Đa dạng hoá các hoạt động trong thương mại, chuyển giao công nghệ, thu hút và đào tạo lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự hình thành và phát triển của các công ty xuyên quốc gia của các nước đang phát triển Châu Á - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 76 - 80)

8 City Develop ments Ltd

2.3.3. Đa dạng hoá các hoạt động trong thương mại, chuyển giao công nghệ, thu hút và đào tạo lao động

nghệ, thu hút và đào tạo lao động

- Xu hƣớng đa dạng hoá trong thƣơng mại: Do xu hƣớng khu vực hoá và toàn cầu hoá ngày càng phát triển sâu rộng, bên cạnh đó để chống lại sự thôn tính và lấn át của các nƣớc lớn và các khối kinh tế lớn nên các nƣớc trong khu vực buộc phải ngày càng liên kết chặt chẽ hơn để cùng phát triển, từ đó sẽ có các chính sách riêng cho các thành viên trong khối. Lợ i dụng điều này, các TNCs của các nƣớc ĐPT CA tăng cƣờng xuất khẩu trong khu vực. Tuy nhiên, do các nƣớc trong khu vực có nhiều lợi thế giống nhau, nên các TNCs này tập trung rất lớn vào các thị trƣờng của các nƣớc phát triển. Với đặc thù về ƣu thế công nghệ, nên tại thị trƣờng của các nƣớc tƣ bản phát triển các sản phẩm chủ yếu là các sản phẩm có trình độ công nghệ mức trung bình, hầu hết các nƣớc phát triển không còn sản xuất nữa và một số sản phẩm công nghệ cao, đặc biệt là các sản phẩm về điện tử, viễn thông. Tuy nhiên, để tồn tại và phát triển, các TNCs này cũng đầu tƣ rất nhiều cho các sản phẩm mang

lƣợc phát triển là một số sản phẩm có tỷ lệ tri thức cao với trình độ khoa học công nghệ mới nhất, độ chính xác rất lớn và thị trƣờng tiêu thụ chủ yếu nhằm vào các nƣớc phát triển, khó tính và đòi hỏi tính công nghệ, độ chính xác cao. Đặc biệt là xu hƣớng mới xuất hiện trong thời gian gần đây đó là tiến hành sản xuất liên quốc gia: sản xuất mỗi phần sản phẩm tại một chi nhánh ở những quốc gia khác nhau, sau đó gom lại lắp ráp và tiêu thụ trên toàn cầu.

- Xu hƣớng đa dạng hoá trong hoạt động chuyển giao công nghệ: các nƣớc ĐPT CA đang chủ trƣơng phát triển kết cấu hạ tầng các khu công nghệ cao để đạt đƣợc trình độ phù hợp với việc tiếp nhận công nghệ và đƣa ra các chính sách ràng buộc về chuyển giao công nghệ, điều này tạo sức ép về chuyển giao công nghệ ngày càng lớn đối với các TNCs này, sự kìm hãm việc chuyển giao công nghệ tiên tiến chỉ còn mang tính tƣơng đối trong chính sách chuyển giao công nghệ của các TNCs này. Hiện nay, việc chuyển giao công nghệ chủ yếu tập trung vào việc chuyển giao các công nghệ có mức độ trung bình, đặc biệt là các công nghệ thuộc ngành chế biến, công nghệ của một số ngành công nghiệp nhẹ… và đặc biệt là các công nghệ thuộc ngành điện tử, viễn thông, tin học…. Việc chuyển giao này chủ yếu đƣợc thực hiện từ các công ty mẹ, phục vụ theo những chiến lƣợc dài hạn của toàn bộ tập đoàn và hầu hết việc chuyển giao vẫn chỉ dừng lại ở việc chuyển giao cho các chi nhánh, mỗi chi nhánh một số công đoạn trong toàn bộ công nghệ, việc giữ lại một phần bí quyết công nghệ vẫn là một trong những yếu tố quyết định việc chi phối của các công ty mẹ trong tập đoàn. Một trong những nét nổi bật trong thời kỳ qua đó là việc chuyển giao thƣờng chỉ dừng lại ở các công nghệ hạng hai, gần nhƣ rất ít công nghệ nguồn đƣợc chuyển giao, mặc dù trong rất nhiều các chi nhánh của các TNCs này đều có các cơ sở nghiên cứu R&D nhƣng nhìn chung công nghệ nguồn vẫn đƣợc coi là độc quyền của công ty mẹ và của nƣớc chính quốc.

ĐPT CA buộc phải cải tiến kỹ thuật, nâng dần mặt bằng công nghệ trong hệ thống chi nhánh của mình, thực hiện chuyển giao kỹ thuật hiện đại và từng bƣớc nâng lên.

Trong thời gian gần đây không chỉ chuyển giao các công nghệ thấp hơn hoặc các công nghệ trung bình sang các nƣớc kém phát triển hơn hoặc các nƣớc đang phát triển có trình độ công nghệ tƣơng đƣơng mà các TNCs này đang hƣớng vào các thị trƣờng của các nƣớc phát triển, chính vì vậy việc chuyển giao ở đây đã gồm cả các công nghệ tiên tiến, hàm chứa lƣợng chất xám rất cao. Việc chuyển giao công nghệ này không chỉ thực hiện tại các nƣớc phát triển mà còn tập trung vào các nƣớc đang phát triển nhằm tận dụng các nguồn lực rẻ của các nƣớc này, sau đó đƣa sang tiêu thụ tại các nƣớc phát triển và các nƣớc khác. Nhƣ vậy, về chuyển giao công nghệ, các TNCs của các nƣớc ĐPT CA cũng thực hiện các bƣớc đi, cách làm tƣơng tự nhƣ các TNCs của các nƣớc phát triển, tuy nhiên chỉ khác một điểm là việc chuyển giao vẫn đƣợc ƣu tiên cho các chi nhánh trong khu vực.

- Xu hƣớng đa dạng hoá trong hoạt động thu hút và đào tạo lao động: Do nhu cầu phát triển, các TNCs này sẽ ngày càng mở rộng sản xuất theo chiều sâu và rộng, chính vì vậy nó vẫn là những trung tâm tạo việc làm mới, tuy nhiên do nhu cầu của thị trƣờng và sức ép cạnh tranh, các TNCs này sẽ ngày càng đòi hỏi cao hơn về chất lƣợng lao động và cùng với đó, các TNCs này sẽ phải chú trọng nhiều hơn tới nghiên cứu phát triển công nghệ, đặc biệt là R&D và đào tạo lao động chất lƣợng cao, trong đó có cả đào tạo cho đội ngũ quản lý ngƣời bản địa vì đội ngũ này có nhiều ƣu điểm khi hoạt động trong chính nƣớc họ. Tuy nhiên trong khoảng một vài thập kỷ tới, việc di chuyển lao động rẻ từ những nƣớc ĐPT trong khu vực với nhau và đặc biệt là từ các nƣớc kém phát triển khác sang vẫn tồn tại, điều này khiến một số TNCs trong một số lĩnh vực nhƣ nông nghiệp, chế biến thực phẩm… vẫn chƣa phải chú trọng tới việc đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những đặc điểm mới của

việc đào tạo và thu hút lao động của các TNCs này đó là các TNCs này bắt đầu chú ý tới việc thuê các chuyên gia của các nƣớc phát triển về làm việc cùng với các lao động bản xứ để vừa tận dụng các trình độ khoa học công nghệ cao của những chuyên gia này, giảm thiểu chi phí đào tạo và vừa giúp cho việc đào tạo nguồn nhân lực bản xứ nhanh chóng, rẻ bằng việc đào tạo thông qua thực hành trong quá trình làm việc. Việc làm này vừa giúp cho các TNCs nhanh chóng có thể tiếp nhận đƣợc các công nghệ cao, vừa đào tạo nhanh và rẻ, vừa đáp ứng kịp các đòi hỏi thay đổi nhanh chóng của công nghệ và nhu cầu phát triển của thị trƣờng nhằm nhanh chóng thu đƣợc tối đa lợi nhuận và giảm thiểu các rủi ro do việc nguồn nhân lực không đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của công ty.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự hình thành và phát triển của các công ty xuyên quốc gia của các nước đang phát triển Châu Á - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)