Thái Nguyên
3.2.1. Đánh giá hiện trang môi trường nước sông Cầu đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên năm 2019-2020 phố Thái Nguyên năm 2019-2020
Để đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Cầu đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên ta sẽ tổng hợp các số liệu phân tích và quan trắc trên 3 điểm đại diện: Sơn Cẩm, Cầu Gia Bảy, Đập Thác Huống tại 4 thời điểm tháng 11/2019, tháng 1/2020, tháng 3/2020 và tháng 5/2020.
Các chỉ tiêu phân tích được chọn: pH, DO, BOD5, COD, TSS, NH4+, P- PO4, NO3-, Fe, Pb, Coliform.