Lợi ích của đòn bẩy tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần Vimeco (Trang 26 - 28)

1.1. NGUỒN VỐN VÀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1.2.3. Lợi ích của đòn bẩy tài chính

- Đòn bẩy tài chính nhằm gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập trên một cổ phần

Trong điều kiện bình thƣờng công ty đạt đƣợc tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROAE) lớn hơn lãi suất tiền vay thì việc sử dụng đòn bẩy tài chính đã làm gia tăng thu nhập một cổ phần mặc dù cả 2 trƣờng hợp: Không vay vốn và vay vốn đều có lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế là giống nhau. Khi nền kinh tế tăng trƣởng nhanh, công ty đạt đƣợc lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế cao hơn, việc sử dụng đòn bẩy tài chính đã làm cho thu nhập cổ phần của công ty có tốc độ tăng trƣởng cao hơn nhiều so với trƣờng hợp không vay vốn. Nhƣng ngƣợc lại, nếu lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế giảm sút, việc sử dụng đòn bẩy

tài chính sẽ làm cho thu nhập một cổ phần giảm sút nhanh hơn và nếu công ty bị thua lỗ thì cổ đông phải gánh chịu sự thua lỗ nặng nề hơn so với trƣờng hợp công ty không sử dụng vốn vay.

- Đòn bẩy tài chính có tác động đến chi phí sử dụng vốn và giá cổ phần

Khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay tức là đã sử dụng đòn bẩy tài chính, lãi tiền vay phải trả đƣợc coi là một khoản chi phí hợp lý và đƣợc khấu trừ vào phần thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Khoản tiết kiệm thuế đã khiến cho chi phí sử dụng vốn vay thấp hơn so với sử dụng các nguồn tài trợ khác. Nhìn nhận một cách trực quan thuần túy, dƣờng nhƣ việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ làm cho chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp giảm đi. Tuy nhiên, tác động của đòn bẩy tài chính đến chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp không hoàn toàn đơn giản nhƣ vậy. Có thể thấy rõ điều này hơn khi xem xét chi phí sử dụng vốn của công ty cổ phần.

Đòn bẩy tài chính cũng tác động rất lớn tới giá cổ phiếu của công ty trên thị trƣờng. Việc tác động đó cũng không đơn giản, một chiều.

Sử dụng đòn bẩy tài chính trong một mức độ nhất định sẽ làm cho chi phí bình quân sử dụng vốn của công ty giảm thấp đồng thời gia tăng đƣợc thu nhập trên một cổ phần, với các điều kiện khác không thay đổi, khi đó các nhà đầu tƣ sẽ lạc quan trƣớc triển vọng của công ty và xu hƣớng giá cổ phiếu của công ty sẽ tăng lên. Tuy nhiên, nếu sử dụng đòn bẩy quá mức vƣợt qua một giới hạn nhất định sẽ làm cho chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty tăng lên đồng thời rủi ro tài chính cũng tăng cao, khi đó giá cổ phiếu của công ty sẽ giảm đi. Ngay cả khi lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế (EBIT) của công ty trƣớc triển vọng lạc quan với EBIT dự kiến đạt đƣợc vƣợt qua điểm hòa vốn EBIT nhƣng nếu việc sử dụng đòn bẩy quá mức, rủi ro tài chính sẽ tăng quá cao, khi đó các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng sẽ nhận biết đƣợc mặc dù tỷ suất sinh lời của công ty tăng lên nhƣng không đủ bù đắp đƣợc rủi ro tài chính tăng thêm và các nhà đầu tƣ sẽ phản ứng lại bằng cách ấn định 1 hệ số P/E thấp và sẽ dẫn

đến giá cổ phiếu của công ty sẽ sụt giảm cho thu nhập trên một cổ phần của công ty có tăng lên.

- Đòn bẩy tài chính giúp doanh nghiệp tăng quy mô vốn

Thực tế là hầu hết các doanh nghiệp không thể đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ bằng nguồn vốn góp của chủ sở hữu. Do đó, doanh nghiệp thƣờng phải huy động thêm vốn vay để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc huy động vốn vay sẽ giúp doanh nghiệp linh hoạt trong việc điều chỉnh quy mô vốn. Khi nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh giảm thì doanh nghiệp có thể trả lại vốn vay, nhƣng nếu là vốn góp của CSH thì việc hoàn trả sẽ gặp nhiều khó khăn nên sẽ khó để điều chỉnh quy mô vốn linh hoạt.

- Đòn bẩy tài chính là công cụ giúp doanh nghiệp điều chỉnh linh hoạt cơ cấu vốn

Doanh nghiệp có hiểu biết nhiều về đòn bẩy tài chính để vận dụng nhƣ một công cụ tài chính linh hoạt sẽ sử dụng đòn bẩy tài chính để điều chỉnh cơ cấu vốn dao động quanh cơ cấu vốn tối ƣu. Lợi thế của sử dụng đòn bẩy tài chính là khi không có nhu cầu về vốn có thể trả lại khoản vay để cơ cấu vốn tối ƣu hơn, khác với vốn vay, vốn chủ sở hữu rất khó để điều chỉnh tăng hay giảm nhanh, và quy trình tăng giảm cũng khá phức tạp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần Vimeco (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)