Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông cầu đoạn chảy qua thành phố thái nguyên (Trang 30 - 35)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, thống kê và kế thừa.

Là phương pháp phổ biến được dùng khi nghiên cứu một đề tài khoa học. Đây là phương pháp tham khảo tài liệu có sẵn liên quan tới vấn đề nghiên cứu. Với phương pháp này có thể áp dụng nghiên cứu các nội dung sau:

- Thu thập được số liệu, tài liệu, văn bản pháp luật, có liên quan tới nước sông.

- Các số liệu thứ cấp thu thập tại trung tâm quan trắc môi trường Thái Nguyên, sở tài nguyên và môi trường Thái Nguyên và các cơ quan liên quan.

- Thu thập số liệu sơ cấp qua quá trình điều tra bằng phiếu điều tra, khảo sát thực địa, phỏng vấn người cung cấp thông tin.

- Thu thập thông tin liên quan tới đề tài qua thực địa, sách báo, internet… - Nhằm thu thập tất cả các tài liệu hiện có liên quan. Trên cơ sở phân tích, đánh giá sẽ kế thừa những thông tin, số liệu khoa học và công trình nghiên cứu về các bệnh viện đã được công bố một cách có chọn lọc để phục vụ thiết thực cho đề tài.

2.3.2. Phương pháp điều tra

- Với nội dung nghiên cứu đề ra thì cần có bảng hỏi để bổ sung thông tin chi tiết về hiện trạng hiện trạng chất lượng nước mặt Sông Cầu. Qua khảo sát thực tế và những tài liệu, báo cáo về hiện trạng nước mặt của các đơn vị nghiên cứu khác, luận văn đưa ra phiếu câu hỏi trọng tâm vào các vấn đề:

+ Phân loại các nguồn ô nhiễm đến nước mặt (khu dân cư, nông nghiệp, khu công nghiệp…)

+ Nhận thức về tầm quan trọng về nguồn nước + Nâng cao hiểu biết

+ Nhận thức về quy chế quản lý chất lượng nước

Trên cơ sở tại ba điểm nghiên cứu dọc theo Sông Cầu khu vực thành phố Thái Nguyên lựa chọn tiến hành điều tra phỏng vấn người dân quanh khu vực. Lấy 1/3 số hộ tại khu vực đó để đánh giá chung về chất lượng nguồn nước Sông Cầu, nguồn thải nước sinh hoạt tại khu dân cư và tình hình môi trường nước tại khu vực nghiên cứu. Phiếu điều tra sẽ dành để phỏng vấn người dân, nhằm thu thập thông tin đánh giá nhận thức về chất lượng nước mặt và nguồn nước ô nhiễm. Tổng số 100 phiếu

2.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa và lấy mẫu phân tích

Quá trình đi quan sát trực tiếp hiện trạng nước sông tại các vị trí lấy mẫu giúp cho việc thực hiện đề tài.

Lấy mẫu 4 lần (2 tháng 1 lần) vào các thời điểm: - 01/11/2019 (đợt 6 2019)

- 01/01/2020 (đợt 1 2020) - 01/03/2020 (đợt 2 2020) - 01/05/2020 (đợt 3 2020)

Bảng 2.1. Vị trí và tọa độ lấy mẫu

STT Vị trí lấy mẫu Tọa độ lấy mẫu Kinh độ Vĩ độ

1 Sơn Cẩm 105°48'22.1" 21°37'51.1" 2 Cầu Gia bẩy 105°50'21.8" 21°35'58.0" 3 Đập Thác huống 105°52'42.4" 21°34'23.2"

- Phân tích mẫu: mẫu nước được phân tích tại “Viện kỹ thuật và công nghệ môi trường”.

Phương pháp lấy, bảo quản và vận chuyển mẫu

Tất cả các mẫu nước sau khi lấy được bảo quản tức thời trong thùng đá (nhiệt độ khoảng 4oC) trong suốt thời gian vận chuyển về phòng thí nghiệm (PTN). Tại PTN, các dụng cụ chứa mẫu được lưu trong tủ lạnh cho đến khi phân tích. Bảo quản mẫu và vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm được thực hiện nghiêm ngặt theo đúng TCVN 6663-3:2008 Chất lượng nước

Bảng 2.2. Phương thức bảo quản và thời gian tồn trữ

STT Chỉ tiêu phân tích

Dụng cụ chứa mấu

Điều kiện bảo quản

Thời gian bảo quản

1 BOD5 Chai nhựa Bảo quản lạnh 24h 2 Fe, Chai nhựa Bảo quản lạnh 6 tháng 3 Coliform Chai thủy tinh Bảo quản lạnh 24h

d. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu phản ánh chất lượng nước mặt

Bảng 2.3. Phương pháp phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm STT Thông số Số hiệu tiêu chuẩn, phương pháp

1 pH  TCVN 6492:2011 2 DO  TCVN 7325:2005 3 COD  TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989);  SMEWW 5220 C 2012 4 BOD5  TCVN 6001-1:2008 (ISO 5815-1:2003);  TCVN 6001-2:2008 (ISO 5815-2:2003);  SMEWW 5210D:2012 5 TSS  SMEWW 2540- D:2005 6 NH4+  SMEWW 4500-NH3 7 P-PO4  SMEWW 4500-P-D:2012 8 NO3-  SMEWW4110:2005 9 Fe  TCVN 6177:1996 (ISO 6332:1988);  SEWW 3500 Fe B 2012 10 Pb  SMEWW 3113-B:2012 11 Coliform  TCVN 6187-l:1996 (ISO 9308-l:1990)  TCVN 6187-2:1996 (ISO 9308-2:1990)  SMEWW 9221 B 2012

2.3.4. Phương pháp phân tích, đánh giá số liệu và so sánh, đối chiếu với QCVN 08-MT:2015/ BTN&MT QCVN 08-MT:2015/ BTN&MT

- Xử lý số liệu tại chỗ với các mẫu nước bằng phương pháp đo nhanh một số chỉ tiêu như PH, DO…với các máy đo chuyên dụng.

Từ các số liệu thứ cấp cộng với số liệu đo đạc, khảo sát thực tế, từ kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm, tính toán được lượng tải ô nhiễm và so sánh với QCVN để đưa ra được mức độ ô nhiễm môi trường nước, từ đó dự báo được những ảnh hưởng xấu tới môi trường nước, đưa ra các biện pháp quản lý và bảo vệ môi trường khu vực, nhằm thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển một cách bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông cầu đoạn chảy qua thành phố thái nguyên (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)