2.1.2. Nội dung của điều chỉnh chính sách Thƣơng mại Chung EU
2.1.2.3. Thực trạng điều chỉnh chính sách thuế quan trong quan hệ đối tác vớ
các nước bên ngoài
Sau khi hình thành thị trƣờng chung đối với than, thép và quặng sắt, từ tháng 2/1953, sáu nƣớc thuộc ECSC đã xóa bỏ thuế quan và những hạn chế về số lƣợng đối với nguyên liệu này . Từ tháng 2/1958, các nƣớc thành viên đã cùng nhau đƣa ra
một mức thuế thống nhất đối với than và thép. Cũng từ năm đó, các nƣớc này đã đặt nền móng cho một chính sách nông nghiệp chung cho toàn khối. Từ đầu năm 1959, các nƣớc trong EEC đã có bƣớc đi đầu tiên là xóa bỏ thuế quan và hạn ngạch trong toàn khối EEC. Tháng 1/1962, những quy tắc đầu tiên về một chính sách nông nghiệp chung đã đƣợc đƣa ra nhằm thiết lập một thị trƣờng thống nhất đối với sản phẩm nông nghiệp. Tháng 1/1967, Hội đồng Bộ trƣởng EEC đã ban hành những nguyên tắc cơ bản của hệ thống thuế giá trị gia tăng và thông qua chƣơng trình chính sách kinh tế trung hạn đầu tiên nhằm xác định và đặt mục tiêu cho chính sách kinh tế của Công đồng cho những năm tiếp theo. Một năm sau, khi liên minh hải quan của Cộng đồng bắt đầu có hiệu lực thì cũng là lúc Cộng đồng này đƣa ra biểu thuế quan chung của Cộng đồng, thay thế thuế quan quốc gia trong quá trình giao lƣu thƣơng mại với các nƣớc ngoài khối. Biểu thuế quan của EU ngày nay cũng bắt nguồn từ đó.
Hiện nay, chính sách thƣơng mại của EU hƣớng theo là xóa bỏ các hạn chế thƣơng mại, hạ thấp các hàng rào thuế quan và hiện khối này đang thực hiện đa phƣơng hóa, khu vực hóa và song phƣơng hóa với các nƣớc trên thế giới. EU đã cấp chế độ thuế quan phổ cập cho 143 nƣớc và thực hiện ƣu đãi đặc biệt cho những nƣớc nghèo trên thế giới. Đây là lợi thế của EU mà chúng ta cần tận dụng phát huy trong trao đổi thƣơng mại.
Ngoài ra, chính sách thƣơng mại của EU giai đoạn 2010 - 2015 sẽ hƣớng vào phục hồi kinh tế thông qua mở cửa thị trƣờng và kết nối EU với các khu vực tăng trƣởng năng động của thế giới, từ đó góp phần bảo đảm tăng trƣởng và việc làm. Đồng thời EU sẽ cố gắng giúp các doanh nghiệp nƣớc mình đƣợc hƣởng sự đối xử thuận lợi nhất có thể đƣợc trên thị trƣờng quốc tế và bảo đảm các giá trị của EU đƣợc nhìn nhận tại các nƣớc khác.Trong Chiến lƣợc quan hệ với các nƣớc Đông Nam Á, EU nhấn mạnh, ƣu tiên thúc đẩy quan hệ đối với ASEAN và chủ trƣơng đàm phán các hiệp định hợp tác thế hệ mới với từng nƣớc, thay thế cho Hiệp định EC-ASEAN ký năm 1980, trƣớc hết là ƣu tiên đàm phán với Việt Nam. Theo Đại sứ - Trƣởng đại diện phái đoàn EU tại Hà Nội Sean Doyle, EU muốn ký Hiệp định
tự do thƣơng mại (FTA) với các nƣớc phát triển năng động trong ASEAN. Nhƣng vấn đề là trong 10 nƣớc thành viên của ASEAN, mỗi nƣớc có những quy định riêng, vì vậy, làm thế nào để hài hòa đƣợc lợi ích của các bên
Các nƣớc thuộc Liên minh châu Âu áp dụng thuế quan chung của EU đƣợc xây dựng dựa trên Hệ thống mã mô tả hàng hóa hài hoà quốc tế (HS) về phân loại hàng hóa. Để quyết định thuế suất cho một hàng hóa, việc phân loại rất quan trọng. Khi một hàng hóa đã đƣợc phân loại thì việc định giá cũng dễ dàng hơn và nó cũng sẽ giúp EU đánh giá xem có nên áp dụng thuế chống bán phá giá hay không; có cần cấp phép nhập khẩu hay không; đƣợc hƣởng giảm thuế, miễn thuế hay ƣu đãi thuế hay không, đƣợc áp dụng cho từng loại hàng hoá.
Thuế suất hàng hóa sản xuất ngoài EU thƣờng thấp và dựa vào giá CIF của hàng hóa ở cảng đến. Giá CIF là giá hàng ( thƣờng là giá bán) bao gồm chi phí đóng gói, bảo hiểm và chi phí vận chuyển đến cảng đến. Hầu hết nguyên liệu nhập khẩu vào EU đƣợc miễn thuế hoặc giảm thuế trong các mặt hàng nông sản thực phẩm chịu mức thuế cao hơn hoặc thuế đặc biệt.
Chế độ thuế quan chung (CCT) đƣợc áp dụng cho tất cả các nƣớc thành viên EU, nhƣng thuế suất khác nhau phụ thuộc vào loại hàng nhập khẩu và nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Thuế suất phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm kinh tế của sản phẩm và là phƣơng tiện bảo vệ lợi ích kinh tế của liên minh.
Liên minh thƣờng điều chỉnh Hệ thống thuế quan chung nhƣ một công cụ hữu hiệu của ngoại thƣơng. EU đã tham gia tám Hiệp định thuế quan, cắt giảm thuế đáng kể (theo Hiệp đinh chung về thuế quan và thƣơng mại, hiện nay thực hiện quy định thuế quan của Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO). Hiệp định đa phƣơng gần đây nhất (Vòng đàm phán Uruguay) tập trung vào miễn/ giảm thuế cho các sản phẩm công nghệ thông tin, một trong những ngành mũi nhọn của thƣơng mại quốc tế. Tiếp theo “Vòng đàm phán thiên niên kỷ” đang chuẩn bị, nhƣng với một số điều kiện nhất định hàng hóa sẽ đƣợc miễn thuế nhập khẩu, nhƣ hàng mẫu không có giá trị thƣơng mại, hàng đền bù thiệt hại hoặc các sản phẩm khác đƣợc khẩu tạm thời. Tƣơng tự thuế nhập khẩu đƣợc miễn hoặc giảm theo Hệ thống GSP.
a/ Thuế áp dụng đối với hàng nhập khẩu vào EU
- Thuế tiêu thụ đặc biệt: Thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào một số hàng hóa nhƣ nƣớc giải khát, rƣợu, bia, thuốc lá, đƣờng, dầu và các sản phẩm dầu khí. Đối với hàng nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặt biệt do nhà nhập khẩu trả, ngoài thuế hải quan và thêm vào thuế hoặc thuế giá trị gia tăng. Những loại thuế này không giống nhau nên thuế tiêu thụ đặt biệt cho một sản phẩm cũng khác nhau giữa các nƣớc thành viên EU.
- Thuế giá trị gia tăng (VAT): đƣợc áp dụng cho tất cả hàng hóa đƣợc bán ở EU. Thuế cho các mặt hàng thiết yếu thấp ngƣợc lại hàng VAT đối với hàng hóa xa xỉ thì cao. VAT dựa trên giá CIF cộng với thuế khác nhau ở các nƣớc thuộc Liên minh châu Âu.
Mức điều chỉnh thuế GTGT ở một số nƣớc lớn tại EU nhƣ sau:
Bảng 2.1: Danh sách thuế suất VAT tại EU ĐVT: %
Các nƣớc thuộc EU Mức thông thƣờng Mức giảm thuế
Áo 20 10 và 12 Bỉ 21 0, 1, 6 và 12 Đan Mạch 25 - Phần Lan 22 8 và 17 Pháp 19,6 2.1 và 5.5 Đức 16 7 Hy Lạp 18 4 và 8 Ireland 21 0 và 12.5 Italia 20 4 và 10 Luxemburg 15 3, 6 và 12 Hà Lan 19 6 Bồ Đào Nha 17 5 và 12 Thụy Điển 25 6 và 12 Anh 17.5 0 và 5
Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU đƣợc hƣởng GSP trong khuôn khổ chế độ GSP cộng gộp của EU dành cho ASEAN. Theo nguyên tắc cộng gộp này, nguyên liệu hay bộ phận nhập khẩu bởi nƣớc thành viên của ASEAN từ một thành viên khác để sản xuất trực tiếp sẽ đƣợc coi là những sản phẩm xuất xứ của nƣớc sản xuất mà không phải là của nƣớc thứ ba, với điều kiện các nguyên liệu hay bộ phận này đã là những sản phẩm có xuất xứ của nƣớc thành viên xuất khẩu của khối ASEAN.
- Thuế thực phẩm: Để bảo vệ sản xuất thực phẩm trong liên minh, EU ban hành Chính sách nông nghiệp chung (CAP). Theo hệ thống CAP, nếu giá nhập khẩu thực phẩm nhỏ hơn mức giá tối thiểu thì sẽ bị đánh thuế thêm.
Hệ thống giá này đƣợc áp dụng với các loại quả quanh năm nhƣ cà chua, dƣa chuột, bí xanh và theo mùa nhƣ cam, quýt, táo, mơ, atisô, anh đào, mận, nho. Hệ thống thuế nhập khẩu không có hiệu lực với ra quả ngoại lai.
-Thuế nông sản và hải sản: Liên minh châu Âu tham gia Vòng đàm phán Uruguay nhằm hủy bỏ mức thuế nhập khẩu nông sản trƣớc kia của mình và thay bằng các công cụ thuế đƣợc chấp nhận rộng rãi hơn. Thuế nông sản gồm nhiều phần khác nhau, thuế theo mùa và dựa trên giá thời điểm nhập khẩu. Các cơ quan thuế Liên minh châu Âu quản lý nhập khẩu và thu thuế trên các mặt hàng này.
Liên minh thƣờng điều chỉnh Hệ thống thuế quan chung và biểu thuế quan chung này đƣợc chia thành hai nhóm nƣớc:
- Các nƣớc có thực hiện quy chế Tối huệ quốc (MFN)
- Các nƣớc đang phát triển đƣợc hƣởng đơn thuần ƣu đãi (GSP) hoặc một số nƣớc đang phát triển đƣợc hƣởng ƣu đãi GSP kèm với những ƣu đãi theo hiệp định song phƣơng khác
b) Đối với các nƣớc có thực hiện quy chế Tối huệ quốc (MFN)
Các nƣớc có thực hiện quy chế Tối huệ quốc đƣợc hiểu là mỗi thành viên phải đối xử với các thành viên khác trong tổ chức một cách công bằng nhƣ những đối tác thƣơng mại “ƣu tiên nhất”. Thông thƣờng nguyên tắc Tối huệ quốc đƣợc quy định trong các hiệp định thƣơng mại song phƣơng. Khi nguyên tắc MFN đƣợc áp dụng
đa phƣơng đối các tất cả các nƣớc thành viên thì cũng đồng nghĩa với nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử.
Thực tế cơ cấu thuế MFN của EU hầu nhƣ không thay đổi, nhƣng tƣơng đối phức tạp bởi thực chất thuế ƣu đãi này cũng đã quá thấp (trung bình 6,7%) và số lƣợng các đối tác thƣơng mại đƣợc EU dành MFN không nhiều. Nguyên nhân của thực tế này là do EU đã ký kết hiệp định ƣu đãi về thƣơng mại, hiệp định về đối tác kinh tế (Economic Partnership Agreement- EPA) với rất nhiều nƣớc khác nhau, hơn nữa Hệ thống ƣu đãi thuế quan phổ cập (GSP- Generalissed System of Preferences) đã đƣợc EU dành cho nhiều nƣớc đang phát triển, do vậy EU hiện nay chỉ còn áp dụng MFN trong thƣơng mại với 9 nền kinh tế đó là: Canada, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, New Zealand, Nhật Bản, Singapore, Mỹ và Úc. Các quốc gia này chiếm 27,5% tổng giá trị thƣơng mại hàng hóa và dịch vụ của EU.
Thuế quan ƣu đãi (thuế tối huệ quốc MFN) của EU đối với hàng hóa nhập khẩu đƣợc áp dụng theo ba phƣơng thức khác nhau: áp thuế theo giá trị hàng hóa, theo đơn vị và thuế hỗn hợp (đánh giá theo giá trị và đánh giá theo đơn vị). Thuế nhập khẩu đƣợc xác định dựa trên giá trị hàng hóa của EU chiếm 89,9% thuế suất, không dựa trên giá trị chiếm khoảng 10% tổng số các dòng thuế, trong đó thuế đánh theo đơn vị là 7,2%, thuế đánh hỗn hợp là 2,9%. Thuế suất đánh theo đơn vị chủ yếu đƣợc áp dụng đối với các sản phẩm nông nghiệp.
Mặc dù các sản phẩm nông nghiệp của EU đƣợc bảo hộ rất chặt chẽ thông qua thuế (trung bình 17,8% năm 2008) và cho đến nay phần lớn các loại hàng hóa chịu thuế nhập khẩu với thuế suất trên 100% chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp, nhƣng phải thừa nhận là mức độ tự do hóa thƣơng mại, nói cách khác đó là độ mở nền kinh tế của khu vực này rất lớn, đƣợc thể hiện qua các số liệu thống kê sau: thuế suất 0% đƣợc áp dụng cho 25,3% tổng số các dòng thuế và chỉ có 4,8% dòng thuế chịu hạn ngạch; thuế suất trung bình đối với các sản phẩm phi nông nghiệp là 4,1%. Nhƣ vậy, thuế suất trung bình của Liên minh châu Âu đối với hàng hóa nhập khẩu thấp hơn so với thuế suất của các nƣớc phát triển khác. Hàng năm Ủy ban châu Âu sẽ đăng trên Công báo về biểu thuế quan hƣởng theo Tối huệ quốc đối với tất cả
danh mục hàng hóa nhập khẩu vào EU. Danh mục này gồm có 10.399 dòng thuế 8 chữ số.
c) Đối với các nƣớc đang phát triển đƣợc hƣởng đơn thuần ƣu đãi (GSP) hoặc một số nƣớc đang phát triển đƣợc hƣởng ƣu đãi GSP kèm với những ƣu đãi theo hiệp định song phƣơng khác
Hệ thống ƣu đãi thuế quan phổ cập (GSP) là những ƣu đãi của các nƣớc phát triển dành cho các nƣớc kém phát triển, đang phát triển trong thƣơng mại trên cơ sở không có đi có lại. Điều đó có nghĩa là các nƣớc đang phát triển không có nghĩa vụ phải dành những ƣu đãi tƣơng tự cho các nƣớc phát triển. Ƣu đãi thuộc hệ thống GSP bao gồm thuế suất 0% đối với nhiều hàng hóa, hoặc thuế suất thấp hơn nhiều so với thuế ƣu đãi MFN trong khuôn khổ WTO, hoặc không bị giới hạn bởi hạn ngạch. Hàng hóa của các nƣớc đƣợc hƣởng GSP sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh với hàng hóa cùng loại của các nƣớc khác.
GSP của EU bao gồm 3 mức độ ƣu đãi khác nhau. Thứ nhất, tất cả các quốc
gia trong diện hƣởng ƣu đãi đƣợc thụ hƣởng những ƣu đãi chung; Thứ hai, những
ƣu đãi và khuyến khích đặc biệt (ƣu đãi GSP+) dành cho các quốc gia thực hiện tốt
những tiêu chuẩn quốc tế về phát triển bền vững và quản trị quốc gia tốt; Thứ ba, ƣu
đãi dành cho hàng hóa của các nƣớc chậm phát triển khi tiếp cận thị trƣờng không phải trả thuế quan và không bị giới hạn bởi quy định về hạn ngạch, trừ các loại vũ khí thiết bị, quân sự.
“Mức ƣu đãi GSP+” thƣờng dành cho các nƣớc dễ bị tổn thƣơng, đó là: Bolivia, Colombia, Costa Rica, Ecuador, Georgia, Guatemala, Honduras, SriLanka, Moldova, Mông Cổ, Nicaragua, Panama, Peru, El Salvador và Venezuela. Ngoài ra, những nƣớc đƣợc hƣởng GSP+ phải là các quốc gia đã phê chuẩn và thực hiện các công ƣớc quốc tế, ví dụ nhƣ Công ƣớc về quyền Dân sự và quyền Chính trị. Công ƣớc Quốc tế về quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa; Công ƣớc Quốc tế về từ bỏ tất cả các hình thức Phân biệt đối xử đối với Phụ nữ; Công ƣớc về Quyền trẻ em…
Để giúp hàng hoá của các nƣớc đang phát triển và các nƣớc chậm phát triển (trong đó có Việt Nam) tăng khả năng thâm nhập vào thị trƣờng EU thì một chƣơng
trình ƣu đãi thuế quan phổ cập (GSP) đã đƣợc Hội đồng châu Âu thông qua quy chế áp dụng cho từng thời kỳ: 1971-1980; 1981-1990; 1991-1994; 1994-2005; 2006- 2008. EU đã quyết định kéo dài thời gian áp dụng GSP cho giai đoạn 2006-2008 đến 2011. Lợi ích của GSP đối với các nƣớc nghèo rất lớn và có ý nghĩa cả về kinh tế, chính trị và xã hội. Giá trị nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tƣợng thụ hƣởng GSP năm 2007 là 57 tỷ USD, tăng 12% so với 51 tỷ USD năm 2006.
Theo đó, EU chia các sản phẩm đƣợc hƣởng GSP thành 4 nhóm với mức thuế khác nhau dựa trên mức độ nhạy cảm đối với bên nhập khẩu , mức độ phát triển của nƣớc xuất khẩu và những văn bản thoả thuận đã ký giữa hai bên, cụ thể nhƣ sau:
- Nhóm 1: Sản phẩm rất nhạy cảm bao gồm phần lớn là nông sản và một số ít sản phẩm công nghiệp tiêu dùng nhƣ: chuối tƣơi, chuối khô, dứa tƣơi, dứa hộp, quần áo may sẵn, nguyên liệu thuốc lá….đƣợc hƣởng mức thuế GSP bằng 85% thuế suất MFN. Đây là nhóm mặt hàng EU hạn chế nhập khẩu.
- Nhóm 2: Sản phẩm nhạy cảm chủ yếu là thực phẩm, đồ uống, hoá chất, nguyên liệu, hàng thủ công(gạch lát nền và đồ sứ), giầy dép, hàng điện tử dân dụng,….đƣợc hƣởng mức thuế suất GSP bằng 70% thuế suất MFN. Đây là nhóm mặt hàng mà EU không khuyến khích nhập khẩu.
- Nhóm 3: Sản phẩm bán nhạy cảm bao gồm phần lớn thuỷ sản đông lạnh (tôm, cua, mực đông lạnh, cá tƣơi ƣớp lạnh…)một số nguyên liệu và hoá chất, hàng công nghiệp dân dụng (máy điều hoà, máy giặt..) đƣợc hƣởng mức thuế suất GSP bằng 35% thuế suất MFN. Đây là nhóm mặt hàng EU khuyến khích nhập khẩu.
- Nhóm 4: Sản phẩm không nhạy cảm chủ yếu là một số loại thực phẩm, đồ uống (nƣớc khoáng, bia, rƣợu), nguyên liệu (than đá, dầu thô, cao su..), nông sản (dừa cả vỏ, hạt điều..) đƣợc hƣởng mức thuế suất GSP bằng 0% đến 10% thuế suất MFN. Đây là nhóm mặt hàng EU đặc biệt khuyến khích nhập khẩu.
* Thực tiễn điều chỉnh:
Từ 01/01/2006, EU chính thức áp dụng chế độ ƣu đãi thuế quan phổ cập mới cho 136 nƣớc và vùng lãnh thổ trong đó có Việt Nam.
Hiện nay, EU đã điều chỉnh lại hệ thống chế độ ƣu đãi thuế quan phổ cập mới này, từ việc phân loại hàng hoá thành 4 loại nhƣ trƣớc đây thì nay chuyển thành 2 loại là sản phẩm không nhạy cảm và sản phẩm nhạy cảm. Đối với các sản phẩm nhạy cảm nhƣ hàng nông sản, hàng dệt may, da giày, gang thép sẽ đƣợc giảm 3,5