3.2 NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG
3.2.1 Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi các công ty chế biến và
và tiêu thụ nông sản để họ tích cực và trực tiếp chủ trì việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn
Nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo trong việc hoàn thiện thể chế hợp đồng kinh tế ký kết giữa nông dân với doanh nghiệp, nhà khoa học nhằm giảm đến mức thấp nhất việc phá vỡ hợp đồng trong mô hình “cánh đồng mẫu lớn.
Nhà nước cần có chính sách ưu đãi cụ thể về đất đai, về thuế, về tín dụng, tạo điều kiện để doanh nghiệp đủ nguồn lực để tham gia liên kết.
Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về tín dụng cho các doanh nghiệp tham gia xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Cần khuyến khích các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn để triển khai dự án nông nghiệp với lãi suất ưu đãi, thời gian dài, thủ tục nhanh gọn, chính sách cho vay tín dụng ưu đãi hoặc hỗ trợ lãi suất trong một thời gian nhất định để doanh nghiệp cũng như các tổ chức của nông dân có đủ vốn mua máy móc, thiết bị, vật tư, phương tiện đồng bộ phục vụ sản xuất, chế biến nông sản theo quy trình công nghệ tiên tiến, tránh cắt xén quy trình công nghệ vì thiếu vốn đầu tư dẫn đến không phát huy tốt hiệu quả của công nghệ, thiết bị mới. Chính sách cho vay vốn thông qua phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng tín chấp, đặc biệt cho vay mua sắm các phương tiện làm dịch vụ sản xuất. Biện pháp để giải quyết vấn đề vốn cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân chính là tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho khu vực này thông qua xác lập cơ chế thực thi đơn giản và rõ ràng để rút ngắn khoảng cách giữa chính sách với thực tế. Đồng thời xây dựng cơ chế bảo lãnh tín dụng cho tam nông thay vì phải cầm cố hay nộp giấy sử dụng đất. Nhà nước chỉ đạo hình thành mạng lưới tín dụng cho nông dân rộng khắp cả nước nhằm cung cấp vốn kịp thời cho nông dân. Hiện nay, một cơ sở kinh doanh được vay tối đa 500 triệu đồng, hộ gia đình được vay 20 triệu đồng với lãi suất ưu đãi. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh và tạo việc làm trong nông thôn.
Tạo điều kiện thông thoáng cho các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, hoạt động, mở tài khoản giao dịch và các thủ tục hành chính khác, quy định, thông tư hướng dẫn tạo sân chơi lành mạnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bằng cách bỏ hạn điền và thời hạn sản xuất, nông dân nếu có khả năng thì cho họ mở rộng diện tích sản xuất, nếu làm không hiệu quả Nhà nước có thể thu hồi
đồng thời có cơ chế quản lý chặt chẽ để tránh các hành vi lợi dụng vào mục đích khác; có những biện pháp hỗ trợ kịp thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được các gói hỗ trợ của Nhà nước như hỗ trợ vốn, hỗ trợ lãi suất.
Ban hành các chỉ thị, văn bản và kế hoạch quốc gia nhằm hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp xây dựng và quản lý hệ thống thương lái thu mua lúa, hình thành hiệp hội hoặc tổ chức tương đương các nhà thu mua lúa, hoạt động và vận hành hài hòa với nông dân sản xuất và doanh nghiệp tiêu thụ. Sản xuất và hỗ trợ vốn cho các Trung tâm, tổ hợp tác, tổ nhân giống sản xuất giống lúa cấp xác nhận cung cấp cho vùng cánh đồng mẫu lớn. Doanh nghiệp cần được hỗ trợ kinh phí đối với dịch vụ bảo vệ thực vật cho người sản xuất. Còn điều khoản doanh nghiệp khi tham gia cánh đồng mẫu lớn sẽ được hỗ trợ kinh phí tập huấn khuyến nông dạy nghề cho hộ nông.
Cần có chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong một số năm đầu (kể từ khi doanh nghiệp phải chịu loại thuế này). Rà soát và quy định thống nhất về ưu đãi thuế, chuyển ưu đãi thuế theo hướng ưu đãi sau đầu tư (ưu đãi về thuế suất, miễn, giảm thuế) sang hướng ưu đãi trực tiếp cho các doanh nghiệp đầu tư. Bổ sung nông nghiệp nông thôn vào lĩnh vực nhận ưu đãi về thuế, áp dụng mức thuế suất ưu đãi 10% từ 15 đến 30 năm đối với các doanh nghiệp thay vì thuế suất 20% đến 25% đối với doanh nghiệp, kể cả Hợp tác xã có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng. Đề nghị miễn giảm thuế đối với doanh nghiệp mới được cấp giấy phép kinh doanh từ 1 đến 3 năm. Việc giảm thuế suất đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ là một bước thực hiện chiến lược cải cách thuế đến năm 2020, bởi đây là nhóm đối tượng chiếm số lượng lớn, cũng là loại hình doanh nghiệp thu hút phần lớn lực lượng lao động, tạo việc làm cho xã hội cũng là nhằm tạo điều kiện hình thành, phát triển thành doanh nghiệp lớn trong tương lai. Áp dụng hình thức bán hàng miễn thuế cho nông dân, khi họ sử dụng các dịch vụ phục vụ cho sản xuất đầu vào. Có cơ chế miễn thuế giá trị gia tăng,
tạo động lực cho nhà doanh nghiệp và nông dân tham gia mô hình hoặc cơ chế khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với những hàng hóa, dịch vụ mà các nhà doanh nghiệp đã sử dụng để cung cấp cho nông dân. Đối với các thiết bị máy móc chế biến nông sản công nghệ cao mà trong nước chưa sản xuất được, phải nhập khẩu thì cần coi đó là các phương tiện chuyên dùng (chứ không phải là hàng hóa tiêu dùng) để được miễn thuế nhập khẩu, tạo tài sản cố định của doanh nghiệp ( như tại khoản 5 Điều 6 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005 đã quy định).
Tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp tục thực hiện Nghị định số 108/2006/NĐ – CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư được miễn, giảm thuế sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền thuê mặt nước. Áp dụng chính sách một giá thuế hoặc chính sách miễn thuế đối với các nhà doanh nghiệp thuê đất xây dựng nhà máy sấy, kho chế biến nông sản. Trong thời hạn thuê đất, nhà doanh nghiệp được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong thời hạn thuê tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam để vay vốn thực hiện dự án theo quy định của pháp luật. Sớm xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách chủ động, kịp thời và đồng bộ trong việc triển khai thực hiện "Cánh đồng mẫu lớn" từ Trung ương đến tỉnh, huyện, xã và phù hợp với điều kiện của từng vùng sinh thái, từng địa phương. Sớm đưa những điều bổ sung vào Nghị định 210 đi vào thực tiễn. Ví dụ như, hỗ trợ của nhà nước về đất đai, nhà đầu tư có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư nếu được Nhà nước giao đất thì được miễn tiền sử dụng đất đối với dự án đầu tư đó; nếu thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước thì được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước kể từ ngày dự án hoàn thành đi vào hoạt động; nếu thuê đất, thuê mặt nước của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện dự án đầu tư đó thì được Nhà nước hỗ trợ 20% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho 5 năm đầu tiên kể từ khi hoàn thành xây dựng cơ bản; nằm trong quy hoạch của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt được miễn nộp tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án như nhà đầu tư được miễn tiền sử dụng đất nếu có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư.
Khuyến khích các hộ góp quyền sử dụng ruộng đất vào sử dụng tập thể để giảm chi phí dịch vụ làm đất, gieo xạ, tưới tiêu và thu hoạch bằng các chính sách bảo hộ, quy hoạch quỹ đất nông nghiệp ổn định, bỏ quy định về thời hạn, thay vào đó thực hiện giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài giúp người nông dân yên tâm đầu tư vốn, khoa học - kỹ thuật trong quá trình tích tụ, tập trung đất nông nghiệp. Có chính sách bảo vệ đất nông nghiệp bằng cách thực hiện chính sách quy hoạch và chuyển dịch đất đai hợp lý. Diện tích đất trồng lúa được tính toán trong phạm vi bảo đảm an ninh lương thực. Muốn làm được mô hình này thì chính ngành nông nghiệp các địa phương phải đi đầu, đứng ra quy hoạch, vận động nhân dân và hình thành bộ máy quản lý phù hợp. Mặt khác cần thực hiện chính sách dồn điền, dồn thửa trên cơ sở xây dựng tiêu chí phân loại đất đai, hệ số quy đổi, tiến hành giao quyền sử dụng đất nông, nghiệp để các hộ gia đình chủ động đầu tư sản xuất, thực hiện chính sách sang, nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất để có cơ hội tập trung ruộng đất. Thời gian giao đất ổn định sản xuất lâu dài nên thống nhất cả đất cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản là 50 năm. Có chính sách khuyến khích hộ gia đình có vốn, có điều kiện sản xuất không nhất thiết phải là người địa phương nhận thuê, sang nhượng quyền sử dụng đất để phát trển sản xuất nông sản.
Hoàn thiện chính sách và mở rộng bảo hiểm cho nông nghiệp để giảm thiểu rủi ro cho người dân và doanh nghiệp đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn. Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 1/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ, Nhà nước sẽ hỗ trợ 100% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân nghèo sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp; hỗ trợ 80% cho hộ nông dân, cá nhân cận nghèo sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp
và 60% cho hộ nông dân, cá nhân không thuộc diện nghèo, cận nghèo sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm. Đưa quyết định đi vào thực tế một cách có hiệu quả, bằng cách tuyên truyền cho người dân nắm rõ chính sách và lợi ích của việc tham gia bảo hiểm nông nghiệp.