Hạch toán sửa chữa TSCĐ

Một phần của tài liệu Luận văn: “Tổ chức hạch toán tài sản cố định với những vấn đề về quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty cổ phần Du Lịch và Thương Mại Đông Nam Á” ppsx (Trang 38 - 40)

II. Hạch toán biến động tscđ

6.Hạch toán sửa chữa TSCĐ

TSCĐ được sử dụng lâu dài và được cấu thành bởi nhiều bộ phận, chi tiết khác nhau. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, các bộ phận chi tiết cấu thành TSCĐ bị hao mòn hư hỏng. Do vậy, để khôi phục năng lực hoạt động bình thường của TSCĐ và để đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất, cần thiết phải tiến hành sửa chữa, thay thế những chi tiết, bộ phận của TSCĐ bị hao mòn, hư hỏng ảnh hưởng đến hoạt động của TSCĐ. Công việc sửa chữa có thể do doanh nghiệp tự làm hoặc thuê ngoài với phương thức sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn hay sửa chữa nâng cấp TSCĐ.

* Trường hợp sửa chữa thường xuyên.

Đây là hình thức sửa chữa có tính chất bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên TSCĐ, kỹ thuật sửa chữa đơn giản, thời gian sửa chữa diễn ra ngắn và chi phí sửa chữa phát sinh thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Do đó chi phí phát sinh đến đâu được tập hợp trực tiếp vào chi phí kinh doanh đến đó.

- Nếu việc sữa chữa do doanh nghiệp tự làm, chi phí sữa chữa được tập hợp như sau:

Nợ các TK liên quan (627, 641, 642...)

Có các TK chi phí (111,112, 152, 214, 334, 338...)

- Trường hợp thuê ngoài:

Nợ các TK liên quan (627, 641,642...) Nợ TK 133 (1331): Thuế VAT được khấu trừ

Có TK chi phí ( 111, 112, 331): Tổng số tiền phải trả

- Tập hợp chi phí sửa chữa

+ Nếu thuê ngoài:

Khi hoàn thành công trình sửa chữa, bàn giao, phản ánh số tiền phải trả theo hợp đồng cho người nhận thầu sửa chữa lớn:

Nợ TK 133: Thuế VAT được khấu trừ

Nợ TK 214 (2143): Chi phí sửa chữa thực tế

Có TK 331: Tổng số tiền phải trả theo hợp đồng

Trường hợp ứng trước tiền công hoặc thanh toán cho người nhận thầu sửa chữa lớn TSCĐ :

Nợ TK 331:

Có TK liên quan ( 111, 112, 311...)

+ Nếu do doanh nghiệp tự làm:

Tập hợp chi phí sửa chữa thực tế chi ra theo từng công trình;

Nợ TK 241 (2413)

Có các TK chi phí (111, 112, 152, 214, 334, 338...)

- Kết chuyển giá thành công trình sửa chữa khi hoàn thành.

Tuỳ theo quy mô, tính chất, thời gian và mục đích sửa chữa, sau khi công việc sửa chữa hoàn thành, TSCĐ được phục hồi năng lực hoạt động hay tăng năng lực và kéo dài tuổi thọ, kế toán sẽ kết chuyển toàn bộ chi phí sửa chữa vào các tài khoản thích hợp.

+ Trường hợp sửa chữa nâng cấp, kéo dài tuổi thọ:

Nợ TK 211: Nguyên giá (Giá thành sửa chữa thực tế) Có TK 2413: Giá thành thực tế công tác sửa chữa

+ Trường hợp sửa chữa mang tính phục hồi, tiến hành theo kế hoạch: Kết chuyển vào chi phí phải trả:

Nợ TK 335: Giá thành thực tế công tác sửa chữa

Có TK 2413: Giá thành thực tế công tác sửa chữa

+ Trường hợp sửa chữa mang tính phục hồi, tiến hành ngoài kế hoạch: Giá thành sửa chữa được kết chuyển vào chi phí trả trước.

Nợ TK 142 (1421): Giá thành thực tế công tác sửa chữa Có TK 2413: Giá thành thực tế công tác sửa chữa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHẦN II

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐĐỊNH Ở

CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI ĐÔNG NAM Á

I/ ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN Ở CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI ĐÔNG NAM Á

Một phần của tài liệu Luận văn: “Tổ chức hạch toán tài sản cố định với những vấn đề về quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty cổ phần Du Lịch và Thương Mại Đông Nam Á” ppsx (Trang 38 - 40)