Đối với ngƣời lao động:
- Tạo động lực cho người lao động sẽ phát huy tính sáng tạo của người lao động. Tiềm năng của người lao động vô cùng to lớn, chính người lao động sáng tạo tất cả và làm chủ quá trình lao động. Nhưng tiềm năng ấy vẫn chỉ là tiềm ẩn nếu người quản lý không làm trỗi dậy tiềm năng ấy. Khi tiềm năng được đánh thức nó chính là tài sản, là nguồn lực vô cùng quý giá của Doanh nghiệp.
- Tạo động lực cho người lao động sẽ nâng cao tinh thần và thái độ làm việc của người lao động. Khi Doanh nghiệp tạo động lực cho người lao động tức là Doanh nghiệp đã hướng mục tiêu của người lao động vào mục tiêu của Doanh nghiệp. Vì mục tiêu của mình, người lao động sẽ có tinh thần và thái độ hăng say làm việc, họ sẽ cống hiến hết mình cho công việc.
- Tạo động lực cho người lao động làm tăng sự gắn bó của người lao động với công việc, với Doanh nghiệp.
- Tạo động lực cho người lao động làm tăng năng suất lao động cá nhân từ đó tăng thu nhập, đáp ứng nhu cầu vật chất cho người lao động.
Đối với Doanh nghiệp:
- Nguồn nhân lực – người lao động trong các doanh nghiệp là một trong ba yếu tố quan trọng nhất của quá trình hoạt động, ngoài vấn đề tạo vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần chú ý đến vấn đề quản lý người lao động, thúc đẩy họ làm việc để tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Người lao động là người trực tiếp tạo ra sản phẩm, là đối tượng quan trọng mang lại lợi ích cho tổ chức. Vì vậy, các biện pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất của người lao động bằng cách khuyến khích họ làm việc một cách tích cực, hăng hái là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, chỉ khi người lao động được
hưởng đến sự thoả mãn về lợi ích và nhu cầu thì sự tác động đến hoạt động của người lao động mới có hiệu quả.
- Sự thành công của một Doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào sự quản lý mà cũng còn phụ thuộc vào các thành viên của Doanh nghiệp. Sochiro Honda đã từng nói “Nhân viên luôn là tài sản quý giá nhất của Công ty”. Qua nhận định trên, vị Chủ tịch tập đoàn Honda ngụ ý rằng, nếu có một đội ngũ nhân viên tốt và hết lòng vì công việc, Công ty sẽ như “hổ mọc thêm cánh”. Nhưng làm thế nào để nhân viên coi Công ty như gia đình của mình và coi các kế hoạch của Công ty như công việc của chính mình? Câu trả lời là với cương vị lãnh đạo, bạn cần biết cách động viên và khích lệ nhân viên sao cho có hiệu quả nhất. Như vậy, Lãnh đạo Công ty phải biết cách khích lệ và động viên hợp lý tại những thời điểm khác nhau. Thực tế, Công ty nào có Lãnh đạo biết quan tâm đến nhân viên, khích lệ nhân viên, ở đó sẽ xây dựng được đội ngũ nhân viên làm việc hăng hái, nhiệt tình, đồng thời đem lại những thành công cho Công ty mình.
- Tạo động lực lao động làm tăng năng suất lao động của doanh nghiệp từ đó tăng sản lượng, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm quyết định cho sự phát triển của Doanh nghiệp.
- Tạo động lực lao động là biện pháp tốt nhất để hình thành nên đội ngũ lao động giỏi có tâm huyết đồng thời để Doanh nghiệp thu hút và gìn giữ nhân tài.
- Tạo động lực để nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp trên thị trường.
Với mỗi Doanh nghiệp tùy vào đặc điểm lao động và đặc điểm khác nhau về sản phẩm họ có những chính sách khác nhau để tạo động lực cho người lao động. Chính những cách khác nhau để tạo động lực cho người lao động tạo nên hình ảnh khác nhau của Doanh nghiệp trên thị trường.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC TẠI TRUNG TÂM TƢ VẤN VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƢỜNG 2.1. Giới thiệu chung về Trung tâm Tƣ vấn và Công nghệ môi trƣờng
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04/03/2008 của Chính phủ về việc quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Tổng cục Môi trường được thành lập trên cơ sở hợp nhất từ Vụ Môi trường, Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường và Cục Bảo vệ môi trường. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường được quy định trong Quyết định số 132/2008/QĐ-TTg ngày 30/09/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường là đơn vị trực thuộc Tổng cục Môi trường được thành lập theo Quyết định số 2465 ngày 26/11/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và được quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức theo quyết định số 253/QĐ-TCMT ngày 17/04/2013 của Tổng cục Môi trường (thay thế Quyết định 228/QĐ-TCMT ngày 15/12/2008 và Quyết định 953/QĐ-TCMT ngày 18/08/2009 của Tổng cục Môi trường). Nhân sự của Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường được xây dựng trên cơ sở Trung tâm Tư vấn, Đào tạo và Chuyển giao công nghệ môi trường.
Trung tâm Tư vấn, Đào tạo và Chuyển giao công nghệ môi trường (tiền thân của Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường) bắt đầu hoạt động từ năm 2004 theo Quyết định số 735/QĐ-BVMT ngày 31/08/2004 của Cục trưởng Cục Bảo vệ môi trường, ban đầu là đơn vị sự nghiệp thuộc Cục Bảo vệ môi trường có chức năng giúp Cục trưởng thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và triển khai, tư vấn, đào tạo và chuyển giao công nghệ môi trường. Đến năm
2006, theo Quyết định số 276/QĐ-BVMT ngày 14 tháng 03 năm 2006 của Cục trưởng Cục Bảo vệ môi trường; Trung tâm Tư vấn, Đào tạo và Chuyển giao công nghệ môi trường chuyển sang là đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên trực thuộc Cục Bảo vệ môi trường.
Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường là Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản hạn mức kinh phí và tiền gửi tại kho bạc nhà nước, tài khoản ngân hàng theo quy định hiện hành.
Với đội ngũ cán bộ nhân viên năng động; đầy nhiệt huyết; có năng lực, trình độ chuyên môn cao; luôn áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công việc và giàu kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Trung tâm đã thực hiện tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cấp trên giao, bên cạnh đó Trung tâm luôn chủ động khai thác và triển khai các dự án dịch vụ môi trường đảm bảo đạt chất lượng cao và được sự hài lòng của chủ đầu tư đã góp phần không nhỏ cho sự nghiệp bảo vệ môi trường đồng thời nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên.
Một số nét về Trung tâm Tƣ vấn và Công nghệ môi trƣờng:
- Tên giao dịch: Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường (Center for Environmental Consultancy and Technology).
- Trụ sở: Số 556 Phố Nguyễn Văn Cừ, Quận Long Biên, TP. Hà Nội. - Điện thoại: 043.872.7440 Fax: 043.872.7441
- Website: www.cect.gov.vn
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm
2.1.2.1. Vị trí và chức năng:
- Trung tâm TV&CNMT là tổ chức sự nghiệp dịch vụ công tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên trực thuộc Tổng cục Môi trường, có chức năng giúp Tổng cục trưởng thực hiện các nhiệm vụ: tư vấn bảo vệ môi
trường; nghiên cứu, triển khai và chuyển giao công nghệ môi trường và tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực môi trường;
- Trung tâm TV&CNMT có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản hạn mức kinh phí và tiền gửi tại kho bạc nhà nước, tài khoản tại Ngân hàng theo quy định hiện hành.
2.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Tham gia điều tra, khảo sát, nghiên cứu cơ sở khoa học, pháp lý và thực tiễn phục vụ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia, quy hoạch, kế hoạch quốc gia về môi trường theo sự phân công của Tổng cục trưởng;
- Tham gia các hoạt động điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường, đánh giá tác động môi trường tổng hợp, dự báo diễn biến môi trường liên vùng toàn quốc; điều tra, thống kê, đánh giá chất thải, tình hình ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường; các dự án về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; các dự án về biến đổi khí hậu; đánh giá và giám sát an toàn sinh học;
- Xây dựng và thực hiện các đề án, dự án: phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý, giảm thiểu, tái chế, chôn lấp chất thải quy mô liên tỉnh hoặc các mô hình thí điểm cấp quốc gia; xử lý chất thải cho các cơ sở công ích; các đề án, dự án, nhiệm vụ về bảo vệ, khắc phục, cải tạo cảnh quan môi trường lưu vực sông liên tỉnh, vùng ven biển bị ô nhiễm, suy thoái môi trường;
- Tổ chức nghiên cứu ứng dụng, triển khai tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực môi trường; xây dựng và tổ chức triển khai các dự án trọng điểm ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ môi trường; nghiên cứu và xây dựng mô hình sản xuất và tiêu thụ bền vững, sản xuất sạch hơn, triển khai nhân rộng các mô hình;
- Tổ chức thực hiện các dịch vụ công về môi trường theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các dịch vụ trong lĩnh vực môi trường: lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường; lập hồ sơ đăng ký hành nghề thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế, tiêu hủy chất thải nguy hại; lập hồ sơ đăng ký, chứng nhận cơ sở và sản phẩm thân thiện môi trường; tư vấn xây dựng ISO 14000, sản xuất sạch hơn; …;
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm TV&CNMT
(Nguồn: Phòng Hành chính tổng hợp, Trung tâm TV&CNMT, 2011)
Mô tả sơ lược chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban thuộc Trung tâm:
- Phòng Hành chính – Tổng hợp: Tổng hợp, điều phối các hoạt động của Trung tâm; thực hiện công tác Kế hoạch – Tổng hợp; tổ chức cán bộ, Thi đua khen thưởng; Lao động tiền lương; chế độ chính sách đối với người lao động; Kế toán – Tài vụ; Hành chính - Quản trị.
- Phòng Công nghệ môi trƣờng: Thực hiện các nhiệm vụ: nghiên cứu,
triển khai và chuyển giao công nghệ môi trường và phụ trách phòng thực nghiệm môi trường.
- Phòng Sức khoẻ môi trƣờng: Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển, tư vấn: khoa học kỹ thuật phục vụ cho nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ảnh hưởng của môi trường đến cộng đồng; chuyển giao các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn về bảo vệ môi trường.
- Phòng Xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trƣờng: Thực hiện các nhiệm
vụ do Giám đốc giao; giúp Giám đốc đề xuất và thực hiện các nhiệm vụ về xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường.
- Phòng Dịch vụ môi trƣờng: Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, dịch
vụ về môi trường theo quy định của pháp luật.
- Chi nhánh Khu vực phía Nam: Thực hiện các nhiệm vụ: tư vấn bảo
vệ môi trường; nghiên cứu, triển khai và chuyển giao công nghệ môi trường và tổ chức thực hiện các dịch vụ trong lĩnh vực môi trường trên địa bàn khu vực phía Nam.
2.1.4. Kết quả hoạt động của Trung tâm
Hoạt động chính của Trung tâm là triển khai các nhiệm vụ thuộc hai mảng: các dự án/nhiệm vụ thuộc kế hoạch ngân sách nhà nước (NSNN) do cấp trên giao và các hoạt động dịch vụ.
2.1.4.1. Các dự án/nhiệm vụ thuộc kế hoạch NSNN:
Hàng năm, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, kết quả thực hiện kế hoạch NSNN năm trước và đề xuất dự án/nhiệm vụ thực hiện trong năm kế hoạch; Tổng cục Môi trường sẽ giao cho các đơn vị trực thuộc trong đó có Trung tâm TV&CNMT thực hiện các dự án/nhiệm vụ.
Theo các Quyết định số 99/QĐ – TCMT ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường về việc giao kế hoạch và dự toán
chi ngân sách nhà nước năm 2013, Quyết định số 823/QĐ-TCMT ngày 12 tháng 7 năm 2013 về việc giao điều chỉnh, bổ sung kế hoạch và dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2013, Quyết định số 1008/QĐ-TCMT ngày 05 tháng 9 năm 2013 về việc giao điều chỉnh, bổ sung kế hoạch và dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2013; trong năm 2013 Trung tâm được giao thực hiện 06 dự án/nhiệm vụ và phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước tổ chức thực hiện 02 nhiệm vụ, với tổng mức kinh phí 18.859 triệu đồng. Trong đó:
- Dự án từ nguồn vốn sự nghiệp môi trường: 05 dự án, với tổng kinh phí thực hiện là 16.791 triệu đồng;
- Dự án từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế: 01 dự án, với tổng kinh phí thực hiện là 1.000 triệu đồng;
- Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước triển khai 02 nhiệm vụ, với mức kinh phí là: 1.068 triệu đồng.
Nhìn chung , Trung tâm đã tích cực triển khai các nô ̣i dung ha ̣ng mu ̣c công viê ̣c được giao . Đến ngày 25 tháng 12 năm 2013, Trung tâm đã hoàn thành về khối lượng công việc theo đúng tiến độ đảm bảo yêu cầu về chất lượng.
2.1.4.2. Hoạt động dịch vụ:
Bên ca ̣nh các nhiê ̣m vu ̣ được giao từ NSNN, Trung tâm đã tích cực mở rô ̣ng các hoa ̣t đô ̣ng di ̣ch vu ̣. Kết quả, trong năm 2013, Trung tâm đã triển khai ký kết 47 hợp đồng, với khối lượng thực hiện là 22.629 triệu đồng (năm 2012: 12.116 triệu đồng) tăng 86,77% so với năm 2012, với các hoạt động chủ yếu là lập hồ sơ tư vấn , giám sát các dự án liên quan đến xử lý ô nhiễm môi trường. Với các lĩnh vực công viê ̣c chủ yếu : lâ ̣p báo cáo đánh giá tác đô ̣ng môi trường (ĐTM), lâ ̣p hồ sơ cấp quản lý chất thải nguy hại, cấp phép xả thải, cấp phép khai thác nước ngầm , nước mặt... lâ ̣p báo cáo kinh tế kỹ thuâ ̣t ; lâ ̣p dự án xử lý nước thải bệnh viện , nước thải sinh hoạt, nước thải các nhà máy,
các khu công nghiệp...; quan trắc giám sát môi trường ; giám sát thi công ; nghiên cứu và chuyển giao công nghê ̣… … .
2.1.4.3. Hoạt động hợp tác quốc tế và Khoa học công nghê ̣:
Năm 2013 hoạt động hợp tác quốc tế của Trung tâm có sự phát triển tích cực. Trong năm, Trung tâm đã tiến hành nhiều buổi làm việc với các tổ chức quốc tế, như: Tổ chức hợp tác Quốc tế Nhật bản JICA, Viện Công nghiệp và Công nghệ môi trường Hàn Quốc (KEITI). Cụ thể, trong năm 2013 Trung tâm đã phối hợp với Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu và tổ chức JICA tiến hành đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ kỹ thuật của Trung tâm trong lĩnh vực kiểm kê khí nhà kính.
Hoạt động nghiên cứu khoa ho ̣c và chuyển giao công nghê ̣ được xem là nhiệm vụ trọng tâm trong các hoa ̣t đô ̣ng của Trung tâm . Năm 2013, Trung tâm đã đẩy ma ̣nh hoa ̣t đô ̣ng này và đã thu được những thành công nhất đi ̣nh , đã hình thành cầu nối tin câ ̣y giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các hoa ̣t đô ̣ng xã hô ̣i có liên quan tới công nghê ̣ môi trường . Cụ thể: trong năm Trung