Trung tâm TV&CNMT
2.2.1. Đặc điểm nguồn nhân lực
Đặc điểm nguồn nhân lực của Trung tâm ảnh hưởng rất lớn đến công tác tạo động lực cho người lao động như: ảnh hưởng tới việc lựa chọn phương pháp tạo động lực.
Con người là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Để một doanh nghiệp có thể phát triển một cách bền vững thì cần có những người lãnh đạo tài ba và đội ngũ CBCNV hùng hậu. Vì vậy để phát triển, các doanh nghiệp ngày càng phải nâng cao trình độ của nhân viên cả về trí và lực, yếu tố con người cần được chú trọng và đầu tư.
Tình hình nhân sự của Trung tâm trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2013 được thể hiện ở Bảng tổng hợp sau:
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động tại Trung tâm TV&CNMT từ năm 2011 - 2013
ĐVT: người
Stt Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Tổng số 78 100 78 100 79 100 1 Phân theo giới tính 78 100,00% 78 100,00% 79 100,00% 1.1 Nam 51 65,38% 52 66,67% 48 60,76% 1.2 Nữ 27 34,62% 26 33,33% 31 39,24% 2 Phân theo trình độ 78 100,00% 78 100,00% 79 100,00% 2.1 Tiến sĩ 1 1,28% 1 1,28% 1 1,27% 2.2 Thạc sĩ 17 21,79% 19 24,36% 24 30,38% 2.3 Đại học 47 60,26% 48 61,54% 44 55,70% 2.4 Cao đẳng, Trung cấp 5 6,41% 4 5,13% 3 3,80% 2.5 Khác 8 10,26% 6 7,69% 7 8,86% 3 Phân theo độ tuổi 78 100,00% 78 100,00% 79 100,00% 3.1 Dưới 25 7 8,97% 7 8,97% 7 8,86% 3.2 Từ 25 đến 40 63 80,77% 63 80,77% 64 81,01% 3.3 Trên 40 8 10,26% 8 10,26% 8 10,13%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2011,2012,2013, Trung tâm TV&CNMT)
Về số lượng lao động, trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2013 số lượng lao động của Trung tâm tương đối ổn định đã đảm bảo về cơ bản nguồn nhân lực làm việc ổn định tại các Phòng/ban.
Nguồn nhân lực của Trung tâm trong thời gian qua đã và đang không ngừng được tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng để đáp ứng những yêu cầu về nhân sự ngành môi trường trong quá trình hội nhập hoá.
2.2.1.1. Vị trí lao động:
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của Trung tâm theo vị trí lao động năm 2013
ĐVT: người Bộ phận số lao Tổng động Tỷ trọng % Lao động quản
lý Lao động gián tiếp Lao động trực tiếp Số lƣợng Tỷ trọng % Số lƣợng Tỷ trọn g % Số lƣợng Tỷ trọn g % Ban Giám đốc 3 3,80 3 3,80 Phòng Hành chính tổng hợp 10 12,66 2 2,53 8 10,13 Phòng Công nghệ môi trường 13 16,46 2 2,53 11 13,92 Phòng Sức khỏe môi trường 9 11,39 2 2,53 7 8,86 Phòng Xử lý ô nhiễm và Cải thiện môi trường 13 16,46 3 3,80 10 12,66 Phòng Dịch vụ môi trường 9 11,39 2 2,53 7 8,86 Chi nhánh Khu vực phía Nam 22 27,85 5 6,33 5 6,33 12 15,19 Tổng cộng: 79 100 19 24,05 13 16,46 47 59,49
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013, Trung tâm TV&CNMT)
Theo số liệu thống kê tại Bảng 2.2, Ban Giám đốc chiếm tỷ lệ 3,80% trong tổng số lao động; lực lượng lao động quản lý của Trung tâm là 24,05%; lao động gián tiếp chiếm 16,46%; lao động trực tiếp (những người trực tiếp
làm ra sản phẩm) chiếm 59,49% trong tổng số lao động của Trung tâm.
Như vậy, nếu tính cả cán bộ quản lý và lực lượng lao động làm việc tại các phòng ban quản lý thì lượng lao động gián tiếp chiếm 40,51%. Điều này cho thấy cơ cấu bộ máy quản lý của Trung tâm còn cồng kềnh làm tăng chi phí quản lý và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Trung tâm.
2.2.1.2. Về trình độ học vấn, chuyên môn:
Theo số liệu thống kê tại Bảng 2.3 và Biểu đồ tại Hình 2.2 có thể thấy nguồn nhân lực của Trung tâm rất đông đảo và hầu hết là những người có trình độ học vấn cao. Trong năm 2013, số lao động có trình độ Tiến sĩ trở lên chiếm tỷ lệ 1,27%; trình độ Thạc sĩ chiếm 30,38%; trình độ Đại học chiếm 55,70%; trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm 3,80%; trình độ lao động phổ thông chiếm 8,86%. Với tỷ lệ 87,34% lao động có trình độ đại học trở lên, được đào tạo tại các trường danh tiếng trong và ngoài nước, Trung tâm thực sự là một đơn vị có đội ngũ lao động có trình độ học vấn cao. Đây chính là hậu thuẫn để Trung tâm đạt được nhiều thành tích cao trong nghiên cứu cũng như triển khai các kết quả nghiên cứu ứng dụng vào thực tế tại Việt Nam.
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn của Trung tâm năm 2013 Trình độ học vấn Số lao động Tỷ trọng (%) Tiến sĩ 1 1,27% Thạc sĩ 24 30,38% Đại học 44 55,70% Cao đẳng, Trung cấp 3 3,80% Khác 7 8,86% Tổng cộng 79 100,00%
Hình 2.2: Biểu đồ tỷ lệ lao động theo trình độ chuyên môn của Trung tâm năm 2013
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013, Trung tâm TV&CNMT) 2.2.1.3. Cơ cấu về tuổi của người lao động trong Trung tâm:
Bảng 2.4: Cơ cấu theo tuổi và trình độ chuyên môn của ngƣời lao động năm 2013
Độ tuổi Tổng số lao động Tỷ trọng (%)
Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Trung cấp Cao đẳng, Lao động phổ thông Số lƣợng Tỷ trọng Số lƣợng Tỷ trọng Số lƣợng Tỷ trọng Số lƣợng Tỷ trọng Số lƣợng Tỷ trọng Dưới 25 7 8,86 7 100 25-40 64 81,01 21 32,81 33 51,56 3 4,69 7 10,94 Trên 40 8 10,13 1 12,5 3 37,50 4 50,00 Tổng cộng 79 1 24 44 3 7
Theo số liệu từ Bảng 2.4 cho thấy, Trung tâm có 8,86% lao động dưới 25 tuổi, 81,01% lao động từ 25 đến 40 tuổi và 10,13% trên 40 tuổi. Với số liệu này cho thấy, cơ cấu về tuổi tác của lao động tại Trung tâm là cơ cấu trẻ. Phần lớn lao động dưới tuổi 40 (chiếm tỷ lệ rất lớn với 89,87% trong tổng số lao động của Trung tâm), đây là độ tuổi có sức khỏe, năng động sáng tạo chính là nguồn nhân lực dồi dào để Trung tâm triển khai các đề tài nghiên cứu ứng dụng và khai thác thị trường trên địa bàn rộng khắp cả nước. Nhóm lao động có độ tuổi trên 40 là những người giàu kinh nghiệm, thường giữ các vị trí quan trọng và bắt đầu thay đổi mục tiêu, làm việc khác hẳn với nhóm dưới 40 tuổi. Họ không còn theo đuổi các mục tiêu thăng tiến trong sự nghiệp, nhưng đây là độ tuổi người lao động quan tâm nhiều đến thu nhập (đối với những người có kinh tế gia đình chưa khá giả) và công việc nhàn hạ, thoải mái tư tưởng (đối với những người có kinh tế gia đình khá giả).
2.2.1.4. Cơ cấu về giới tính của người lao động trong Trung tâm:
Nhu cầu của con người là khác nhau theo giới tính, nam giới thường năng động, thích di chuyển, còn nữ giới thường an phận, ít thích di chuyển. Do đặc điểm ngành nghề của Trung tâm là nghiên cứu, chuyển giao các công nghệ môi trường, triển khai thực hiện các dịch vụ trong lĩnh vực môi trường… Hơn nữa, thị trường kinh doanh rộng khắp cả nước nên đòi hỏi người lao động phải thường xuyên di chuyển. Với đặc điểm của ngành nghề kinh doanh như vậy, Trung tâm cần nhiều lao động nam hơn lao động nữ.
Bảng 2.5: Cơ cấu về giới tính của lao động tại Trung tâm năm 2013 Giới tính Số lƣợng lao động Tỷ trọng (%)
Nam 48 60,76%
Nữ 31 39,24%
Tổng cộng 79 100,00%
Hình 2.3: Biểu đồ tỷ lệ lao động theo giới tính của Trung tâm năm 2013
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013, Trung tâm TV&CNMT)
Theo số liệu tại Bảng 2.5 và Hình 2.3 cho thấy tỷ lệ lao động nữ tại Trung tâm chỉ chiếm 39,24%. Lao động nữ chủ yếu làm việc tại các vị trí công việc hành chính như: Văn thư – lưu trữ, nhân sự, lao động tiền lương, kế toán. Đây đều là các công việc phù hợp với nữ giới. Trong khi đó lao động nam chiếm tỷ lệ 60,76% trong tổng số lao động tại Trung tâm đây là điều kiện thuận lợi cho Trung tâm triển khai các công nghệ môi trường tại các địa bàn ở xa.
2.2.2. Thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại Trung tâm TV&CNMT TV&CNMT
2.2.2.1. Tạo động lực thông qua kích thích vật chất:
Tiền lương:
Tiền lương là yếu tố quan trọng để tạo động lực cho người lao động, đặc biệt là phải thể hiện được sự công bằng, công khai, minh bạch và bảo đảm nguyên tắc phân phối theo lao động. Nhận thức rõ điều này, ngay từ khi mới thành lập, Trung tâm đã xây dựng “Quy chế chi tiêu nội bộ” trong đó có quy định cách tính lương cho cán bộ, nhân viên của Trung tâm. Đồng thời, phổ
biến một cách công khai, sâu rộng đến từng người lao động để mọi người đóng góp ý kiến.
Việc xác định quỹ tiền lương của Trung tâm và của từng đơn vị trực thuộc như sau: QTL= LTTxHCB +PC x NBC+HD x 12 tháng + LTANGTHEM
Trong đó :
QTL : Quỹtiền lương của Trung tâm;
LTT: Lương tối thiểu chung người/tháng do Nhà nước quy định;
HCB+PC: Hệ số cấp bậc bình quân và hệ số phụ cấp lương bình quân;
NBC+HD: Tổng số biên chế và lao động hợp đồng có thời hạn;
LTANGTHEM : Lương tăng thêm.
Trả lương tháng cho từng người lao động trong nội bộ đơn vị: căn cứ vào quỹ tiền lương thực tế của Trung tâm, Ban Giám đốc thống nhất với tổ chức công đoàn và công khai trong đơn vị việc trả lương cho từng người lao động theo nguyên tắc: trả lương theo hiệu suất công việc
Việc trả lương tháng cho từng cá nhân được xác định như sau: LCANHAN = LTTx HCB+PCCN + LTANGTHEMCN
Trong đó:
LCANHAN : Tiền lương cá nhân;
LTT: Lương tối thiểu chung người/tháng do Nhà nước quy định;
HCB+PCCN: Hệ số cấp bậc bình quân và hệ số phụ cấp lương của cá nhân.
LTANGTHEMCN: Lương tăng cá nhân được tính như sau:
LTANGCANHAN =
Ti: Hệ số làm việc thực tế của từng thành viên trong năm quy đổi ra tháng. LTANG THEM x Ti x Ki x Hi n ∑Ti x Ki x Hi i=1
Ki: Hệ số phân phối của từng nhân viên
Hi: Hệ số hoàn thành nhiệm vụ của từng thành viên do các phòng bình xét:
Hi =
Hàng tháng các đơn vị báo cáo kết quả công tác, chấm điểm, bình bầu gửi về Phòng Hành chính – Tổng hợp trước ngày mùng 5; Hội đồng thi đua khen thưởng họp trước mùng 10 để quyết định điểm cho từng cá nhân trong tháng.
Nguyên tắc thực hiện:
Đối với những hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao, chi phí tiền lương, tiền công cho cán bộ, viên chức và người lao động được tính theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định.
Thu nhập tăng thêm: căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính trong năm, Trung tâm xác định tổng mức chi trả tăng thêm trong năm sau khi đã thực hiện trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Phương án trả thu nhập tăng thêm trên nguyên tắc người nào có hiệu quả công tác cao, có đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi phí được hưởng cao hơn và ngược lại; phương án trả thu nhập tăng thêm dựa trên lương cấp bậc, chức vụ, hiệu suất công tác của từng cán bộ, phòng ban, đơn vị trực thuộc được phân loại theo bình bầu chấm điểm, để từ đó xây dựng hệ số trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức trong Trung tâm.
Khen thưởng:
Cùng với tiền lương, tiền thưởng cũng là một yếu tố kích thích vật chất quan trọng vì tiền lương một mình nó không thể phản ánh hết chất lượng công việc, mức độ phức tạp, yêu cầu công việc và sự đóng góp lao động của tập
Điểm cánhân
thể, cá nhân. Tiền thưởng góp phần quán triệt nguyên tắc làm theo năng lực hưởng theo lao động, đảm bảo kích thích NLĐ phấn đấu đạt thành tích cao để có được mức tiền thưởng cao.
Quỹ khen thưởng của Trung tâm được hình thành từ việc trích quỹ tiền lương. Phương châm khen thưởng của Trung tâm là chính xác, kịp thời, công bằng kết hợp đúng đắn khen thưởng bằng vật chất và tinh thần. Có như vậy mới phát huy ngay được tác dụng động viên NLĐ tiếp tục thi đua lập thành tích mới.
Trung tâm đã áp dụng kết hợp các hình thức thưởng khác nhau như: - Tiền thưởng lương tháng thứ 13;
- Tiền thưởng nghỉ lễ tết trích từ quỹ phúc lợi; - Tiền thưởng phát minh sáng kiến;
- Thưởng đột xuất cho những người có thành tích xuất sắc.
Tỉ lệ khen thưởng: để đảm bảo việc xét khen thưởng được đúng người, đúng đối tượng, đúng thành tích đã đạt được, các đơn vị phải bám sát tiêu chuẩn đã quy định để bình bầu đề nghị khen thưởng. Tỷ lệ bình bầu đề nghị khen thưởng của một số danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng như sau:
- Tỷ lệ cá nhân đạt danh hiệu lao động tiên tiến ở mức 75%/ Tổng số lao động của đơn vị.
- Tỷ lệ cá nhân đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở ở mức 10%/ Tổng số lao động tiên tiến của đơn vị.
Như vậy, Trung tâm rất chú ý xây dựng chế độ thưởng hợp lý, công bằng, công khai, kịp thời, khai thác tối đa tác dụng tạo động lực của hình thức khen thưởng theo các phong trào thi đua. Các mức khen thưởng và phần thưởng đưa ra theo từng đợt thi đua khiến cho NLĐ vừa đạt được lợi ích kinh tế và lại đạt được sự tôn vinh xã hội khiến cho NLĐ nỗ lực hết mình để đạt được tiêu chuẩn khen thưởng để được thể hiện mình là người có năng lực
trước toàn thể Trung tâm. Nhờ đó Trung tâm không những đánh vào nhu cầu vật chất mà còn chú ý cả nhu cầu tinh thần, thường xuyên xây dựng các phong trào thi đua khen thưởng tạo không khí cạnh tranh lành mạnh vừa đảm bảo tăng thu nhập của NLĐ vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Trung tâm.
Phúc lợi, dịch vụ:
Trung tâm luôn tuân theo những quy định của pháp luật trong việc thực hiện các chế độ phúc lợi dịch vụ bắt buộc và xây dựng thêm các chế độ khác ngoài quy định của pháp luật nhằm bổ sung vào thu nhập của NLĐ để đời sống của NLĐ ngày một nâng cao hơn.
Phúc lợi dịch vụ bắt buộc, hàng tháng, Trung tâm đóng BHXH bằng 18% tổng quỹ tiền lương, 3% BHYT, 1% bảo hiểm thất nghiệp và 2% kinh phí Công đoàn. Đồng thời, NLĐ đóng BHXH 8%, đóng BHYT 1,5% và 1% bảo hiểm thất nghiệp trong tổng số tiền lương cấp bậc hoặc chức vụ bản thân. Trung tâm đảm bảo thực hiện các chế độ trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp tử tuất.
Trong thời qua các chế độ liên quan đến người lao động đã được Chi bộ Trung tâm quan tâm đúng mức đặc biệt là đối với chế độ BHXH, do đó trong thời gian qua không có hiện tượng đơn thư khiếu nại tố cáo của cán bộ công nhân viên liên quan đến việc thực hiện chính sách chế độ BHXH.
Về phúc lợi dịch vụ tự nguyện, Trung tâm TV&CNMT đã tổ chức sử dụng tốt quỹ phúc lợi, đúng mục đích và nguyện vọng của người lao động trong toàn bộ Trung tâm.
Mặc dù công tác khuyến khích tài chính tại Trung tâm được thực hiện rất tốt nhưng bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn về chính sách lương bổng. Trong khuôn khổ là đơn vị sự nghiệp có thu, cơ chế tiền lương bị giới hạn bởi các quy định của Nhà nước, mức thu nhập của CBCNV vẫn chưa tương xứng với hiệu quả hoạt động của đơn vị.
2.2.2.2. Tạo động lực thông qua kích thích tinh thần:
Các yếu tố về tính chất và phân công công việc:
Có yếu tố tác động rất mạnh mẽ đến tinh thần làm việc của công nhân viên, đó chính là sự hứng thú đối với công việc, tính chất thách thức, yêu cầu về trách nhiệm, các cơ hội được thăng tiến và cơ hội được đào tạo phát triển... Địa vị kinh tế xã hội cao là những mong muốn không của riêng ai. Mục đích cao