3.2 .Tình hình quản lýtài chính tại Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh
4.2 Các giải pháp nh m hoàn thiện hoạt động quản lýtài chính tại công ty
4.2.1. Lập kế hoạch tài chính
Lập kế hoạch tài chính là một khâu rất quan trọng trong công tác quản lý tài chính. Một kế hoạch tài chính tốt được vạch ra sẽ phản ánh tình hình tài chính tích cực của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẻ chủ động trong xử lý ngân quỷ,đó là các dòng tiền ra và vào. Doanh nghiệp sẻ luôn có sự chủ động về tiền mặt hay vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Quá trình hoạch định kế hoạch tài chính cuối cùng nh m đạt được các mục tiêu đề ra.
Mục tiêu càng cụ thể, chi tiết và sát với tình hình thực tế của doanh nghiệp thì khả năng phát huy các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu đề ra càng khả thi hơn.
Mục tiêu tài chính của Công ty cần phải được đưa ra dựa trên cơ sở xem xét thực trạng, nhu cầu và khả năng của Công ty. Hơn nữa, cùng với việc xây dựng hệ thống mục tiêu rõ ràng, cần phải xây dựng được những phương án triển khai mục tiêu, giao công việc cụ thể tới từng bộ phận, từng phòng ban và có cơ chế buộc phải thực hiện và tự chịu trách nhiệm đối với công việc mà mình được giao phó, đặc biệt là đối với việc tổ chức, triển khai thực hiện các dự án đầu tư mới. Song, mục tiêu quản lý tài chính không chỉ được ban hành độc lập dựa vào các số liệu tài chính, mà nó phải được xây dựng dựa trong mối quan hệ với các mục tiêu quản lý khác, thống nhất với mục tiêu phát triển tổng thể của doanh nghiệp.
Tóm lại, mục tiêu quản lý tài chính của Công ty phải được ban hành dựa trên cơ sở khách quan, tức là căn cứ vào thực trạng và khả năng của Công ty chứ không vì ý chí chủ quan của cá nhân người quản lý, và các mục tiêu quản lý tài chính đó phải độc lập nhưng có mối quan hệ với các mục tiêu quản lý khác và thống nhất với mục tiêu tối cao của Công ty.