Chiến lược nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược marketing mix tại ngân hàng TMCP bắc á chi nhánh hà nội (Trang 97 - 99)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng chiến lƣợc Marketing Mix tại Ngân hàng Bắ cÁ chi nhánh Hà Nội

3.2.7. Chiến lược nguồn nhân lực

Ngân hàng Bắc Á – chi nhánh Hà Nội luôn coi nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi và là tài sản quý giá của Ngân hàng. Chính vì vậy, chính sách nhân sự tại đây

đƣợc xây dựng với mục đích biến nguồn nhân lực trở thành một ƣu thế cạnh tranh hàng đầu của mình.

Những ngày đầu mới thành lập Chi nhánh chỉ có hơn 30 cán bộ, trong đó 60% trình độ đại học. Nhƣng cho đến nay đội ngũ cán bộ, nhân viên của Chi nhánh có 93 ngƣời trong đó có 1 Giám đốc phụ trách chung toàn bộ hoạt động của chi nhánh, trợ giúp cho Giám đốc có 01 Phó giám đốc, bên dƣới là 12 các trƣởng phòng, trƣởng các bộ phận và đã có sự thay đổi về chất: 7 thạc sỹ, 73% đại học. Hầu hết cán bộ nghiệp vụ đều sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, sử dụng đƣợc ngoại ngữ trong công việc chuyên môn. Với thời gian hơn 20 năm hoạt động trên thị trƣờng địa bàn Hà Nội, hoà vào tốc độ phát triển chung của toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Bắc Á, NASB Hà Nội từng bƣớc vƣơn lên, khẳng định vị trí của mình trong quá trình phát triển, phát huy các nguồn nội lực nhằm thúc đẩy kinh tế địa bàn thủ đô Hà Nội phát triển.

Nguồn nhân lực hiện tại ở Chi nhánh hầu hết là các cán bộ trẻ, giàu nhiệt huyết, chuyên môn khá và đa phần đƣợc đào tạo phù hợp với công việc đƣợc giao. Trình độ của cán bộ nhân viên ngày càng nâng cao do ngân hàng thƣờng xuyên tổ chức các khóa đào tạo bắt buộc và các đợt kiểm tra nghiệp vụ định kỳ hàng năm. Sự nhiệt tình trong công việc và thái độ phục vụ khách hàng chuyên nghiệp, tận tình nên Chi nhánh đã phát triển và giữ chân đƣợc số lƣợng lớn khách hàng thân thiết. Trung tâm Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực BAC A BANK đã tổ chức các lớp nghiệp vụ cho các cán bộ tham dự trên khắp các địa bàn trên cả nƣớc, từ đó ngày càng nâng cao đƣợc kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho cán bộ nhân viên.

Ngân hàng luôn đƣa ra phƣơng châm và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của mình là “ ngân hàng luôn cố gắng tạo điều kiện để cán bộ công nhân viên có thể phát huy tối đa năng lực của mình và có chế độ khen thƣởng phù hợp với mỗi cá nhân đạt thành tích cao”. Ở Bắc Á, yếu tố con ngƣời đƣợc nâng cao, những nhà lãnh đạo luôn quan tâm đến trạng thái và cảm nghĩ của nhân viên, tạo môi trƣờng làm việc tốt, đoàn kết và sự cống hiến hết mình của nhân viên cho ngân hàng.

Đào tạo và phát triển nhân viên đƣợc ngân hàng ƣu tiên hàng đầu trong chiến lƣợc phát triển của mình. Ngân hàng đã xây dựng đƣợc đội ngũ nhân viên thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, chuẩn mực đạo đức kinh doanh, phong cách làm việc chuyên nghiệp tận tình.

Nhìn chung với đội ngũ nhân sự về cơ bản tiếp cận đƣợc các sản phẩm hiện hữucó thể thích nghi với môi trƣờng cạnh tranh mới, cung cấp các sản phẩm đa dạng và các kỹ thuậtvới nền tảng công nghệ hiện đại, tiềm lực tài chính vững mạnh và đội ngũ nhân sự có phong cách làm việc chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm chuyên môn cùng với tinh thần nhiệt huyết.Tuy nhiên, với việc số lƣợng khách hàng tăng lên cùng với sự chăm sóc khách hàng chƣa đầy đủ thƣờng xuyên dẫn tới sự phàn nàn của khách hàng về sản phẩm dịch vụ ngân hàng gây tiềm ẳn rủi ro trong tƣơng lai và là vấn đề cần đƣợc quan tâm trong đào tạo nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, có thể thấy rằng ở Việt Nam chƣa có nhiều trƣờng lớp đào tạo chính quy chuyên ngành Marketing, nguồn nhân lực về lĩnh vực này còn trẻ và khan hiếm và ngân hàng cũng chƣa thực sự quan tâm tới công tác đào tạo đội ngũ cán bộ nghiệp vụ chuyên sâu về Marketing làm cho một số nội dung Marketing còn hạn chế, kém hấp dẫn, không có tính chuyên nghiệp cao và chƣa thực sự mang tính hiện đại hội nhập với xu thế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược marketing mix tại ngân hàng TMCP bắc á chi nhánh hà nội (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)