Những thành tựu và hạn chế của cánh đồng mẫu lớn thí điể mở

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mô hình Cánh đồng mẫu lớn ở Việt Nam hiện nay 002 (Trang 44 - 53)

2.3 MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” ĐƯỢC THÍ ĐIỂM TẠI THÁ

2.3.2 Những thành tựu và hạn chế của cánh đồng mẫu lớn thí điể mở

Nguyên Xá và Vũ Hòa

Bước đầu được đưa vào thí điểm, mô hình “cánh đồng mẫu lớn” ở Thái Bình nói chung và 2 xã Nguyên Xá – Vũ Thư và Vũ Hòa – Kiến Xương nói riêng đã đạt được một số thành tựu sau:

Một là: Sản xuất của cánh đồng mẫu lớn đạt năng suất, sản lượng, chất lượng lúa cao hơn, chi phí thấp hơn so với sản xuất ngoài mô hình. Việc triển khai thí điểm mô hình cánh đồng mẫu lớn cho thấy, trong cùng một điều kiện gieo cấy, chi phí sản xuất giảm, năng suất tăng hơn so với mô hình trồng lúa đại trà. Cụ thể, tại xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư, chi phí sản xuất giảm so với sản xuất đại trà 3,25 triệu đồng/hecta, năng suất tăng hơn 500 kg/hecta [23]. Năm 2012, xã đã cho gieo cấy 298ha lúa xuân, đạt năng suất 70tạ/ha, sản lượng đạt 2.068tấn, với phương thức gieo sạ là chủ yếu [23]. Toàn xã đã gieo sạ được 247 ha chiếm 83%, những diện tích lúa còn lại xã cho gieo cấy bằng mạ non trên nền đất cứng [23]. Đến vụ mùa năm 2012, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp điều 2-3 máy gặt đập liên hợp để thu dứt điểm trên 50 ha lúa giống RVT, với mức năng suất thống kê theo mẫu, RVT đạt 63,2 tạ/ha. Công ty thu mua với mức 1kg giống RVT tương đương 1,3 kg thóc thịt ngoài thị trường, như vậy nông dân sẽ có mức năng suất bình quân 82,16 tạ/ha (quy ra lúa thường bên ngoài). So với cánh đồng bên ngoài, chi phí thuốc BVTV giảm chỉ còn bình quân 2,05 lần phun, so với 2,64 lần phải phun ở bên ngoài, chi phí phân bón cũng giảm do sử dụng phân phức hợp và bón đúng cách, đúng lúc hơn… mức giảm tương đương 71 ngàn đồng tiền phân bón và 135 ngàn đồng tiền thuốc BVTV cho 1 ha. Thu nhập của nông dân tham gia mô hình tăng trên 9 triệu đồng/ha. Mô hình này giúp nông dân tăng thu nhập 1,2-1,4 triệu đồng/sào/vụ, giảm được 25% chi phí, ngày công lao động, trong khi làm lúa thường chỉ được 650-700 nghìn đồng/sào/vụ [23]. Làm CĐML sẽ giúp điều tiết được nước, phòng trừ sâu bệnh và lúa chín đều cả

cánh đồng. Có máy móc cơ giới vào, sẽ làm được đồng loạt, tránh mỗi ruộng một màu trên cánh đồng.Hơn nữa, khi có máy gặt đập liên hợp, người trung niên, người già vẫn làm tốt, khắc phục cảnh thiếu hụt lao động trẻ ở nông thôn hiện nay.

Trên địa bàn xã Vũ hòa, “Cánh đồng trạm bơm Lò Ngói” đã mang lại nhiều hiệu quả đáng khích lệ cả về mặt kinh tế và xã hội. Sau ba vụ lúa xuân, lúa mùa và vụ hoa màu năm 2012, hạch toán tổng thu 1ha là 187.515.000 đ. Trong đó, tổng chi là 61.083.000đ. Thu nhập trên 1ha là 126.432.000đ (bao gồm cả công lao động mà người dân bỏ ra như: làm mạ, cấy, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh), thu nhập tăng gần 4 triệu đồng/ha, nông dân không phải mất công phơi, bảo quản sản phẩm do doanh nghiệp mua thóc tươi[33]. (Xem bảng 2.2).

Bảng 2.2: Kết quả đạt được trên cánh đồng mẫu lớn Vũ Hòa

TT Chỉ Tiêu Lúa xuân (Giống ĐS1) Lúa mùa (Giống ĐS1 ) Vụ đông (KT Hà lan) Tổng 1 Phần thu 60.300.000 58.170.000 84.000.000 202.470.000

- Năng suất (Kg/ha) 9.000 8.310 14.000

- Giá (đ) 5.500 6.500 6.000

- Thành tiền (đ) 49.500.000 54.015.000 84.000.000 187.515.000

2 Phần chi 19.583.000 18.333.000 23.167.000 61.083.000

3 Thu- Chi 29.917.000 35.682.000 60.833.000 126.432.000

Hai là: Dịch vụ cung ứng đầu vào tuy có khó khăn nhưng hợp tác xã dịch vụ cũng đã góp phần giải quyết tốt hơn khi làm riêng lẻ.

Vai trò của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Vũ Hòa:

- Về giống, hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp ký hợp đồng với Công ty TNHH

An Đình cung cấp giống lúa ĐS1 cho các hộ xã viên. Về phân bón, phân NPK hợp tác xã ký hợp đồng mua phân bón chậm trả với các công ty như: Văn Điển, Ninh Bình

- Thuốc BVTV, hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp cùng với các công ty Thuốc Bảo vệ thực vật Trung ương I, bán sản phẩn cho nông dân.

- Các dịch vụ khác: Dịch vụ làm đất HTX DVNN đã chỉ đạo các chủ

phương tiện có máy đẩy nhanh quá trình làm đất.

- Dịch vụ thuỷ lợi, dịch vụ diệt chuột và dịch vụ chuyển giao khoa học kỹ

thuật đều được cán bộ địa phương quan tâm chỉ đạo.

- Hình thức tiêu thụ sản phẩm, hợp tác xã đứng ra ký hợp đồng bao tiêu với

Công ty TNHH An Bình, thu mua toàn bộ lúa ĐS1 mà công ty đã cung cấp giống cho nông dân.

Ba là: Sự hỗ trợ của chính quyền địa phương trong quá trình triển khai mô hình thí điểm. Bà Đoàn Thị Kim Tứ, Phó giám đốc Trung tâm Khảo nghiệm, khuyến nông, khuyến ngư Thái Bình, cho biết, tỉnh đang làm cơ chế, chính sách cho phát triển mô hình CĐML. Bà Tứ cho biết: "Do vụ này triển khai hơi cập rập, chưa hỗ trợ được đầu vào cho nông dân, còn đầu ra, tỉnh sẽ kêu gọi doanh nghiệp mua cho nông dân khi thu hoạch. Vụ mùa tới, tỉnh sẽ hỗ trợ 100% giống, 30% phân bón, liên kết với doanh nghiệp bao tiêu cho nông dân làm CĐML". Cùng đó, kêu gọi doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu, khuyến nông tham gia cung ứng vật tư đầu vào, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, đặt hàng và bao tiêu sản phẩm theo hợp đồng khi nông dân có yêu cầu. Để các mô hình chọn làm thí điểm của tỉnh đạt các tiêu chí về cánh đồng mẫu, tỉnh Thái Bình đã ban hành một số quyết định về cơ chế hỗ trợ tổ chức sản xuất xây dựng thí điểm cánh đồng mẫu như: hỗ trợ giá giống gần 450 triệu đồng (tương ứng với 50% giá giống); hỗ trợ kinh phí để các mô hình điểm xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng theo cơ chế xây dựng nông thôn mới của tỉnh với giá trị 25,02 tỷ đồng, nguồn vốn xây dựng gồm hỗ trợ từ kinh phí của tỉnh và kinh phí đối ứng của địa phương; hỗ trợ kinh phí tập huấn và in sổ ghi chép đồng ruộng cho nông dân trên 674 triệu đồng, phụ cấp cho cán bộ chỉ đạo với mức 8181 triệu đồng; tạo điều kiện để các doanh nghiệp,

hộ sản xuất được thụ hưởng chính sách ưu đãi về đầu tư, về vay vốn trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để các doanh nghiệp nông nghiệp, doanh nghiệp cung ứng vật tư, chế biến và tiêu thụ sản phẩm hợp tác xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Đồng thời phân công một số đơn vị như Chi cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông... và cán bộ trực tiếp về chỉ đạo các xã xây dựng thí điểm mô hình cánh đồng mẫu[24].

Ngoài ra, tỉnh cũng xây dựng cơ chế chính sách cho các doanh nghiệp tham gia thực hiện, hỗ trợ tiền giống, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân; đồng thời mời các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào, đầu ra để làm việc và ký ghi nhớ với UBND các xã, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tham gia thực hiện xây dựng cánh đồng mẫu về việc ứng trước vật tư, phân bón và tiêu thụ sản phẩm với các hộ nông dân nhằm nâng cao chất lượng nông sản, tăng giá trị trong chuỗi sản xuất các sản phẩm nông nghiệp...Với 265 xã, thị trấn trong diện dồn điền đổi thửa và đến nay gần 150 xã đã hoàn thành xong việc dồn điền đổi thửa, thì đây là điều kiện thuận lợi để Thái Bình triển khai nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn ra các địa phương khác trong tỉnh, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trong chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh những năm tiếp theo[24].

Ở xã Nguyên Xá huyện Vũ Thư: Cán bộ địa phương chỉ đạo nhân dân thực hiện Việc quy hoạch các vùng sản xuất tập trung đem lại rất nhiều lợi ích cho nông dân cũng như chính quyền vì đưa cơ giới hóa vào sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật một cách đồng bộ, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững. hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng, cánh đồng rộng với những thửa ruộng lớn và hình thức tổ chức sản xuất của nhân dân Nguyên Xá được đổi thay cơ bản so với trước. Sau dồn điền đổi thửa, hiện nay mỗi hộ nông dân trung bình chỉ còn 1,6 thửa, không còn tình trạng ruộng đất manh mún. Bờ vùng bờ thửa thẳng tắp và đủ rộng để máy móc và nông dân thuận lợi đi lại và vận chuyển. Đã có

7,4km trong tổng số 10,4km đường trục chính nội đồng được bê tông bề mặt và 14 tuyến kênh mương cấp 1 có chiều dài gần 7km được cứng hóa với tổng kinh phí 17,5 tỷ đồng. Từ vụ mùa năm 2009, để đảm bảo đưa máy móc vào sản xuất, xã yêu cầu tất cả các hộ trong vùng thực hiện gieo cấy 1 giống lúa, sản xuất đại trà một giống cây vụ đông. Về việc cơ giới hóa, Nguyên Xá được Nhà nước hỗ trợ mua 1 máy cày 35,4 mã lực; 1 máy gặt; 1 máy gieo sạ với tổng số tiền 410 triệu đồng, trong đó Nhà nước đầu tư 300 triệu đồng, hợp tác xã và nhân dân đóng góp 110 triệu đồng. Ngoài ra, hợp tác xã còn đầu tư 311 triệu đồng mua 1 máy gặt, 1 máy cày, bà con cũng chủ động mua 8 máy gặt đập liên hợp và 8 máy cày lớn để phục vụ sản xuất[32].

Trong quá trình thực hiện, dự án “Cánh đồng trạm bơm Lò Ngói” ở xã Vũ Hòa cũng nhận được sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền, sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư của Tỉnh, huyện, xã. Một số cán bộ kỹ thuật và cán bộ các cấp được cử làm công tác: - Điều tra, nắm rõ đặc điểm về đất đai, tập quán canh tác của vùng

- Tìm hiểu những thông tin mới nhất về KHCN để áp dụng vào sản xuất - Xây dựng quy trình sản xuất phù hợp với từng giống cây trồng và thời vụ sản xuất.

- Tập huấn kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ KHCN về giống, phân bón, công thức luân canh cây trồng phù hợp với đất đai vùng sản xuất để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Tổ chức sản xuất, điều tra, theo dõi, chỉ đạo mô hình.

- Đưa ra một số giải pháp nhằm huy động nguồn vốn thực hiện mô hình : Vốn của các hộ gia đình, cá nhân kết hợp với huy động vốn của các tổ chức tập thể, các doanh nghiệp và vốn nhà nước…để hỗ trợ giống lúa, giống khoai tây, phân bón, thuốc BVTV, chế phẩm sinh học, KHCN và tiêu thụ sản phẩm…

Bên cạnh đó, vấn đề quy hoạch giao thông thuỷ lợi nội đồng cũng được hỗ trợ từ ngân sách của tỉnh. Quy hoạch hệ thống thuỷ lợi và giao thông nội đồng

cánh đồng mẫu tuân thủ quy hoạch hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng mà Uỷ ban nhân dân huyện Kiến Xương phê duyệt tháng 6/2012.

Uỷ ban nhân dân xã Vũ Hoà đã tổ chức dồn điền đổi thửa năm 2011. Tỉnh đã huy động và hỗ trợ nguồn vốn nhằm quy hoạch nội đồng, mương máng phục vụ tưới tiêu. Nhằm quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, thuận lợi cho áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất (đưa máy gặt, mạ khay, máy cấy, máy cày, bừa, gieo xạ…). Giảm được chi phí sản xuất, giảm sức lao động, tăng năng suất, hạ giá thành; hệ thống tưới tiêu đảm bảo cho cây trồng; tăng vụ sản xuất trong năm, từ đó tăng thu nhập trên 1 đơn vị diện tích; hình thành vùng sản xuất chuyên canh, tạo ra lượng sản phẩm hàng hóa tập trung, tăng giá trị của sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Bên cạnh những kết quả đạt được, mô hình còn một số khó khăn, hạn chế, cụ thể: Một là: Diện tích ruộng bình quân của hộ thấp. Thái Bình, với 1,8 triệu dân, diện tích nhỏ hẹp bình quân đầu người khoảng 500 m2, những cánh đồng diện tích hàng trăm ha không phải là không có nhưng số hộ quá đông khó tạo sự đồng thuận cao trong quá trình triển khai mô hình. Công tác quy hoạch vùng sản xuất lúa tập trung của Thái Bình vẫn còn manh mún, cho nên vừa khó thực hiện đồng bộ cơ giới hóa và phòng trừ dịch bệnh cây trồng, vừa giảm hiệu quả khi áp dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật. Hạ tầng sản xuất như hệ thống tưới tiêu còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất; hệ thống bảo quản, chế biến, sấy sau thu hoạch gần như chưa có, giao thông nội đồng chưa hoàn thiện, tỷ trọng cơ giới hóa các khâu sản xuất chưa cao. Hầu hết các hộ nông dân ở Thái Bình nói chung và 2 xã Nguyên Xá, Vũ Hòa nói riêng có diện tích trồng lúa nhỏ, manh mún. Đối với xã Nguyên Xá, mô hình chỉ trên dưới 50 ha nhưng có tới 400 hộ nông dân hay xã Vũ Hòa diện tích mô hình là 54,7 ha với 603 hộ. Ông Trần Văn Tuấn, Chủ nhiệm HTX DVNN Vũ Hòa (Kiến Xương) cho biết: 54,7 ha đất canh tác trong mô hình cánh đồng mẫu của xã có tới 603 hộ tham gia, có hộ chưa

đến 1 sào, nên rất khó khăn trong việc thực hiện những hình thức sản xuất mới và sản phẩm làm ra chưa đồng đều để đáp ứng doanh nghiệp thu mua Tính chất manh mún của ruộng đất gây trở ngại cho cơ giới hóa, áp dụng máy móc, công nghệ vào đồng ruộng, khó hình thành nền sản xuất hàng hóa lớn và khó giải quyết lao động dôi dư.

Hai là: Không có công ty lớn chế biến, tiêu thụ sản phẩm, gặp khó khăn trong thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ. Nguyên nhân do tổng sản lượng nông sản chưa đủ lớn để doanh nghiệp có tiềm lực vào liên kết thu mua, chế biến; doanh nghiệp nhỏ lại không đủ khả năng tài chính để đầu tư sản xuất, thu mua. Không phải vụ thu hoạch nào nông sản cũng được công ty tham gia ký kết tiêu thụ toàn bộ. Tính riêng trên địa bàn xã Nguyên Xá, một số điểm hạn chế của mô hình khi triển khai là hiện nay, toàn xã có 8.000 sào, chia bình quân 1.1 sào/khẩu, năng suất đạt bình quân hơn 2 tạ/sào, 1 vụ thu hoạch 1600 tấn, người dân chỉ sử dụng hết 800-900 tấn, số còn lại được nông dân tiêu thụ nhỏ lẻ như bán lại cho các tư thương với mức giá thấp, như vậy không đảm bảo thu nhập phù hợp với sức lao động của người dân. Mối liên kết 4 nhà, nhất là sự liên kết giữa doanh nghiệp cung ứng vật tư, thu mua nông sản với nông dân chưa được chặt chẽ; nông dân luôn ở thế bị động, bởi không có quyền định giá lúa và hình thức thu mua. Trong toàn tỉnh Thái Bình, những HTX quy vùng sản xuất cung cấp thóc ổn định cho doanh nghiệp từ 100 đến 150 ha chỉ đếm trên đầu ngón tay, còn lại phổ biến đạt từ 30 đến 50 ha một con số quá nhỏ so với hơn 1 triệu tấn thóc nông dân Thái Bình sản xuất mỗi năm[19]. Có thể thấy rõ hơn tình hình tiêu thụ nông sản còn nhiều hạn chế trên địa bàn tỉnh Thái Bình thông qua một số tư liệu cụ thể sau: Toàn xã Thái Thành (Thái Thụy) có 437 ha đất canh tác, sản lượng thóc trung bình mỗi vụ đạt từ 2.700 đến 3.000 tấn, trong đó khoảng 30% phục vụ nhu cầu lương thực của người dân[19]. Nhằm giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm, HTX đã ký hợp đồng cấy 30 ha lúa giống cho Công ty CP Giống cây

trồng Thái Bình nhưng tối đa mỗi vụ công ty chỉ tiêu thụ khoảng 200 tấn, lượng còn lại bán ra thị trường, thời gian qua giá lương thực xuống thấp, việc tiêu thụ rất khó khăn nên bà con chưa thực sự yên tâm sản xuất. Bên cạnh đó, người nông dân Thái Bìnhhiện vẫn nặng tư tưởng sản xuất tự cung, tự cấp, chưa có thói quen tìm hiểu và đón đầu thị trường nên đành chấp nhận thực trạng sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mô hình Cánh đồng mẫu lớn ở Việt Nam hiện nay 002 (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)